Chọn giống thực vật

ngoc anh

Senior Member
-Vì sao ở cây giao phấn khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc liên tục qua nhiều thế hệ lại dẫn đến thoái hóa giống?
-Giải thích cơ sở di truyền học của phép lai cải tiến.
 
-Vi sao o cay giao phan khi tien hanh tu thu phan bat buoc lien tuc qua nhieu the he lai dan den thoai hoa giong?(minh nghi no cung tuong tu nhu giao phoi can huyet).Vi sao o cay tu thu phan thuong khong bi thoai hoa giong?
-Giai thich co so di truyen hoc cua phep lai cai tien.
Do các cây giao phấn thường có kiểu gen dị hợp,nếu tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ sẽ làm giảm dần tỉ lệ cá thể mang gen dị hợp,tăng số cá thể mang kg đồng hợp.=>ưu thế lai giảm=>thoái hóa giống.
 
-Vi sao o cay giao phan khi tien hanh tu thu phan bat buoc lien tuc qua nhieu the he lai dan den thoai hoa giong?(minh nghi no cung tuong tu nhu giao phoi can huyet).Vi sao o cay tu thu phan thuong khong bi thoai hoa giong?
-Giai thich co so di truyen hoc cua phep lai cai tien.

Trên cơ sở khoa học lý thuyết của tự phối:
Tỉ lệ dị hợp Aa= (1:2)^n
Tỉ lệ đồng hợp AA=aa= [1-(1:2)^n]:2
Dựa vào cơ sở toán học thì ta có công thức:
.......limy......... (1:2)^n = 0
n--> +vô cùng

.......limy.........[1-(1:2)^n]:2 = 1:2 ( AA= aa)
n--> +vô cùng

Như vậy, khi cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì kiểu gen dị hợp giảm đến 0 thì tạo ra toàn dòng thuần ( Tăng thể đồng hợp (AA,aa) ,giảm thể dị hợp (Aa)). Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thoái hóa giống ở loài tự phối.


Cây tự thụ phấn tạo ra dòng thuần chủng.
Do khi cây thuần chủng tự thụ phấn thường tạo ra dòng thuẩn chủng (AA hoặc aa). Những tính trạng này duy trì ổn định qua các thế hệ . Nên không xảy ra hiện tượng thoái hóa giống ở loài thuần chủng tự phối
 
Trên cơ sở khoa học lý thuyết của tự phối:
Tỉ lệ dị hợp Aa= (1:2)^n
Tỉ lệ đồng hợp AA=aa= [1-(1:2)^n]:2
Dựa vào cơ sở toán học thì ta có công thức:
.......limy......... =(1:2)^n = 0
x--> +vô cùng

Như vậy, khi cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệthì kiểu gen dị hợp giảm đến 0 thì tạo ra toàn dòng thuần ( Tăng thể đồng hợp (AA,aa) ,giảm thể dị hợp (Aa)). Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thoái hóa giống ở loài tự phối.


Cây tự thụ phấn tạo ra dòng thuần chủng.
Do khi cây thuần chủng tự thụ phấn thường tạo ra dòng thuẩn chủng (AA hoặc aa). Những tính trạng này duy trì ổn định qua các thế hệ . Nên không xảy ra hiện tượng thoái hóa giống.

Tôi có thêm một thắc mắc nhỏ:
Giả thiết aa sẽ mang tính trạng xấu, còn AA mang tính trạng tốt. Như vậy theo nguyên tắc về chọn lọc tự nhiên, kết quả của quá trình tự thụ phấn này thì tỉ lệ AA và aa cùng tăng lên nhưng do aa cho ra tính trạng kém thích nghi hơn nên khả năng thành công trong sinh sản và sống sót thấp. Ngược lại AA cho kiểu hình tốt nên sẽ được chọn lọc giữ lại. Vậy phải chăng qua nhiều thế hệ (1000 năm chẳng hạn) thì liệu alen a có bị loại ra khỏi quần thể cây tự thụ phấn và kiểu kình do aa qui định sẽ bị loại bỏ hay không?

