Enzim

thaibinh96dn

Senior Member
Các bạn ai có thể cho mình một cái định nghĩa dễ hiểu nhất về "Hàng rào năng lượng hoạt hóa" nào.........mình đọc Campell mà tới phần này mình không hiểu cho lắm
 
Các bạn ai có thể cho mình một cái định nghĩa dễ hiểu nhất về "Hàng rào năng lượng hoạt hóa" nào.........mình đọc Campell mà tới phần này mình không hiểu cho lắm
:)cái tiêu đề trong sách "hàng rào" chắc là muốn nhấn mạnh năng lượng hoat hóa bị enzim lam giảm ntn y ma (he he tớ đoán thế thôi )
 
Theo mình nghĩ thì "hàng rào" ở đây tức là bước cơ bản phải vượt qua thì mới đến được bước tiếp theo.
Trong sách có giải thích khi muốn phản ứng xảy ra thì phân tử chất ban đầu cần được hoạt hóa, tức là cần ở trạng thái không ổn định, dễ dàng phản ứng. Như vậy thì "hàng rào" phải vượt qua ở đây tức là phải chuyển nó từ dạng ổn định sang dạng dễ phản ứng. Năng lượng này phải thắng được nội năng của nó dưới dạng các liên kết bền hoặc không bền (tức là phải phá vỡ liên kết...) thì mới có thể biến đổi được nó.
 
hàng rào năng lượng hoạt hóa là mức năng lượng cần phải vượt qua để thực hiện quá trình phản ứng đó bạn, gọi là hàng rào vì nó giống như một rào cản cần cung cấp năng lượng để vượt qua, qua được thì tiếp tục phản ứng còn qua không được thì đứng nhình keke
 
Sẵn trong chủ đề enzim cho mình hỏi cái này luôn. Vì sao enzim trong lizoxom lại không làm nó tan vỡ ra.
 
vì người ta cho rằng, các protein ở mặt trong của màng lizoxom có hình dạng 3 chiều chống lại được sự tấn công của enzim đối với những liên kết hóa học dễ bị tổn thương
 
vì người ta cho rằng, các protein ở mặt trong của màng lizoxom có hình dạng 3 chiều chống lại được sự tấn công của enzim đối với những liên kết hóa học dễ bị tổn thương
Protein nào chả có cấu trúc 3D. Chả liên quan!
 
enzim trong lizoxom ở trạng thái bất hoạt, chỉ trở thành dạng hoạt động khi có sự thay đổi pH...
Hình như câu này đã được thảo luận trong diễn đàn rồi:-?
 
enzim trong lizoxom ở trạng thái bất hoạt, chỉ trở thành dạng hoạt động khi có sự thay đổi pH...
Hình như câu này đã được thảo luận trong diễn đàn rồi:-?
:chuan::chuan::chuan:
Chính xác là ở pH 4.5-5.0. Quá trình khích hoạt thông qua cổng đẩy H+ (năng lượng lấy từ ATP) trên màng lysosome.
 
xin lỗi, nó bất hoạt thì đúng rồi nhưng em giải thích ở đây là giải thích tại sao nó bất hoạt và các protein trong màng lizoxom và các enzim tiêu hóa của nó tự bảo tồn mà không bị phân hủy mà, cái này có trong sách campbell mọi người tham khảo nhá
 
Protein nào chả có cấu trúc 3D. Chả liên quan!

cấu trúc 3d thì pro nào chẳng có nhưng cấu trúc chống lại sự tấn công của enzim hay nói cách khác là nó chẳng có vùng nào thích hợp với trung tâm hoạt động của vô số enzim trong lizoxom lại là một vấn đề khó nhằn hơn nhiều đó anh ak
 
cấu trúc 3d thì pro nào chẳng có nhưng cấu trúc chống lại sự tấn công của enzim hay nói cách khác là nó chẳng có vùng nào thích hợp với trung tâm hoạt động của vô số enzim trong lizoxom lại là một vấn đề khó nhằn hơn nhiều đó anh ak
Chị k nhớ campbell ghi như thế này:-?
enzim trong lizoxom thuộc loại enzim thủy phân tức là không có tính đặc hiệu, vậy cấu trúc 3d của protein thì có liên quan gì?
Có enzim nào mới được tạo ra mà ở trạng thái hoạt động chức năng đâu e?
 
Kg hiểu là bạn đặt câu hỏi hỏi về enzyme-enzyme hay là enzyme-protein màng tế bào.
Lysosomal enzymes thì sẽ kg hoạt động trước khi đc kích hoạt bằng pH. Khi hạ pH, proenzyme sẽ bị cắt tạo thành enzyme trạng thái hoạt động. Khi kích hoạt nó vẫn sẽ tiêu hủy lẫn nhau nhưng với mức độ thấp vì đang ở trong môi trường tối ưu. Với các protein khác thì kg đc như thế vì chúng kg thích môi trường pH thấp, sẽ bị biến tính nên dễ tiêu hóa hơn.
Với enzyme-protein màng tế bào, như hầu hết các protein màng tế bào, chúng đc thêm rất nhiều phân tử đường trong chuỗi peptide (glycosylation), bảo vệ chúng khỏi tương tác trực tiếp với enzyme.

P/s: Giải thích bằng cấu trúc 3D kg phải sai, nhưng mà nói như thế rất hiển nhiên vì protein nào hoạt động cũng nhờ vào cấu trúc 3D. Nói cũng như kg!
 
"cấu trúc chống lại sự tấn công của enzim" cái này đúng là em đọc trong campbell nhưng về ý nghĩa thì em suy nghĩ như vậy thôi, em cũng cám ơn anh orionx vì giúp em hiểu về trạng thái bất hoạt của enzim, còn phần trước thì hoàn toàn trong sách trang 107 anh chị xem thêm, nếu em hiểu sai thì em xin lỗi và nhờ anh chị giải thích giúp nhé
 
Hình như trong sách Sinh học tế bào của Nguyễn Như hiền có nói trong Lizoxom có các enzim thủy phân hoạt động trong điều kiện mồi trường có pH=5, thế sao lại có câu độ pH trong Lizoxom thường =5 mà trong khi enzim thủy phân lại được giữ ở trạng thái bất hoạt.-?
 
PH trong lizoxom thường <5 vì hoạt động của các bơm H+, khi hoạt động PH=5 thì enzim trong lizoxom mới ở dạng hoạt động
 
làm sao bạn biết được pH trong lizoxom thường <5 trong khi Sách Sinh học tế bào lại nói pH trong Lizoxom thường =5. Và hình như mình nhớ là khi cô mình dạy thì có nói lizoxom kích hoạt enzim = cách hạ thấp pH mà nói như bạn thì muốn enzim hoạt động thì phải tăng độ pH >?
 
Mình thấy cái lý do pH không thuyết phục lắm vì khi lizoxom hoạt động pH thấp, đó là thời điểm để phá hủy protein màng nếu không có cơ chế bảo vệ:hum:
 
về cái cơ chế bảo vệ thì như trong Campell nói là do cấu trúc đặc biệt của màng lizoxom, mà mình thấy cũng chẳng linh cho lắm
 
theo như một tài liệu trên mạng thì có 2 lí do:
+ bên trong lizoxomcos lớp nhầy bảo vệ
+ như mình đã nói ở trên
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top