RNAi và antisense là gì ?

nhoc_nam_1

Senior Member
Mấy hôm trước , khi đi nghe thuyết trình về các thành tựu của CNSH , thầy có nhắc đến RNAi và antisense . Các bác nào hiểu rõ thì giải thích cho em với . Đừng nói em tra trên Google nha . Em có tìm thử rồi nhưng vì là tiếng Anh nên đọc khó hiểu quá .
 
Toi co biet ky thuat nay,nhung tai lieu chi la E thoi, can thi toi past len. Toi cung co 1 bai viet bang tieng Viet ve RNAi, nhung chac chan se khong cong bo bua bai nua truoc khi no thanh 1 chuong trong giao trinh.
 
Bài dịch của nhoc_nam_1 . Có gì xin các bác sửa lỗi cho .

Nhoc_nam_1 không dịch phần abstract , phần mục lục và phần table .

*Giới thiệu
Sự bất hoạt RNA là 1 cơ chế điều hoà gien mới lạ , nó điều hoà ở cấp độ phiên mã bằng cách ức chế quá trình phiên mã ( sự bất hoạt gien trong quá trình phiên mã [ TGS ] ) hoặc khởi động 1 quá trình làm biến đổi những đoạn đặc hiệu của RNA ( sự bất hoạt gien sau phiên mã [ PTGS ] / sự can thiệp vào RNA [ RNAi ] . Mặc dù có 1 mối liên hệ cơ giới giữa TGS & PTGS , TGS là 1 lĩnh vực mới phát triển trong khi đó PTGS đang ở giai đoạn bùng nổ thông tin . Ở đây , chúng ta giới hạn chủ đề cuộc thảo luận ở những hiện tượng có liên quan đến PTGS / RNAi .
Những quan sát đầu tiên về PTGS/RNAi được ghi nhận ở TV , nhưng sau đó những hiện tượng liên quan tới RNAi cũng đã được mô tả trên hầu hết các SV nhân thật , bao gồm ĐV nguyên sinh , ruồi , giun tròn , côn trùng , kí sinh trùng và cả các dòng tế bào chuột và người (các ví dụ được cho trong bảng 1 ). Ba loại quá trình RNAi khác nhau về hiện tượng nhưng tương tự nhau về cơ chế đều đã được mô tả , trong đó bao gồm : sự đồng bất hoạt hay PTGS ở thực vật , hiện tượng quelling ở nấm và RNAi trong giới động vật . Gần đây hơn , sự tạo thành micro-RNA , sự dị nhiễm sắc hoá , vân vân … đã được phát hiện ra chính là những khía cạnh khác của RNAi xảy ra tự nhiên ở tế bào sinh vật nhân chuẩn .
Trong suốt quá trình RNAi , phân tử RNA mạch kép (dsRNA) đóng vai trò là tác nhân cảm ứng hay tác nhân kích hoạt do nó đầu tiên sẽ cắt các phân tử gây cảm ứng thành những mảnh nhỏ hơn và cuối cùng phá huỷ các phân tử mRNA của tế bào hay có nguồn gốc từ virut (được gọi là đích ) . Kết quả là , các mRNA đích không thể tích tụ trong tế bào chất , mặc dù chúng vẫn được phát hiện bởi các xét nghiệm trên nhân tế bào . Trong 1 số trường hợp nhất định , DNA mã hoá cho mRNA đích cũng bị metyl hoá như là sản phẩm phụ của quá trình biến đổi .
Chức năng tự nhiên của RNAi và các hiện tượng có liên quan có vẻ như là để bảo vệ bộ gien khỏi sự xâm nhập của các yếu tố di truyền có khả năng di động như virut và gien nhảy , cũng như để sắp đặt sẵn chương trình phát triển của sinh vật nhân chuẩn . Gần đây , 1 số nghiên cứu có giá trị đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của RNAi 1 cách độc lập . Ở đây , chúng ta gom các mặt đa dạng của quá trình RNAi đã được biết đến thời điểm hiện nay , xác định những điểm giống nhau và khác nhau về cơ chế xảy ra ở các dạng sống có nhân thật khác nhau và tập trung vào các kết quả thí nghiệm đã đưa đến những bước tiến về mặt khái niệm trong lĩnh vực này .

