Lời chúc mừng đến các thầy cô giáo nhân dịp 20/11

Trương Xuân Đại

Senior Member
Lời chúc mừng đến các thầy cô giáo nhân dịp

Trong chúng ta ai không một lần đến trường,không ai trong chúng ta lại không có những kỉ niệm vui,buồn của những tháng ngày học dưới mái trường thân yêu ,nơi có những "kĩ sư tâm hồn" luôn ngày đêm dạy dỗ chúng ta. Nào chúng ta hãy bày tỏ những tình cảm của nình với nhưng thầy.cô giáo mến yêu nhân ngày lễ cúa các thầy cô.
 
Kỷ niệm đáng nhớ về thầy cô cũng có nhiều, nhưng không biết các bạn có nhớ "người thầy/cô đầu tiên" không?
Vâng, đó chính là cha mẹ các bạn, nhớ gửi hoa cho các thầy cô này nữa nha. Họ là người đầu tiên dạy bạn nói, dạy bạn hát, dạy bạn viết chữ và làm tính. Đôi khi còn kèm cặp bạn cả từ lớp 1 hay lớp 12 nữa chứ.
Kỷ niệm của riêng tôi, không biết nên vui hay nên buồn là hồi xưa cùng "người thầy đầu tiên" giải toán khó thì ý nghĩ đầu tiên trong đầu của tôi là xem bài đó ở sách nào và cuốn sách giải dấu ở đâu :)
 
Thầy cô nào chẳng để lại kỉ niệm, vui hay buồn thôi. Cô Bình dạy văn (chủ nhiệm) em trước kia, mỗi lần dạy bình ngô đại cáo, tụi nó cứ bảo cô bình ngáo, đúng là nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò. Năm ấy vừa tết xong mấy ngày đầu đi học chẳng thấy cô đâu hỏi han mới biết con cô ( chị Linh, lúc đó 17 tuổi ) giỡn với thằng bạn chung lớp gần nhà ( sau này học chung trường với cậu nguyễn tấn đức) tới tận 11 h khuya, ?đi tắm liền ngay sau đó, ngủ ngoài hiên. Hỡi ôi, trôi qua một đêm ?đã thành người thiên cổ...

Trải qua một cuộc bể dâu / Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Còn nhiều chuyện buồn nữa, không đến nỗi quá bi thương như chuyện trên nhưng cũng nhiều lắm lắm : năm lớp 4, thầy Được tổng phụ trách đội coi phim nghe đâu đứt gân cổ mà chết, mỗi lần đi chợ gặp vợ thầy giờ làm nghề sửa giầy , em chỉ biết thở dài. Cô Hoa bị chồng đánh đập, nhẫn nhịn chịu đựng sau này mới ly dị được lão chồng khốn kiếp ấy. Cô Vui dạy lớp 2 chồng cô chết trong một tai nạn giao thông, nhà chồng đòi hốt cốt về, bắt chị cả ( con cô) đi, cô cùng đứa con trai phải bươn chải kiếm sống.....

?Gần như tuổi thơ gắn liền với các bất hạnh của các thầy cô.
Chiều xuống quê hương xưa đâu tá / Khói sóng trên sông cho buồn lòng ai " Nhật mộ hương quan hà xứ thị / Yên ba giang thượng sử nhân sầu"

?Thôi không nói chuyện buồn nữa, chúc các thầy cô vui vẻ, chúc cho ông em cái đầu đừng hói thêm nữa kẻo bọn sinh viên nhìn thấy mắc cười.
 