ĐK
 
Tôi có thêm một thắc mắc nhỏ:
Giả thiết aa sẽ mang tính trạng xấu, còn AA mang tính trạng tốt. Như vậy theo nguyên tắc về chọn lọc tự nhiên, kết quả của quá trình tự thụ phấn này thì tỉ lệ AA và aa cùng tăng lên nhưng do aa cho ra tính trạng kém thích nghi hơn nên khả năng thành công trong sinh sản và sống sót thấp. Ngược lại AA cho kiểu hình tốt nên sẽ được chọn lọc giữ lại. Vậy phải chăng qua nhiều thế hệ (1000 năm chẳng hạn) thì liệu alen a có bị loại ra khỏi quần thể cây tự thụ phấn và kiểu kình do aa qui định sẽ bị loại bỏ hay không?

ĐK
Theo em nghĩ học thì do a là alen lặn, nên dù kiểu hình aa có bị chọn lọc tự nhiên đào thải thì alen a vẫn tồn tại trong thể dị hợp. Về lý thuyết thì a vẫn tồn tại trong thể dị hợp. Nhưng em nghĩ là trên thực tế, khi tần số alen quá nhỏ thì khả năng duy trì alen đó trong quàn thể cũng giảm:rose: Vậy nên nếu duy trì hướng chọn lọc thì alen a sẽ bị loại khỏi quần thể:rose:

Đó là ý hiểu của cá nhân em:rose:
 
Nhưng bạn ơi. Nếu gen a là gen xấu (Không sống sót, không sinh sản) thì lấy đâu ra alen a mà đem tự phối khi lai ở thế hệ trước đó ?
Như vậy : alen A và alen a đều có sức sống là như nhau thì mới tạo ra được các dòng được chứ .
 
Tôi có thêm một thắc mắc nhỏ:
Giả thiết aa sẽ mang tính trạng xấu, còn AA mang tính trạng tốt. Như vậy theo nguyên tắc về chọn lọc tự nhiên, kết quả của quá trình tự thụ phấn này thì tỉ lệ AA và aa cùng tăng lên nhưng do aa cho ra tính trạng kém thích nghi hơn nên khả năng thành công trong sinh sản và sống sót thấp. Ngược lại AA cho kiểu hình tốt nên sẽ được chọn lọc giữ lại. Vậy phải chăng qua nhiều thế hệ (1000 năm chẳng hạn) thì liệu alen a có bị loại ra khỏi quần thể cây tự thụ phấn và kiểu kình do aa qui định sẽ bị loại bỏ hay không?

ĐK
Cháu nghĩ là cây có kiểu gen dị hợp thường có ưu thế lai cao hơn so với cây có kiểu gen đồng hợp.Tuy nhiên đây cũng chỉ là giả thuyết siêu trội được người ta đưa ra để giải thích hiện tượng ưu thế lai.Sgk chỉ đưa ra để học sinh thừa nhận.
Nếu bây giờ đặt giả thiết cá thể aa bị chọn lọc tự nhiên đào thải,cá thể đó sẽ bị chết hoặc không có khả năng sinh sản.Vậy thì chỉ có tỉ lệ cá thể mang kiểu gen AA là tăng lên,tần số alen a sẽ giảm dần.Như thế thì liệu có cách nào giải thích vấn đề này thỏa đáng hơn không ạ?
 
Nhưng bạn ơi. Nếu gen a là gen xấu (Không sống sót, không sinh sản) thì lấy đâu ra alen a mà đem tự phối khi lai ở thế hệ trước đó ?
Như vậy : alen A và alen a đều có sức sống là như nhau thì mới tạo ra được các dòng được chứ .