*Khám phá sự bất hoạt RNA
Để hiểu quá trình bất hoạt RNA dựa trên tính tương đồng , chúng ta sẽ khôn ngoan xem xét qua chính quá trình này và mô tả những đặc trưng quan trọng của nó . Trong phần sau của bài báo cáo , những ứng dụng của quá trình này trong di truyền , sinh hoá và tiềm năng chữa trị bệnh tật sẽ được đề cập đến

*PTGS ở TV
Ở TV , quá trình bất hoạt RNA được khám phá ra 1 cách ngẫu nhiên trong khi đang cố gắng tạo ra 1 loại cây thuốc lá cảnh chuyển gien , loại cây này được trông đợi sẽ cho hoa màu tím đậm hơn loại thông thường . Năm 1990 , phòng thí nghiệm R . Jorgensen muốn tăng cường hoạt động của gien tổng hợp chalcone synthase ( chsA ) , gien này tham gia vào quá trình tổng hợp các sắc tố anthocyanin . Thật ngạc nhiên , 1 số trong các cây thuốc lá cảnh chuyển gen có mang vùng mã hoá cho chsA dưới sự điều khiển của promoter 35S đã mất khả năng tổng hợp chalcone synthase nội sinh và ngoại sinh và do đó , nhiều bông hoa bị lốm đốm hoặc hình thành nên những vùng hình rẽ quạt màu trắng . Việc mRNA mã hoá cho chsA trong tế bào chất bị mất đi không có liên quan đến sự giảm hoạt động phiên mã , điều này được chứng minh bằng những thí nghiệm trên quá trình phiên mã ở những nhân tế bào được tách riêng . Jorgensen đã đặt ra thuật ngữ " đồng bất hoạt " để mô tả sự mất đi của các mRNA do gien nội sinh ( gien có sẵn của tế bào ) và gien ngoại sinh ( gien được chuyển vào trong tế bào ) phiên mã ra .

Có 2 vấn đề nảy sinh khi dịch các tài liệu tiếng Anh:
_ Trình độ tiếng Anh kém cỏi
_ Trình độ kiến thức sinh học kém cỏi .
Bác lonxon thông cảm cho em . Em mới là SV năm 2 à . Em đâu có kiến thức sinh học sâu rộng như bác . Ngồi dịch cái bài mà bác đưa lên , có những từ em tra được nghĩa tiếng Việt nhưng vẫn không tài nào hiểu được nghĩa tiếng Việt của nó
như : heterochromatinization=nhiễm sắc hoá (chưa hề nghe qua bao giờ ????)
quelling in fungi = hiện tượng phình ở nấm (?????)
 
Một chút chỉnh sửa :
heterochromatin : vùng chất nhiễm sắc dễ bắt màu , xuất hiện dưới dạng những nốt nhỏ trên nhiễm sắc thể và chứa tương đối ít gien --->heterochromatinization : sự tạo thành những nốt như vậy trên nhiễm sắc thể

Bác lonxon đâu rồi ? Bác chịu khó xem cái bài dịch của em , xem em có hiểu sai , dịch sai chỗ nào không ? Ngoài ra , quelling in fungi là gì vậy hở bác ?
 
Tôi thấy E của bạn rất khá, chưa đến nỗi dịch "The woman in red" thành người đàn bà đỏ hay tệ hơn là người đàn bà trong đỏ (người đàn bà mặc áo đỏ

heterochrmatin và các biến thể của nó thuật ngữ Vnese xài là chất (vùng) dị nhiễm sắc.

còn quelling in fungi,thì tôi chưa coi câu văn gốc nhưng tôi đóan là sự đơm thành quả thể ở nấm.

có 1 chuyên gia về RNAi đang ngồi trong SHVN. Nếu vị chuyên gia này rảnh sẽ góp ý cho bạn
 
Cũng nhờ bác nhảy vào mắng cho em 1 chặp ---> Em mới quan tâm đến việc dịch mấy thứ khó nuốt nổi này . :wink:
Thôi có gì mọi người góp ý cho em vậy . Vị tiền bối nào về RNAi ra mặt đi chứ ?
 
Một cách nhanh nhất để hiểu hiện tượng RNAi hay RNA interference là hiểu được tầm quan trọng to lớn của nó trong nghiên cứu và ứng dụng.

Sở dỉ RNAi trở nên rất phổ biến trên môi của mọi người có quan tâm đến sinh học là vì nó đã nhanh chóng được chấp nhận là một công cụ mạnh mẽ có thể thúc tiến và làm rút ngắn quá trình khám phá khoa học ở hai lý do sau:

1) Khác với antisense RNA, một pp rất nhân tạo, RNAi là một quá trình sinh lý tự nhiên của tế bào, do đó nó sẽ luôn hoạt động một cách kỳ diệu, một khi ta hiểu được bộ máy và cơ chế hoạt động của nó.
2) PP RNAi được thực hiện một cách dể dàng, ít tốn kém, rút ngắn thời gian làm thực nghiệm, và quan trọng nhất là độ chính xác của nó.

