một số câu hỏi về ADN,ARN,Protein....

maihuongyb

Senior Member
Nhờ mọi người giúp em trả lời mấy câu này.sáng mai em phải nộp bài cho cô giáo rồi:cry::cry::cry:
1.Giải thích tại sao các nhà khoa học lại cho rằng vật chất di truyền đầu tiên là ARN mà không phải là ADN?
2.Tại sao Glycine mang tính bảo thủ cao trong tiến hoá protein?
3.Vì sao tế bào thực vật không dự trữ glucozo mà thường dự trữ tinh bột?
4.nêu thành phần hoá học và tác dụng của lớp màng nhầy ở vi khuẩn.
5.a,Người ta làm thí nghiện dung hợp 1tế bào chuột và một tế bào người với nhau.Sau 1 thời gian quan sát thấy protein trong màng của tế bào chuột và tế bào người Sắp xếp xen kẽ nhau.Kết quả thi nghiệm chưng minh tính chất nào của màng?Ý nghĩa của tính chất đó với tế bào?
b,khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thuỷ với lát cắt phôi đun cách thuỷ.Giải thích sự khác nhau đó.
 
Nhờ mọi người giúp em trả lời mấy câu này.sáng mai em phải nộp bài cho cô giáo rồi:cry::cry::cry:
1.Giải thích tại sao các nhà khoa học lại cho rằng vật chất di truyền đầu tiên là ARN mà không phải là ADN?

Hình như là do ARN có khả năng tự nhân đôi mà không cần enzim xúc tác.
 
câu 1: theo mình là do:
- ARN có cấu trúc mạch đơn chưa có cấu trúc mạch kép nên sẽ xuất hiện trước ADN
- ARN là vật chất di truyền của virut mà có quan niệm cho rằng virut là dạng trung gian chuyển tiếp của vật thể sống và không sống=> là vật chất di truyền trước ADN
-các trình tự sao chép ở ARN đơn giản hơn ở ADN phù hợp với tính cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp của tế bào
câu 2: bó tay, bạn có tài liệu gì thì chia sẻ cho mình với
câu 3: vì tinh bột là đường đôi, có thể dự trữ nhiều glucose hơn
câu 4: lớp màng nhầy ở vi khuẩn có bản chất là polysaccarit hoặc protein
Chức năng: - cho phép tế bào nhân sơ dính vào cơ chất của chúng hoặc vào các cá thể khác trong khuẩn lạc
- bảo vệ tế bào khỏi sự mất nước
- ngăn cản sự tấn công của hệ thống miễn dịch của cơ thể chủ lên sinh vật nhân sơ gây bệnh
câu 5: câu thực hành này bạn nào biết thì trả lời giúp mình

Câu hỏi của bạn hay và khó quá tiếp tục phát huy nhá, ak nếu thấy đúng thì thanks minh cái đẻ có tinh thần nghen
 
5.a,Người ta làm thí nghiện dung hợp 1tế bào chuột và một tế bào người với nhau.Sau 1 thời gian quan sát thấy protein trong màng của tế bào chuột và tế bào người Sắp xếp xen kẽ nhau.Kết quả thi nghiệm chưng minh tính chất nào của màng?Ý nghĩa của tính chất đó với tế bào?
b,khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thuỷ với lát cắt phôi đun cách thuỷ.Giải thích sự khác nhau đó.
a, Thí nghiệm dùng để chứng minh protein màng có tính động..(Thí nghiệm trong sách Campell nếu bạn có điều kiện thì mua về đọc thêm), còn ý nghĩa thì bạn tự nhớ
b, Vì tế bào đun sôi cách thủy-> chết, nên màng mất tính chọn lọc nên cho chất độc đi qua cộng với màu xanh của chất gì đó mình quên rồi. Còn tế bào phôi sống thì không có màu do máng sinh chất có tính chọn lọc.:sexy:
 
ARN có thể tư nhân đôi được k.theo mình học thì ARN được tổng hợp tư ADN mà.nếu ARN có trước thì lấy cái gì taọ ra nó
 
ARN đó gọi là ribozim thì phải. Nó đồng thời có chức năng enzim luôn nên có khả năng sao chép.
 
hôm post lên không có ai trả lời nên mình đã tự trả lời câu 2 để nộp bài cho cô.
có gì nhờ mọi người góp ý:mrgreen:
Glycine có gốc R là H-là gốc R đơn giản nhất nên theo thuyết tiến hóa thì phải sinh ra trước và bảo thủ để các amino axit khác sinh ra sau.
tên gọi amino axit cho thấy nó được cấu tạo từ amino và carboxyl
 
cau1 : _ do 1 so virut co vat chat di truyen la arn ma virut la dang vat the song xuat hien dau tien
_ tu`1 mach arn co' the? tong hop adn nho`qua' trinh`phien ma~nguoc
cau
 
Có 2 gen nhân đôi một số lần không bằng nhau và đã tạo ra 20 gen con. Biết số lần nhân đôi của gen I nhiều hơn so với gen II. Giúp em bài này!