Vậy thể dị hợp của các loài tự thụ phấn vì sao mà có?? Hơn nữa tôi đâu có nói là cơ thể mang tính trạng đó không sống sót và không sinh sản đâu, chỉ là kém hơn AA nên kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn qua một thời gian dài sẽ như thế nào?

ĐK

--
Khi nào về lại Nha Trang tôi có lời mời bạn đi uống cafe ở Phú Sỹ hoặc Sisi chẳng hạn hihi
 
Tự post rùi tự trả lời ak (@.@)
Em tự trả lời theo những gì mình đc học nhưng thấy k ổn lắm.Vì nếu đặt giả thiết như chú Khương thì một số cái không còn đúng nữa.Em muốn nhờ mọi người phân tích giùm thôi mà.
 
Theo em nghĩ học thì do a là alen lặn, nên dù kiểu hình aa có bị chọn lọc tự nhiên đào thải thì alen a vẫn tồn tại trong thể dị hợp. Về lý thuyết thì a vẫn tồn tại trong thể dị hợp. Nhưng em nghĩ là trên thực tế, khi tần số alen quá nhỏ thì khả năng duy trì alen đó trong quàn thể cũng giảm:rose: Vậy nên nếu duy trì hướng chọn lọc thì alen a sẽ bị loại khỏi quần thể:rose:

Đó là ý hiểu của cá nhân em:rose:


Cháu nghĩ là cây có kiểu gen dị hợp thường có ưu thế lai cao hơn so với cây có kiểu gen đồng hợp.Tuy nhiên đây cũng chỉ là giả thuyết siêu trội được người ta đưa ra để giải thích hiện tượng ưu thế lai.Sgk chỉ đưa ra để học sinh thừa nhận.
Nếu bây giờ đặt giả thiết cá thể aa bị chọn lọc tự nhiên đào thải,cá thể đó sẽ bị chết hoặc không có khả năng sinh sản.Vậy thì chỉ có tỉ lệ cá thể mang kiểu gen AA là tăng lên,tần số alen a sẽ giảm dần.Như thế thì liệu có cách nào giải thích vấn đề này thỏa đáng hơn không ạ?

Tôi sẽ trả lời thêm về các vấn đề này sau.
ĐK
 
Vậy thể dị hợp của các loài tự thụ phấn vì sao mà có?? Hơn nữa tôi đâu có nói là cơ thể mang tính trạng đó không sống sót và không sinh sản đâu, chỉ là kém hơn AA nên kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn qua một thời gian dài sẽ như thế nào?

ĐK

--
Khi nào về lại Nha Trang tôi có lời mời bạn đi uống cafe ở Phú Sỹ hoặc Sisi chẳng hạn hihi

Ta nên hiểu đơn giản như thế này: P:..AA......x.....aa...
..................................................F1:...........Aa..........
Bạn ĐVK ạ. Bạn đang rối ở vấn đề:'' Đấu tranh sinh tồn loại gen xấu chứ gì ?''
Tôi lấy 1 ví dụ nha
Giả sử ở Gà có chân cao và chân thấp ( Trội,lặn không hoàn toàn)
.....................A: Chân Cao....
.....................a: Chân Thấp..

Như vậy: Chân cao (AA), Chân vừa(Aa) , Chân thấp (aa). Dù chiều cao chân như thế nào chúng đều có sức sống như nhau. Chân cao , chân thấp đều có 1 đặc điểm riêng biệt của nó. Tùy vào mục đích của con người mà chọn ra những kiểu phù hợp .
Bạn nghĩ chân thấp là gen xấu ?
(Đùa: Có người thích chân thấp để làm cảnh ( Gà Thái Lan)-----> Như vậy chúng đâu có bị mặt hạn chế về đấu tranh sinh tồn trong trường hợp này.
Có người lại thích chân cao để ( Gà Nòi)) để đá. Nhưng có người lại thích gà vừa với mục đích khác)
Vậy các alen đều có sức sống là NHƯ NHAU. Có khả năng sinh sản và phát triển.
Đó là ý kiến riêng của mình về vấn đề này. Cảm ơn bạn.