Để hiểu được tính ưu việt của một pp như trên, một người cần so sánh với những pp được dùng trước đây. Để tìm hiểu chức năng của một gene, nhà di truyền học sẽ tìm cách bất hoạt nó rồi quan sát cái gì sẽ xảy ra cho sinh vật trong sự vắng mặt của gene này. Một pp thường được dùng là gene knockout bằng cơ chế tổ hợp di truyền dựa trên sự tương đồng của gene. Để có được knockout của một gene người ta phải tốn rất nhiều công sức và thời gian, có khi đến cả năm trời. Trái lại, RNAi có thể bất hoạt được gene trong vòng một tuần lể. Do đó, hiện nay người ta ngay cả đang bất hoạt cả ngàn gene hay toàn bộ gene của một sinh vật trong một cuộc thí nghiệm, điều mà nhà sinh học chưa từng dám mơ ước trước đây. Tới đây bạn có thể tưởng tượng được rằng tốc độ khám phá sẽ tăng lên một cách vùng vụt và hy vọng là nhà sinh học VN sẽ không bị bỏ qua dịp được đóng góp trong cuộc cách mạng này thêm một lần nữa.

Hai vấn đề lớn đang được đi song song về RNAi ngày nay là tiếp tục tìm hiểu về cơ chế sinh học của nó và cải tiến để biến nó thành một công cụ hữu hiệu trong nghiên cứu và có thể dùng trong điều trị.

Nguyên tắc chính của RNAi là: để ngăn chận sự biểu hiện của một gene, người ta có thể đem vào tế bào một đoạn ngắn (khoảng 19-25 nu) RNA có trình tự bổ sung (complementary) với trình tự của đoạn phiên mã (mRNA) của đoạn gene đó. Khi vào trong tế bào, bộ máy RNAi sẽ tự động sử dụng đoạn RNA ngắn này và kết hợp nó với đoạn mRNA tương ứng. Khi sự kết hợp này thành công, đoạn mRNA sẽ bị cắt nhỏ và quá trình biểu hiện của đoạn gene sẽ bị chận đứng ở bước phiên mã. Một cơ chế thứ hai của đoạn ngắn RNAi này là nó không làm cho mRNA bị cắt ngắn ra nhưng sẽ kết hợp với mRNA và ngăn chận quá trình phiên dịch ra protein của đoạn mRNA này.

Những chi tiết khác của RNAi bạn có thể tìm trong bài review rất hay mà lonxon đã giới thiệu

Tôi không dám nhận là tiền bối trong lĩnh vực này, nhưng nghe bạn nhóc nào đó dùng từ ngữ mà lonxon sẽ gọi là ra lệnh thì tôi cũng đồng tình với lonxon thôi. Đừng làm nhiều người khác sợ hãi nhất là khi mình cần họ.
 
em xin chào các anh chị - các cao nhân tiền bối trong forum.

to anh lonxon:
lonxon said:
toi co biet ky thuat nay,nhung tai lieu chi la E thoi, can thi toi past len. Toi cung co 1 bai viet bang tieng Viet ve RNAi, nhung chac chan se khong cong bo bua bai nua truoc khi no thanh 1 chuong trong giao trinh.

anh lonxon ơi, cho em hỏi co phải anh la GV không? em dang la hoc sinh chuyen sinh, hy vọng được cao nhân tiền bối như anh chỉ giáo. em hy vọng một ngày nào đó sẽ là sinh viên CNSH.
to các thành viên:
em cũng rất mong được các anh chị trong forum chỉ bảo tận tình. Em không biết nhiều nhưng em cũng rât ham học và ham phát biểu, nên nếu có chỗ nào sai các anh chị chỉ bảo cho em. nhung tuyệt đối không được mắng em nhé. vì em rât ngoan và chưa bị bố mẹ mắng bao giờ. hi hi.

tiện thể em xin hỏi một chút về cái gì ấy nhỉ? ah, ah, cai iRNA ấy ạ. Các anh, chị giải thích cho em sự khác biệt giữa antisence RNA và iRNA với ạ? thầy giáo em hỏi sự khác biệt về bản chất giữa chúng và yêu cầu truy cập internet của trường để trả lời may quá tìm được địa chỉ này.

em rất hy vọng anh lonxon (GV) và cac cao thủ ra tay tương trợ:
từ nay em sẽ tham gia forum thường xuyên.
 
RNA interference??? Xin mời!

Chào các bạn, tôi theo dõi chủ đề này hơn tuần nay, muốn viết một bài tổng quan về RNA interference nhưng không viết được vì quá bận. Tuy nhiên, tôi giới thiệu với các bạn mấy bài báo (theo tôi nghĩ là đáng đọc nhất) từ tạp chí Nature (chắc không ai không biết) để các bạn có cái nhìn tổng thể về RNAi.