Có 2 gen nhân đôi một số lần không bằng nhau và đã tạo ra 20 gen con. Biết số lần nhân đôi của gen I nhiều hơn so với gen II.
a) Xác định số lần nhân đôi và số gen con tạo ra của mỗi gen
b) Gen I và gen II đều có 15% Ađênin. Gen I dài 3060A0, gen II có 2400 nuclêôtit. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen I nhân đôi. Số liên kết hyđrô bị phá vỡ khi gen II nhân đôi.
 
câu 1: theo mình là do:
- ARN có cấu trúc mạch đơn chưa có cấu trúc mạch kép nên sẽ xuất hiện trước ADN
- ARN là vật chất di truyền của virut mà có quan niệm cho rằng virut là dạng trung gian chuyển tiếp của vật thể sống và không sống=> là vật chất di truyền trước ADN
-các trình tự sao chép ở ARN đơn giản hơn ở ADN phù hợp với tính cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp của tế bào
câu 2: bó tay, bạn có tài liệu gì thì chia sẻ cho mình với
câu 3: vì tinh bột là đường đôi, có thể dự trữ nhiều glucose hơn
câu 4: lớp màng nhầy ở vi khuẩn có bản chất là polysaccarit hoặc protein
Chức năng: - cho phép tế bào nhân sơ dính vào cơ chất của chúng hoặc vào các cá thể khác trong khuẩn lạc
- bảo vệ tế bào khỏi sự mất nước
- ngăn cản sự tấn công của hệ thống miễn dịch của cơ thể chủ lên sinh vật nhân sơ gây bệnh
câu 5: câu thực hành này bạn nào biết thì trả lời giúp mình

Câu hỏi của bạn hay và khó quá tiếp tục phát huy nhá, ak nếu thấy đúng thì thanks minh cái đẻ có tinh thần nghen

tinh bột không phải đường đôi mà là đường đa, dù như vậy thì giải thích là dự trữ được nhiều hơn cũng chưa hợp lí.Giả sử bạn dùng 1 thùng 100l hoặc 100 thùng 1l để chứa nước thì khác nhau ntn?:tutu:
 
Nhờ mọi người giúp em trả lời mấy câu này.sáng mai em phải nộp bài cho cô giáo rồi:cry::cry::cry:
1.Giải thích tại sao các nhà khoa học lại cho rằng vật chất di truyền đầu tiên là ARN mà không phải là ADN?
2.Tại sao Glycine mang tính bảo thủ cao trong tiến hoá protein?
3.Vì sao tế bào thực vật không dự trữ glucozo mà thường dự trữ tinh bột?
4.nêu thành phần hoá học và tác dụng của lớp màng nhầy ở vi khuẩn.
5.a,Người ta làm thí nghiện dung hợp 1tế bào chuột và một tế bào người với nhau.Sau 1 thời gian quan sát thấy protein trong màng của tế bào chuột và tế bào người Sắp xếp xen kẽ nhau.Kết quả thi nghiệm chưng minh tính chất nào của màng?Ý nghĩa của tính chất đó với tế bào?
b,khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thuỷ với lát cắt phôi đun cách thuỷ.Giải thích sự khác nhau đó.
1.Vì ARN có khả năng nhân đôi không cần enzim.
3.Vì glucozo dễ chuyễn hóa thành năng lượng(cấu tạo đơn giản hơn) nên khó
dự trữ hơn.
4.Màng nhầy có thành phần chính là kitin.Có chức năng bảo vệ.
 
3.Vì sao tế bào thực vật không dự trữ glucozo mà thường dự trữ tinh bột?

cô giáo đã trả lời cho mình như thế này:
-tinh bột khó tan,glucoz dễ tan làm thay đổi nồng độ dịch bào
-glucoz dễ bị oxi hóa tronh TB còn tinh bột thì khó hơn.
-tinh bột có 80% amilopectin ->nhanh chóng được tổng hợp và phân li để đảm bảo cung cấp 1 lượng đường cần thiết.
-tinh bột không bị khuếch tán ra khỏi tb (câu này là mình nghĩ ra.chắc đúng)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top