Cấu cuối có ý nghĩa là mời hay chỉ là Status chơi vậy: :welcome:
 
Ta nên hiểu đơn giản như thế này: P:..AA......x.....aa...
..................................................F1:...........Aa..........
Bạn ĐVK ạ. Bạn đang rối ở vấn đề:'' Đấu tranh sinh tồn loại gen xấu chứ gì ?''
Tôi lấy 1 ví dụ nha
Giả sử ở Gà có chân cao và chân thấp ( Trội,lặn không hoàn toàn)
.....................A: Chân Cao....
.....................a: Chân Thấp..

Như vậy: Chân cao (AA), Chân vừa(Aa) , Chân thấp (aa). Dù chiều cao chân như thế nào chúng đều có sức sống như nhau. Chân cao , chân thấp đều có 1 đặc điểm riêng biệt của nó. Tùy vào mục đích của con người mà chọn ra những kiểu phù hợp .
Bạn nghĩ chân thấp là gen xấu ?
(Đùa: Có người thích chân thấp để làm cảnh ( Gà Thái Lan)-----> Như vậy chúng đâu có bị mặt hạn chế về đấu tranh sinh tồn trong trường hợp này.
Có người lại thích chân cao để ( Gà Nòi)) để đá. Nhưng có người lại thích gà vừa với mục đích khác)
Vậy các alen đều có sức sống là NHƯ NHAU. Có khả năng sinh sản và phát triển.
Đó là ý kiến riêng của mình về vấn đề này. Cảm ơn bạn.


Cấu cuối có ý nghĩa là mời hay chỉ là Status chơi vậy: :welcome:

Nếu thế thì sự thoái hóa giống sẽ phải hiểu như thế nào bây giờ? Hơn nữa, ở đây đang là nói về tự thụ phấn ở thực vật, bạn đưa ví dụ về con gà làm tôi rối thật sự đấy!

(câu cuối là một lời mời dành cho bạn nhưng ở trong tương lai nếu bạn không từ chối :)

ĐK
 
Nếu thế thì sự thoái hóa giống sẽ phải hiểu như thế nào bây giờ? Hơn nữa, ở đây đang là nói về tự thụ phấn ở thực vật, bạn đưa ví dụ về con gà làm tôi rối thật sự đấy!

(câu cuối là một lời mời dành cho bạn nhưng ở trong tương lai nếu bạn không từ chối :)

ĐK

-Khái niệm :
Đối với cây trồng giao phấn khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì con cháu có sức sống kém dần, sinh trưởng phát triển chậm, chống chịu kém, năng suất giảm, nhiều cây bị chết ...

2. Đặc điểm thoái hoá giống :
- Khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc hay giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì :
+ Tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể giảm dần .
+ Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, trong đó, các gen lặn có hại biểu hiện ra.
Ví dụ : P: Aa x Aa
F1: ¼ AA : 2/4 Aa : ¼ aa

3. Vai trò của tự thụ phấn bắt buộc
: - Trong chọn giống người ta dùng các này để củng cố một đặc tính mong muốn nào đó - Tạo ra các dòng thuần chủng - Phát hiện những gen có hại hay có lợi từ đó làm cơ sở để lựa chọn hoặc loại bỏ



Đây là cơ sở lý thuyết chứng minh để đưa tới mọi vấn đề trên

Không phải là các gen aa là gen lặn đâu. Cái này mình quy ước thôi mà.

Cái từ ''lặn'' ở thoái hóa giống là do ảnh hưởng của môi trường làm xuất hiện các đột biến gen ở trạng thái lặn (d),có hại.

Tôi chỉ quy ước giả định là aa thôi.


( Nếu tôi ko bận thì trong tương lai tôi sẽ nói chuyện cùng bạn ở quán Phú Sĩ này. Bạn là người Nha Trang ?)
 