Nature insight
Vol 431 No 7006 (Insight) pp338-378
http://www.nature.com/nature/insights/7006.html

Ngoài ra tôi cũng có nhiều bài review khác và 1 đoạn video clip rất hay vể RNAi nhưng tiếc là không tìm được link để các bạn load. Nếu ai có nhu cầu thì mail cho tôi: molbilogist@yahoo.co.uk


Đọc thêm:

(1) McManus, M.T. and Sharp, P.A. (2002) Nature Reviews, Genetics 3, 737–747. http://web.mit.edu/mmcmanus/www/home1.2files/McManus_NRG_RNAi_2002.pdf

(2) Fire, A. et al. (1998) Nature 391, 806–811.
(3) Boutros, M. et al. (2004) Science 303, 832–835.
(4) Kamath, R.S. et al. (2003) Nature 421, 231–237.
(5) Elbashir, S. et al. (2001) Nature 411, 428–429.
(6) Gregory J. Hannon (2002) Nature 418, 244-251
 
Các bác ơi , cứu em với . Em bị tẩu hoả nhập ma rồi . Dịch xong trang 3 rồi mà thấy mơ hồ quá . Em dán bài dịch ở đây rồi nêu câu hỏi sau :

Khi 1 gien phiên mã , chỉ 1 trong 2 mạch đơn của nó được dùng làm khuôn để tổng hợp mRNA , mạch khuôn này gọi là mạch sense , mạch còn lại gọi là mạch antisense . Đoạn RNA có các riboNu bổ sung hoàn toàn với mRNA tổng hợp ra gọi là antisense .

******Cùng lúc đó , 2 phòng thí nghiệm khác cũng loan báo rằng việc chuyển gien ở dạng sense vào tế bào có thể làm giảm sự biểu hiện của gien nội sinh tương ứng . Sau đó , nhiều trường hợp đồng bất hoạt tương tự đã được báo cáo trong các tài liệu khoa học . Tất cả các trường hợp đồng bất hoạt đều dẫn đến sự thoái hoá của các phân tử RNA của gien nội sinh và gien ngoại sinh sau khi quá trình phiên mã ở nhân xảy ra . Vì sự thoái hoá của RNA sau phiên mã được quan sát thấy ở một loạt các gien ở thực vật , vi khuẩn hoặc virut , nó được đặt tên lại là sự bất hoạt gien sau phiên mã [ PTGS ] . PTGS có thể được khơi mào không chỉ dưới tác động của gien được chuyển dạng sense mà còn dưới tác động của gien được chuyển dạng antisense và những bằng chứng về mặt hoá học cho thấy các cơ chế tương tự nhau có thể đã xảy ra trong cả 2 trường hợp . Cần thiết phải chỉ ra rằng mặc dù hiện tượng đồng bất hoạt ban đầu được quan sát thấy ở thực vật nhưng nó không chỉ giới hạn ở thực vật mà còn xuất hiện ở động vật đa bào và động vật có vú .

****** Lúc đầu , những biến đổi quan sát được ở các kiểu hình có liên quan tới PTGS được cho là do sự kết hợp ở nhiều vị trí , sự hình thành nên phân tử RNA dị thường , các cấu trúc được lặp đi lặp lại của gien được chuyển vào trong tế bào . Sau đó , người ta mới biết rõ rằng sự biểu hiện của gien được chuyển vào trong tế bào đã dẫn đến sự hình thành nên dsRNA và khơi mào cho PTGS . Ví dụ , trong trường hợp của cây thuốc lá cảnh có biểu hiện của quá trình đồng bất hoạt , phân tử mRNA mã hoá cho chsA đã hình thành mạch kép ở 1 số đoạn do có những vùng có khả năng tự bổ sung nằm giữa vùng 3' mã hoá cho chsA và vùng 3 ' không được dịch mã . Điều này được phát hiện do phân tích trình tự của phân tử DNA và do tìm ra phân tử RNA mạch kép mã hoá cho chsA được phiên mã ra trong ống nghiệm chống lại được tác dụng của enzym RNAase . Trong 1 nghiên cứu độc lập , 1 gien dạng sense có promoter 35S mã hoá cho ACC ( 1-aminocyclopropane-1-carboxylate [ ACC ] oxidase ) mang 1 đoạn lặp đảo ngược nhỏ ở vùng 5 ' không được dịch mã đã được đưa vào cây cà chua để kiểm tra xem phân tử dsRNA có phải đóng vai trò là nhân tố gây ra PTGS hay không . Hiện tượng đồng bất hoạt ở gien acc nội sinh xảy ra với tần số lớn hơn ở những cây này so với những cây chỉ mang gien dạng sense có promoter 35S mã hoá cho ACC mà không có trình tự lặp lại đảo ngược .