Nguyễn Ngọc Lương said:
Kỷ niệm đáng nhớ về thầy cô cũng có nhiều, nhưng không biết các bạn có nhớ "người thầy/cô đầu tiên" không?
Vâng, đó chính là cha mẹ các bạn, nhớ gửi hoa cho các thầy cô này nữa nha. Họ là người đầu tiên dạy bạn nói, dạy bạn hát, dạy bạn viết chữ và làm tính. Đôi khi còn kèm cặp bạn cả từ lớp 1 hay lớp 12 nữa chứ.
Kỷ niệm của riêng tôi, không biết nên vui hay nên buồn là hồi xưa cùng "người thầy đầu tiên" giải toán khó thì ý nghĩ đầu tiên trong đầu của tôi là xem bài đó ở sách nào và cuốn sách giải dấu ở đâu :)

đọc bài của anh Lương xong em thấy sao mà giống mình quá trời! ngày xưa em cũng thế, ?cứ chăm chăm lục tung khắp nhà để tìm sách giải ?:roll: ?:roll: ?:roll:
 
Sắp 20/11 hẳn nào cái topic này nhiều người đọc thế không biết. Mọi người chuẩn bị gì chưa. Lớp em vui lắm, làm miệng rộng lên mấy xenti:mrgreen:
 
Nhân dịp 20-11,con xin kính chúc các thầy cô mạnh khoẻ,hạnh phúc,thành công trong sự nghiệp trồng người:hoanho:
 
Mọi lời chúc hay nhất các anh chị đã gửi đến thầy cô rồi,
Gió chỉ có bài thơ mới sưu tầm được xin gửi tới các thầy cô:

Tặng thầy

Có thể bây giờ thầy đã quên em
Học trò nhiều quá làm sao thầy nhớ hết
Xa trường rồi em chũng đi tiền biệt
Vẫn nhớ lời tự nhủ: sẽ về thăm

Có thể bây giờ chiếc lá bàng non
Của ngày em đi đã úa màu nâu sẫm
Ai sẽ nhặt dùm em xác lá
Ước gì ... hiện tại chỉ là mơ

Cho em được trở về chốn ấy
Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái
Được vui, buồn, cười, khóc hồn nhiên
Em nhớ hoài tiết học đầu tiên
Lời thầy dạy: "Văn học là nhân học"
Và chẳng ai học xong bài học làm người
Chúng em nhìn nhau khúc khích tiếng cười
Len lén chuyền tay gói me dầm cuối lớp.

Rồi giờ đây theo dòng đời xuôi ngược
Vị chua cay thuở nào cứ thấm đẫm bờ môi
Những lúc buồn em nhớ quá - thầy ơi!
Bài học cũ chẳng bao giờ xưa cũ...
:hoanho: :socool: :hoanho:
 
[FONT=Times New Roman,Times, serif]Bay cao bay xa tới một chân trời mới hỡi những cánh hoa bồ công anh bé nhỏ. Hãy nhìn nhận cuộc sống bằng tất cả các giác quan của chính mình và hãy sống thật chậm để cảm nhận cuộc sống tươi đẹp biết bao. Hãy tự tìm cho mình một con đường đi đúng đắn để bước những bước chân vững chắc lên đó. Và Gió đã chắp thêm đôi cánh cho những cánh hoa bồ công anh để chúng tự đi tìm lối đi đến những nơi mà chúng muốn.[/FONT]
23s8wu8.jpg

Tuổi học trò của chúng em với tâm hồn ngây thơ và hồn nhiên như những cánh hoa Bồ Công Anh kia. Được sự giúp đỡ tận tình và dạy dỗ của các thầy cô giáo sao cho cứng cáp hơn. Nhưng Bồ Công Anh vẫn là Bồ Công Anh còn học trò chúng em vẫn là một nhóm "quỷ sứ" đáng yêu, ngây thơ trong suy nghĩ của mọi người. Thời gian có thể làm cho Bồ Công Anh tan lụy. Gió có thể xua tan hoa Bồ Công Anh nhưng tất cả quý thầy cô của chúng em thì không vậy. Trái lại, bằng tâm huyết của học trò, chúng em luôn thầm cảm ơn và kính trong công lao của quý thầy cô đã dày công giúp đỡ, trao dồi kiến thức cho chúng em. Giữa Gió và Bồ Công Anh có một mối quan hệ chặc chẽ và thân mật. Gió thổi cánh hoa bồ công anh bay trong khung gian tạo phong cách thêm cho vẻ đẹp pha lê kia. Còn thầy cô như những con gió dịu mát "thổi" chúng em bay cao và xa hơn với "kiến thức" kỳ diệu để thay đổi cuộc sống, thực hiện mơ ước trong tương lai.