-Khái niệm :
Đối với cây trồng giao phấn khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thì con cháu có sức sống kém dần, sinh trưởng phát triển chậm, chống chịu kém, năng suất giảm, nhiều cây bị chết ...

2. Đặc điểm thoái hoá giống :
- Khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc hay giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì :
+ Tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể giảm dần .
+ Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, trong đó, các gen lặn có hại biểu hiện ra.
Ví dụ : P: Aa x Aa
F1: ¼ AA : 2/4 Aa : ¼ aa

3. Vai trò của tự thụ phấn bắt buộc
: - Trong chọn giống người ta dùng các này để củng cố một đặc tính mong muốn nào đó - Tạo ra các dòng thuần chủng - Phát hiện những gen có hại hay có lợi từ đó làm cơ sở để lựa chọn hoặc loại bỏ



Đây là cơ sở lý thuyết chứng minh để đưa tới mọi vấn đề trên

Không phải là các gen aa là gen lặn đâu. Cái này mình quy ước thôi mà.

Cái từ ''lặn'' ở thoái hóa giống là do ảnh hưởng của môi trường làm xuất hiện các đột biến gen ở trạng thái lặn (d),có hại.

Tôi chỉ quy ước giả định là aa thôi.


( Nếu tôi ko bận thì trong tương lai tôi sẽ nói chuyện cùng bạn ở quán Phú Sĩ này. Bạn là người Nha Trang ?)

Bạn làm tôi bật cười vì câu này :D "Không phải là các gen aa là gen lặn đâu. Cái này mình quy ước thôi mà."

Nguyên văn bởi Đinh Văn Khương
.....
Giả thiết aa sẽ mang tính trạng xấu, còn AA mang tính trạng tốt.

Thế này nhé:
Từ ngày tốt nghiệp phổ thông tới giờ tôi chưa từng đọc lại sách giáo khoa nên không biết trong đó viết gì và khác với ngày xưa như thế nào, mà thật ra tôi cũng chẳng nhớ ngày xưa nó như thế nào nữa. Lòng vòng một hồi tôi thấy cũng đủ rồi. Tôi thấy cần phải phân biệt rõ một số thứ như sau:

1) Chọn giống là chọn lọc tự nhiên hay chọn lọc nhân tạo? Khác nhau như thế nào?

2) Các biện pháp được sử dụng để chọn giống hiện nay là gì?

3) Các loại giống cây trồng mà bạn ra ngoài mua từ các trung tâm giống sau khi bạn trồng và thu hoạch xong liệu bạn có thể tiếp tục giữ nó làm giống hay không hay mùa sau lại vẫn phải đến trung tâm giống để mua lại giống của họ tiếp?


Rồi, quay lại 2 câu hỏi đầu tiên của tác giả Ngoc Anh:
1) Vi sao o cay giao phan khi tien hanh tu thu phan bat buoc lien tuc qua nhieu the he lai dan den thoai hoa giong?

Cây giao phấn, tức là thụ tinh chéo thì cũng giống như là quá trình giao phối ngẫu nhiên trong quần thể. Trong tự nhiên, quá trình này thường đạt đến trạng thái cân bằng về tần số các kiểu gen và alen (xem định luật Hardy-Wernberg). Các alen trội, lặn, trung tính từ đâu mà có? Chắc chắn nó là kết quả của quá trình đột biến. Các alen lặn (có hại) tồn tại và được duy trì trong quần thể thông qua các trạng thái dị hợp. Ngay khi chúng bị buộc phải tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, trong đó có đồng hợp lặn tăng lên và biểu hiện kiểu hình xấu (không mong muốn) hoặc kém thích nghi hay nó chính là cái mà người ta gọi là giống bị thoái hóa.