******Các báo cáo từ một số phòng thí nghiệm trong vài năm qua đã chứng tỏ sự mất đi khả năng tích tụ các mRNA đích ở trạng thái bền vững là gần như hoàn toàn nếu gien được chuyển vào cây phiên mã ra các bản sao ở dạng mạch kép . Rất gần đây , người ta đã ghi nhận rằng sự biểu hiện của phân tử RNA có khả năng tự bổ sung (self-cRNA ) ở virut gây ra bệnh đậu mận ( plum box ) có thể làm thoái hoá RNA của chính virut này chuyển vào tế bào và kết quả là sức đề kháng của cơ thể chống lại virut đậu mận được chủng vào xảy ra với tần số cao ở cây Nicotiana benthamiana được chuyển gien . Bằng chứng này cho thấy việc tạo ra dsRNA là cần thiết để khơi mào PTGS ở thực vật . Dựa vào điều này , thực vật mang gien chuyển có hoạt động phiên mã mạnh mẽ theo cả hai hướng tạo ra dạng sense và dạng antisense hiện đang được sản xuất đã cho thấy những đặc tính PTGS mạnh mẽ . Những thực vật chuyển gien này có thể bất hoạt gien nội sinh , RNA virut xâm nhập hoặc những gien lạ không mong muốn dựa trên trình tự đặc hiệu và đặc tính này có thể di truyền được .

******Nói chung , thành phần sense và antisense của các gien được chuyển vào tế bào nói trên chỉ khác nhau ở 1 đoạn intron để tăng cường tính hiệu quả của PTGS . Ví dụ , 2 loại cà chua Arabidopsis thaliana và Lycopersicon esculentum được biến nạp bởi 1 gien được thiết kế với mục đích tạo ra các bản sao iaaM và ipt có khả năng tự bổ sung . iaaM và ipt là các gien gây ung thư của vi khuẩn Agrobacterium , chịu trách nhiệm tạo thành những khối u ở thực vật bị nhiễm , những dòng thực vật chuyển gien này vẫn giữ được tính mẫn cảm với sự biến nạp của Agrobacterium nhưng có thêm tính chống chịu cao đối với sự tạo thành khối u , mang lại sức đề kháng đối với bệnh bằng cách làm thoái các phân tử RNA phiên mã từ 2 gien iaaM và ipt .

******Quelling và RNAi

******Trong khi các báo cáo về PTGS ở thực vật ngày càng nhiều thì hiện tượng bất hoạt gien dựa trên tính tương đồng cũng được quan sát thấy ở nấm 1 cách độc lập . Những trường hợp này được gọi là quelling . Quelling được biết đến trong những nỗ lực để tăng cường việc sản xuất 1 loại sắc tố cam do gien al1 của nấm Neurospora crassa qui định . 1 chủng N.crassa mang gien hoang dại al1+ ( kiểu hình nấm màu cam ) được cho biến nạp bởi 1 plasmit chứa 1 đoạn trình tự mã hoá của gien al1 gồm 1500 cặp baz N . 1 số chủng qua quá trình biến nạp đã bị quell ( ức chế ) hoàn toàn và cho kiểu hình nấm màu trắng . Ở chủng mà al1 bị bất hoạt , số lượng tiền mRNA mã hoá cho al1 là tương đương với ở chủng hoang dại , trong khi số lượng mRNA trưởng thành mã hoá cho al1 lại bị giảm mạnh , điều này cho thấy rằng chính quelling chứ không phải tốc độ phiên mã ảnh hưởng đến số lượng mRNA trưởng thành theo cơ chế dựa trên sự tương đồng .

******Hiện tượng RNAi lần đầu tiên được biết đến sau phát hiện của Fire et al . , ông ta đã làm sáng tỏ bản chất sinh hoá của các tác nhân trong quá trình bất hoạt gien bằng cách đưa trực tiếp dsRNA tinh khiết vào cơ thể của Caenorhabditis elegans . Những nhà nghiên cứu tiêm phân tử dsRNA ứng với 1 đoạn gồm 742 Nu của gien unc22 vào cả tuyến sinh dục lẫn khoang cơ thể của 1 con trùng trưởng thành . unc22 mã hoá cho 1 loại protein có số lượng lớn nhưng không thiết yếu trong sợi cơ và sự giảm hoạt động của unc22 được cho rằng sẽ tạo ra kiểu hình bị co giật ngày càng nghiêm trọng . Con trùng được tiêm dsRNA chỉ biểu hiện sự co giật yếu , trong khi các cá thể con cháu của nó bị co giật dữ dội . Những nhà nghiên cứu còn cho thấy những cá thể bị khiếm khuyến về chức năng tương tự như vậy có thể được tạo ra với các phân tử dsRNA tương ứng với 4 gien khác ở giun tròn . Kiểu hình được tạo ra do sự can thiệp của các phân tử dsRNA khác nhau là rất đặc trưng .