"Gió" ơi hãy không ngừng "thổi" mát những làn gió mát dịu "Bô Công Anh" ơi, hãy không ngừng cố gắng "phát triển" để khẳng định và bay xa với những ước mơ cháy bỏng của mình.
Cảm ơn những cơn gió - chính "Gió" là niềm tin là bệ phóng để Bồ Công Anh bay cao và xa hơn nữa trong tương lai...
 
CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11!
Chúc các thầy cô giáo, các anh chị em đang làm việc trong ngành giáo dục một ngày lễ thật vui vẻ!
 
Tặng thầy cô bài thơ nhân ngày 20/11
THẦY
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...



LỜI CỦA THẦY
Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thủa học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới

Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ

Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...

Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã
Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ


Khi thầy về nghỉ hưu
Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?

Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!


Không đề

Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.

Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi !

Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người .

Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…

Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.
 
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam xin trích tặng các thầy cô giáo trẻ một bài viết của thầy Văn Như Cương:

Mấy năm trước, các nhà giáo chúng ta rất phấn khởi khi Bộ GD&ĐT tuyên bố “năm 2010 giáo viên có thể sống bằng lương của mình”. Tuy vậy, có người tin, có người không tin…

Bây giờ đã là giữa năm 2010. Vừa rồi đại biểu quốc hội đã chất vấn Bộ GD&ĐT về vấn đề này và Bộ đã trả lời: So với năm 2006 thì tiền lương giáo viên năm 2010 đã tăng lên gấp 2,1 lần. Ví dụ một Giáo viên tốt nghiệp Đại học ra trường năm 2010 có mức lương 2.306.000 đồng. Nếu có thâm niên 10 năm thì mức lương là 3.300.000 đồng.


Có giáo viên cho rằng với mức lương như thế cũng sống được, cũng có người cho rằng không sống được…
Thưa các thầy cô giáo mới ra trường!

Theo thiển ý của tôi thì các thầy cô hoàn toàn có thể sống bằng mức 2.306.000đ/tháng, nếu biết cách ăn tiêu cho khoa học, theo truyền thống thắt lưng buộc bụng... Sợ các thầy cô còn trẻ quá chưa có kinh nghiệm quản lí quỹ lương của mình, nên tôi muốn các thầy cô đọc mấy lời khuyên sau đây của tôi, một nhà giáo già có kinh nghiệm lâu năm trong việc sống bằng lương thầy giáo:



Trước hết, về nhu cầu ăn, chúng ta cần thấm nhuần câu cách ngôn tuyệt vời: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”. Chúng ta có thể ăn ngày ba bữa: buổi sáng 5 ngàn, buổi trưa 15 ngàn, buổi tối 15 ngàn. Thế là một ngày chi cho việc ăn là 35 ngàn, một tháng vị chi là 1.050.000 đ. Như thế cũng là khá lắm rồi, nếu chúng ta biết rằng nhiều nhà máy cho công nhân ăn bữa trưa một bát mì giá chỉ 5 ngàn mà thôi.


Tuyệt đối không nên uống bia, uống rượu vì rất tốn tiền, rất có hại cho
sức khỏe, và nhất là rượu vào lời ra ảnh hưởng đến tư thế tác phong của thầy giáo. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội, mát mẻ và vệ sinh lắm.

Sau chuyện ăn uống là chuyện ở. Cũng nên nhớ là “ăn hết nhiều chứ ở thì hết bao nhiêu” để mà đừng chi quá nhiều cho chuyện ở. Nếu chưa có nhà ở thì cố nhiên tạm thời phải đi thuê, rồi ta sẽ góp tiền dần dần để mua nhà giá rẻ. Cố tìm mà thuê lấy một căn phòng bình dân với giá khoảng 1 triệu đồng một tháng, nhưng nên rủ thêm một thầy giáo cùng giới ở chung cho vui, cho có bạn cùng đàm đạo nhân tình thế sự. Vậy là ta chỉ tốn 500.000đ cho khoản ở.