2) Vi sao o cay tu thu phan thuong khong bi thoai hoa giong?
Ở các cây tự thụ phấn trong tự nhiên thì chọn lọc tự nhiên đã thực hiện chức năng của mình là đào thải các cá thể kém thích nghi rồi và qua ngàn năm lịch sử, triệu năm tiến hóa thì những cá thể đó đã chết trước khi bạn nhìn thấy nó rồi.

Tuy nhiên, điều này cũng chỉ mang tính tương đối vì môi trường luôn thay đổi và mức độ da dạng về di truyền càng cao thì có nhiều cơ hội hơn để có thể sinh ra những cá thể con thích ứng được với môi trường mới. Điều này khó thực hiện hơn với những cây sinh sản vô tính hoặc tự thụ phấn. Vậy, với nó thì làm thế nào để thích nghi khi môi trường thay đổi?


Ví dụ giả tưởng: cây A, là loại cây tự thụ phấn có phân bố ở VN và Ấn Độ và phân ra 2 dòng A1 (Việt Nam) và A2 (Ấn Độ), cả hai dòng này đều không gặp vấn đề gì khi chúng cứ tự thụ phấn khi ở đất nước mình.

Bây giờ, mang phấn của cây A2 về Việt Nam và thụ phấn cho cây A1 sinh ra A3, nếu để A3 tiếp tục tự thụ phấn bạn sẽ thấy ngay kết quả của quá trình thoái hóa giống mà bạn không thấy có ở A1 hay A2.

ĐK
------
(Tôi không phải là người Nha Trang nhưng đặc biệt thích quán cafe Phú Sỹ bởi nhạc Trịnh và không gian ở đó)
 
Do các cây giao phấn thường có kiểu gen dị hợp,nếu tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ sẽ làm giảm dần tỉ lệ cá thể mang gen dị hợp,tăng số cá thể mang kg đồng hợp.=>ưu thế lai giảm=>thoái hóa giống.

Ngoc Anh cũng không nên nhầm lẫn và đánh đồng giữa quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Ưu thế lai và thoái hóa giống là khái niệm của chọn lọc nhân tạo, trong chọn lọc tự nhiên người ta sẽ gọi là tính trạng thích nghi (adaptive trait) hoặc tính trạng không còn thích nghi (maladaptive trait). Thông thường người ta hay tiến hành lai xa mới có thể tạo ưu thế lai ví dụ như:

chín sớm, chịu mặn kém x chín muộn, chịu mặn giỏi --> chín sớm, chịu mặn giỏi và mang cây F1 về làm trồng và thu hoạch sản phẩm.

Nếu bạn tiếp tục lấy F1 để trồng và thu hoạch F2 thì không còn nhiều ưu thế lai nữa vì khi đó các kiểu hình như:

chín sớm hay chín muộn + chịu mặn kém

hoặc chín muộn + chịu mặn giỏi hay chịu mặn kém sẽ được biểu hiện.

Những tổ hợp này là điều không mong muốn (thoái hóa giống) với người nông dân và cái mà người nông dân cần chỉ là chín sớm và chịu mặn giỏi thôi.

Và nếu tiếp tục tự thụ phấn để thu F3 thì kết quả còn tệ nữa!
 
Theo em nghĩ học thì do a là alen lặn, nên dù kiểu hình aa có bị chọn lọc tự nhiên đào thải thì alen a vẫn tồn tại trong thể dị hợp. Về lý thuyết thì a vẫn tồn tại trong thể dị hợp. Nhưng em nghĩ là trên thực tế, khi tần số alen quá nhỏ thì khả năng duy trì alen đó trong quàn thể cũng giảm:rose: Vậy nên nếu duy trì hướng chọn lọc thì alen a sẽ bị loại khỏi quần thể:rose:

Đó là ý hiểu của cá nhân em:rose:

Nếu là cây giao phấn thì alen a vẫn tồn tại theo định luật Hardy-Weinberg. Một alen lặn do đột biến tạo thành cũng không dễ dàng để bị loại ra khỏi quần thể, thậm chí là cực kỳ khó để loại nó ra khỏi quần thể theo chọn lọc tự nhiên.