******Thí nghiệm này đã mở đường cho việc tạo ra dễ dàng các đột biến vô hiệu và quá trình bất hoạt 1 gien chức năng bằng cách đưa vào các phân tử dsRNA ngoại sinh được gọi là sự can thiệp vào RNA ( RNAi) . RNAi ở C.elegans cũng có thể được khơi mào đơn giản chỉ bằng cách nhúng con trùng vào 1 dung dịch chứa dsRNA hay cho con trùng ăn vi khuẩn Escherichia Coli có biểu hiện của dsRNA . Đây là một phương pháp rất hiệu quả , chỉ cần những lượng nhỏ dsRNA làm xúc tác cho mỗi tế bào để ức chế sự biểu hiện của gien . Sự bất hoạt không chỉ truyền từ ruột con trùng sang toàn bộ phần cơ thể còn lại mà còn lan qua các dòng tế bào mầm đến 1 vài thế hệ sau . Các hiện tượng RNAi này cũng đã được chứng minh là có xảy ra ở Melanogaster , nhiều động vật không xương sống và có xương sống .

1. Bác nào định nghĩa chính xác dùm em 2 từ sense transgene và antisense transgene đi . Theo em đoán thì đó là mạch sense và mạch antisense của 1 gen . Nhưng nếu chỉ có 1 mạch thì làm sao biến nạp được ?
2. Từ transgene thành dsRNA là sao vậy ? Em chỉ hiểu sơ sơ .
3. Rồi cái ví dụ về self-cRNA ở plumbox virus nữa . CHả lẽ self-cRNA của chính con virus ấy lại giúp tăng cường tính đề kháng của cây ?
Và còn rất nhiều nữa nhưng các bác trả lời giùm em trước 3 câu này nhá ... sau này , em sẽ post thêm lên cho các bác trả lời mệt nghỉ luôn . :D :D:D
 
Vậy là các bác muốn em tự thân vận động à ? Cũng được . Cái gì chứ mấy cái bài báo này thì càng "ngâm" cứu nhiều càng sáng ra . :mrgreen:
Lỡ có bậc cao nhân tiền bối nào lỡ đọc bài dịch của em , thấy có chỗ nào sai sót thì đừng có "cười cười" một mình , nhớ "hú" lên 1 tiếng cho em biết . :mrgreen:
 
Tôi hứa là sau khi bạn dịch và post hết bài này, tôi sẽ post bài của tôi,cũng về RNAi,tôi dịch lâu lắm rồi, ngòai ra tôi còn có 1 món quà nhỏ cho bạn. Bạn đang năm 2 chắc chưa cần sách chuyên đề nên kô biết tặng bạn cuốn nào, nên tôi sẽ chép ra CD (khỏang 2-3 dĩa) một vài cuốn sách giáo khoa (từ sinh học cơ bản đến sinh lý, lý sinh, di truyền, sinh học động vật, sinh hóa, môi trường, bioinformatics, and so much more ...) để bạn về ... hù thiên hạ. Sách chuyên đề nếu bạn cần cuốn nào cứ nói nhé, tôi có tui sẽ tặng.

Bạn chịu khó chờ 1 chút, anh Tuchau sẽ xem bài viết của bạn và góp ý chính sửa
 
Bác lonxon dụ dỗ con nít hả ?
Đồng ý , nhoc_nam_1 sẽ dịch hết bài báo này .
Có các bác trong diễn đàn này làm chứng , bác lonxon mà xù lời hứa thì dù có bác có trốn ở chân trời góc bể nào . em cũng tìm ra bác để đòi nợ . :x

Tiếp tục dịch trang 4 nhá :

Những hiểu biết sâu sắc có được từ các thực vật bị nhiễm virus
Sự bất hoạt gien gây ra bởi virus

******Bên cạnh những quá trình được đề cập đến ở trên, sự bất hoạt RNA dựa trên khả năng bắt cặp bổ sung cũng xảy ra trong quá trình phát triển của bộ gien virus ở các thực vật bị nhiễm. Các virus có thể vừa là nguồn vừa là đích hoặc cả nguồn lẫn đích của quá trình bất hoạt. Quá trình PTGS qua trung gian virus có thể xảy ra với các virus RNA, chúng sao mã trong tế bào chất, cũng như với các virus DNA, chúng sao mã trong nhân. Từ những năm 1920, người ta đã biết được rằng thực vật có thể được bảo vệ khỏi một chủng virus độc nếu trước đó đã bị nhiễm bởi một chủng virus ít độc có quan hệ gần gũi. Mặc dù cơ chế của sự bảo vệ như vậy ở thực vật đã không được biết đến trong một thời gian dài, những hiện tượng như vậy có thể được giải thích phần nào bằng PTGS, quá trình này được gây ra bởi chủng virus ít độc và sau đó tác động lên bộ gien của virus độc. Người ta cũng khám phá ra rằng những thực vật được biến nạp bởi gien có nguồn gốc từ virus được bảo vệ chống lại virus được tiêm thử vào cơ thể thậm chí ngay cả khi protein do gien biến nạp qui định không được sản xuất ra.