Về phương tiện sinh hoạt và làm việc thì cũng nên mua lấy cái quạt, nhưng đừng cho nó chạy nhiều quá, phải chú ý đến tiền điện. Khoản tivi thì có thể xem nhờ nhà nào đó nếu người ta dễ tính và mến khách. Máy vi tính thì cố gắng chờ đợi, tôi tin chắc rằng đến một lúc nào đó, Bộ sẽ phát không cho thầy giáo mỗi người một cái (hôm nay đọc báo, thấy học sinh tiểu học ở Uruguay được phát không máy tính rồi). Còn khoản điều hòa nhiệt độ thì đừng nghĩ đến, đó là chuyện dành cho tương lai. Nên cố gắng chỉ chi khoảng 100.000 đ cho tiền điện, tiền nước, tiền bột giặt, xà phòng tắm, xà phòng đánh răng…


Vấn đề trang phục nên hết sức giản dị, không nên chạy theo thời trang; nhà giáo thì phải ăn mặc đứng đắn để làm gương cho học sinh. Nên mặc quần áo mầu sẫm để đỡ tốn bột giặt. Giầy dép, áo vét , áo da… nên mua hàng Tàu giá rất rẻ so với hàng Việt.


Nếu chưa có xe máy thì đừng mua vội. Xe đắt mà giá xăng tăng theo tốc độ lớn hơn lương tăng. Nên mua vé ô tô tháng để đi dạy, chỉ dăm chục ngàn một tháng là nhiều. Nếu không tiện thì nên mua một cái xe đạp Xuân Hòa, đi làm bằng xe đạp là cách tập thể dục tốt nhất.


Đừng mua sách, mua báo làm gì, đến trường tranh thủ vào thư viện mà đọc báo ngay ở đó, còn sách thì mượn về nhà mà đọc.


Đừng mua vé xem phim, xem kịch, mất thì giờ vào trò nhảm nhí, nhố nhăng… lại khổ vì nóng nực và đông người.


Có đám tang thì nên đi vì nghĩa tử là nghĩa tận, còn đám cưới thì cố mà trốn (lấy cớ là bận dạy, hoặc bận đi họp, hoặc phải về quê…). Một tháng mà đi dự vài ba tiệc cưới là tiêu đời rồi đó.


Một điều hết sức quan trọng là hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe bằng cách sống điều độ và thanh đạm. Cương quyết “nói không” với đau ốm, bệnh tật…, “nói không” với bệnh viện, với bác sĩ với thuốc men…. Nếu không “nói không” như thế thì khó mà sống bằng lương.


Với cách phân bổ quỹ luơng như trên, tính toán lại tôi thấy mỗi tháng các thầy giáo mới ra trường sẽ phải chi không đến 2 triệu đồng, vẫn còn thừa ba đến bốn trăm ngàn đồng để gửi vào sổ tiết kiệm và mua vài cái vé sổ số…


Cố nhiên tính toán trên chỉ đúng đối với các thầy cô giáo chưa xây dựng gia đình, chưa có con cái, không phải nuôi bố mẹ già đau ốm, không phải giả tiền vay của nhà nước để học đại học, không phải đóng học phí cho em…


Đối với các trường hợp sau thì phải điều chỉnh cho phù hợp hoàn cảnh thực tế. Chẳng hạn ăn sáng thì có thể xơi vài củ khoai lang, bắp ngô luộc, hoặc cùng lắm là một gói mì ăn liền; hai bữa ăn trưa và ăn chiều có thể giảm từ 15 ngàn xuống 10 ngàn… có nghĩa là “liệu cơm mà gắp mắm”.


Dẫu sao cũng phải cám ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tăng lương cho chúng ta gấp 2,1 lần so với năm 2006. Thế là chúng ta có thể cố mà sống bằng đồng lương của chính mình, chứ không phải bằng lương của… ai khác.


(Nguồn)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top