ĐK
 
Cháu nghĩ là cây có kiểu gen dị hợp thường có ưu thế lai cao hơn so với cây có kiểu gen đồng hợp.Tuy nhiên đây cũng chỉ là giả thuyết siêu trội được người ta đưa ra để giải thích hiện tượng ưu thế lai.Sgk chỉ đưa ra để học sinh thừa nhận.
Nếu bây giờ đặt giả thiết cá thể aa bị chọn lọc tự nhiên đào thải,cá thể đó sẽ bị chết hoặc không có khả năng sinh sản.Vậy thì chỉ có tỉ lệ cá thể mang kiểu gen AA là tăng lên,tần số alen a sẽ giảm dần.Như thế thì liệu có cách nào giải thích vấn đề này thỏa đáng hơn không ạ?

Nhắc lại: bạn không nhẫm lẫn giữa khái niệm chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Giả thuyết siêu trội và ưu thế lai (là khái niệm của chọn lọc nhân tạo) không có gì mâu thuẫn với chọn lọc tự nhiên cả. Bạn có bao giờ nghĩ đến việc để cây trồng chịu áp lực của chọn lọc tự nhiên và cây dại theo chọn lọc nhân tạo?
 
Ngoc Anh cũng không nên nhầm lẫn và đánh đồng giữa quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Ưu thế lai và thoái hóa giống là khái niệm của chọn lọc nhân tạo, trong chọn lọc tự nhiên người ta sẽ gọi là tính trạng thích nghi (adaptive trait) hoặc tính trạng không còn thích nghi (maladaptive trait). Thông thường người ta hay tiến hành lai xa mới có thể tạo ưu thế lai ví dụ như:

chín sớm, chịu mặn kém x chín muộn, chịu mặn giỏi --> chín sớm, chịu mặn giỏi và mang cây F1 về làm trồng và thu hoạch sản phẩm.

Nếu bạn tiếp tục lấy F1 để trồng và thu hoạch F2 thì không còn nhiều ưu thế lai nữa vì khi đó các kiểu hình như:

chín sớm hay chín muộn + chịu mặn kém

hoặc chín muộn + chịu mặn giỏi hay chịu mặn kém sẽ được biểu hiện.

Những tổ hợp này là điều không mong muốn (thoái hóa giống) với người nông dân và cái mà người nông dân cần chỉ là chín sớm và chịu mặn giỏi thôi.

Và nếu tiếp tục tự thụ phấn để thu F3 thì kết quả còn tệ nữa!
Cháu hiểu rồi ạ.Nhưng đang nói về chọn giống thực vật thì tất cả lại cùng quay sang vấn đề chọn lọc tự nhiên.Cháu nghĩ quá trình chọn giống chịu áp lực của chọn lọc nhân tạo nhưng khi đưa giống cây trồng vào sản xuất thì nó lại chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.Như thế thì giống cây trồng cần có những đặc tính phù hợp với thực tế sản xuất.:???:
 
Sau 1 cuộc tranh đấu lâu dài .
Vẫn chưa ai chứng nhận được công thức giới hạn trong sinh học là đúng.

Riêng cá nhân và các thầy dạy tôi làm đề án , cảm nhận nó là đúng , phù hợp nên tôi đã áp dụng vô trong bài chọn giống ở vật nuôi này .
Tôi chắc các em học sinh 12 đã học giới hạn ( Lim) nên tôi trình bày bài của bạn NgocAnh với công thức này.

Đây là cũng chính là công thức chứng minh được trong định luật Hardy-Weinberg vì sao tăng dần thể đồng hợp và giảm thể dị hợp.

(((((((((Tôi không tranh luận gì thêm đâu ạ.)))))))))
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top