******Những nghiên cứu trên các thực vật có tính đề kháng với virus này cho thấy các gien biến nạp được phiên mã ra rất mạnh mẽ trong nhân, trong khi đó, số lượng mRNA trong tế bào chất ở trạng thái bền vững là rất thấp. Những nghiên cứu sâu hơn cho thấy một số phân tử mRNA do gien biến nạp phiên mã ra đã tham gia vào sự tạo thành dsRNA, quá trình này gây ra sự bất hoạt các phân tử RNA có mang những trình tự đặc hiệu có khả năng bắt cặp bổ sung. Do đó, ở những dòng thực vật có tính đề kháng với virus, không chỉ các mRNA phiên mã từ gien biến nạp mà các mRNA phiên mã từ gien nội sinh và các RNA của virus xâm nhập (có khả năng bắt cặp bổ sung được với gien biến nạp) đều bị bất hoạt.

******Một dạng bất hoạt gien khác do virus gây ra là hiện tượng thực vật tự khỏi bệnh sau khi bị nhiễm virus. Khi virus khảm bắp cải (một loại virus DNA) được tiêm vào cây Brassica napus, những thương tổn ở vị trí virus xâm nhập có thể được quan sát thấy sau 5-7 ngày. Những triệu chứng cho thấy cơ thể bị nhiễm virus là rõ ràng sau 10-14 ngày. Những biểu hiện này dễ thấy nhất sau 30-40 ngày và giảm đi sau đó (nói cách khác, cây khỏi bệnh) với những lá non mới mọc không có triệu chứng nhiễm bệnh sau 50 ngày.

******Hình 1 minh họa dưới dạng giản đồ quá trình RNAi lan ra trong cơ thể thực vật. HIện tượng khỏi bệnh như vậy xảy ra theo một cơ chế giống với PTGS do các phân tử RNA 19S và 35S được mã hóa bởi virus khảm bắp cải bị bất hoạt trong khi DNA của virus này vẫn được sao mã trong nhân. PTGS được hiểu rõ hơn khi việc cây nhiễm virus khảm bắp cải và việc cây khỏi bệnh sau đó được nghiên cứu kĩ hơn ở cây B. napus được chuyển gien mã hóa cho GUS (B-glucuronidase) có promoter 35S. Đầu tiên, 7 ngày sau khi tiêm virus , người ta quan sát thấy biểu hiện của quá trình ức chế sự tổng hợp GUS do virus gây ra ở vị trí virus xâm nhập vào cây. Cuối cùng, sự ức chế quá trình tổng hợp GUS lan khắp cơ thể và toàn bộ hoạt động tổng hợp GUS của cây bị kìm hãm sau 50 ngày. Tuy nhiên, bản thân virus cũng có thể là đích của PTGS vì các phân tử RNA 19S và 35S của virus cũng bị bất hoạt.

******Một ví dụ tương tự về hiện tượng bất hoạt gien gây ra bởi virus được tìm thấy khi cây Nicotiana clevelandii bị nhiễm nepovirus (có vật chất di truyền là RNA) , loại virus này gây ra những vòng đen ở cà chua. Các virus RNA tạo ra nhiều phân tử dsRNA trong quá trình sao chép bộ gien của chúng trong tế bào, và do đó gây ra quá trình PTGS. HIện tượng bất hoạt gien gây ra bởi virus cũng xảy ra với những virus không gây ra hiện tượng tự khỏi bệnh ở cây. Khi geminivirus (có vật chất di truyền là DNA), một loại virus khảm đốm vàng ở cà chua (TGMV ) , nhiễm vào N. benthamiana, quá trình sao chép DNA virus trong nhân và sự tích tụ RNA virus trong tế bào chất xảy ra mạnh mẽ. Việc cây bị nhiễm virus TGMV tái tổ hợp mang trình tự mã hóa cho gien su của cây (su là viết tắt của sulfur: lưu huỳnh) theo hướng sense hay antisense đều dẫn đến hiện tượng lá bị phai màu do PTGS xảy ra với gien su nội sinh, nhưng DNA của virus tái tổ hợp vẫn được sao chép. Ở đây, TGMV đóng vai trò là tác nhân gây ra PTGS nhưng bản thân nó không phải là đích của PTGS. Do đó, các virus thực vật gây ra PTGS nhưng đôi khi có thể thoát khỏi tác động gây bất hoạt của PTGS.

******Dựa trên những nguyên tắc của hiện tượng bất hoạt gien gây ra bởi virus, các vectơ chuyển gien được thiết kế bao gồm trình tự trong bộ gien của các virus RNA như virus khảm thuốc lá, virus X ở khoai tây, virus TRV được sử dụng rộng rãi để ức chế sự biểu hiện của những gien ở cây chủ. Những đặc trưng của nhiều gien ở thực vật đã được tìm ra bằng cách quan sát những thay đổi về kiểu hình có liên quan đến sự khiếm khuyết về một chức năng nào đó khi những vectơ chuyển gien tái tổ hợp mang gien cần nghiên cứu ở cây chủ được đưa vào chính cây chủ. Trong số những vectơ chuyển gien này,các vectơ dựa trên virus TRV là có nhiều triển vọng hơn cả vì chúng có khả năng bất hoạt gien ở mô phân sinh, điều mà không thể thực hiện được với những vectơ chuyển gien dựa trên các virus RNA khác. Việc bất hoạt những gien của mô phân sinh sử dụng vectơ TGMV cũng đã được ghi nhận. Do đó kĩ thuật dựa trên sự bất hoạt gien gây ra bởi virus là cực kì hữu ích cho những nghiên cứu về bộ gien ở thực vật.

Mới bắt đầu dịch , thấy muốn tối tăm mặt mũi . Đến đây thì sáng ra hơn 1 chút . :p
 
01- Tôi chưa thất hứa với ai, nhất là đã khi tuyên bố công khai.

02- Hiện tôi và chắc là cả anh Tuchau đang bận nên kô có thời gian coi kỹ bài dịch của bạn,nhưng bạn cứ yên tâm dịch,khi nào góp ý được chắc chắn sẽ nhào vô.

03- sau khi xong hết, tốt nhất bạn nên fotmat bài viết lại cho nó dễ nhìn rồi để lên SHVN dứơi dạng file rar hay win, chomọi người dễ load.

04-chú ý việc họcđừng để bị ảnh hưởng.

05- Nói nhỏ nghe chơi,giờ bạn thấy dịch bài có cái thú vui chưa, vầ ko dễ dành, đúng không?
 
Hì hì, tôi đọc tiếng Anh còn tối mặt tối mày đây làm sao có thời giờ đọc tiếng Việt. Hơn nữa tiêu chỉ của tôi mà trong này nhiều người đã biết là nếu vừa đọc vừa dịch thì việc học của mình sẽ kéo dài vô tận. Do đó, đọc để hiểu rồi tiếp tục đọc những thứ khác. Còn nếu muốn dịch ra để giải thích lại cho người khác thì là chuyện khác. Tóm lại, có 2 cách mà bạn muốn dùng thời giờ của mình:

1. đọc cho mình
2. dịch cho bạn mình

Bác lonxon là một trong những người có khả năng ngôn ngữ nhất ở trong này và đã bắt em nó chứng tỏ khả năng là tốt rồi. Việc kế tiếp là xem em nó có hiểu tất cả những gì mình mới dịch xong chưa. Nếu chưa hiểu thì đem ra bàn tiếp, chứ bàn luận về bài dịch thì mọi người lại thắc mắc sao không dịch cách này hay cách kia thì không khéo lại lạc đề nữa.
 
hè hè, lonxon này chỉ giỏi khỏang chuyển ngữ thôi,chứ English thì cực kỳ tệ.

chiếu theo thư anh tuchau, nhoc_nam muốn dịch tiếp cũng được, kô dịch cũng kô sao. Nhưng ý tôi thì cứ dịch,coi như 1 lần học E í mà.
 
Đúng là vừa đọc để hiểu vừa dịch ra Vese khó khăn quá . Cái bài mà bác post lên cho em là 1 bài báo cáo khoa học nên nó viết toàn cho những người "có trình độ" đọc không hà . Còn em thì … hic hic . :cry:
Dù sao , em sẽ ráng đọc bài đó để sau này còn hù … bạn bè được .
Hẹn gặp lại bác sau 1 tháng . Bác nhớ giữ lời hứa nhá . :wink:
 
-tôi có nghe loáng thoáng về siRNA hay RNAi hay gene silencing RNA. Đúng như bạn gì nói ở trên thì đây là một phương pháp tự nhiên có trong tế bào, khác với antisense. Mục đích của nó là knock down gene, tức làm bất hoạt một gene nào đó để nghiên cứu vai trò của nó. Đặc điểm của siRNA là nó cho phép nghiên cứu tế bào ở trạng thái intact thay vì phải tác động mạnh đến tế bào như antisense hoặc kỹ thuật ribozyme. si là viết tắt của small inhibitory (hay interfering cũng được)
Tuy nhiên khi thiết kế thí nghiệm người ta phải dùng negative control và dùng nhiều siRNA để tránh bị nhầm lẫn với sự hoạt hoá hệ thống interferon, cũng làm bất hoạt gene.
Theo bài báo mà tôi đọc thì kỹ thuật này đang phát triển rất nhanh trên thị trường. Người đầu tiên viết bài báo về siRNA là ông Tom Tuschl. Tuy nhiên bài báo của ông này vẫn phải mua nên chưa đọc free được.
đọc nhé:
http://www.bio.com/file_temp/GeneSilencing04.pdf;jsessionid=BJD1KBGYWNDLXR3FQLMSFEWHUWBNQIV0
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top