Các câu hỏi về sự phát triển của sinh giới.

phannhatthao

Junior Member
1/ Vì sao ít tìm thấy hóa thạch tại đại Thái cổ?
2/ Sự sống khi phát sinh tập trung ở đâu? Vì sao?
3/ Sự phát triển sinh vật ở kỉ Cambri và Ocđôvic đã làm môi trường sống biến đổi như thế nào?
4/ Kể tên các sự kiện nổi bật trong đại Cổ sinh?
5/ Sự chuyển từ đòi sống ở nước lên cạn có ý nghĩa ntn đối với tiến hóa?
6/ Đại Trung sinh có những SV nào chiếm ưu thế?
7/ Vì sao cuối kỉ Phấn trắng bò sát khổng lồ bị tiêu diệt, động vật máu nóng lại phát triển?
8/ Ưu thế cây hạt kín ở môi trường trên cạn?
9/ Nguyên nhân xuất hiện tổ tiên loài người?
10/ Đại Tân sinh có những nhóm sinh vật nào phát triển ưu thế?
Các bạn trả lời giúp mình nhé. Cảm ơn nhiều!(y)
 
Mỗi lần đọc những câu hỏi kiểu này là đầu óc nóng bốc khói lên!!! Bạn hãy mở sách giáo khoa ra, tự đọc và trả lời từng câu một cho đề cương ôn thi của bạn. Không hiểu cái gì thì hỏi chứ không phải bê nguyên cả bộ đề cương ôn tập lên đây.
 
Câu 1: Do đại thái cổ chưa có sinh vật nhân thực thì phải. mà có thỉ cũng chẳng to mà chết nó trở thành hoá thạch đc @@

Câu 2: ở dưới biển. Bắt đầu từ các giọt covaxecva ( viết thế này thì phải, lâu ko mở sách quên rùi ) gồm màng photpholipit bên trong chứa ADN,ARN, Protein.

Câu 3: Tảo biển ngự trị và thực vật xuất hiện => càng có nhiều khí O2 ( vì kỉ Cambri trong khí quyển nhiều CO2)

Câu 4: cái này trong sách giáo khoa ( bạn lười quá ) kể cả đặc điểm địa chất khí hậu lẫn sinh vật điển hình

Câu 5: cái này quên mất rùi, ý thì hiểu nhưng khó diễn giải quá :mrgreen:

Câu 6: hạt trần và khủng long

Câu 7: do thiên thạch rơi xuống trái đất mà người ta hay nói đó => tuyệt diệt nhiều loài khủng long. ĐV máu nóng lúc này nhỏ nên lẩn trốn đc, khí hậu từ đó thay đổi các loài bò sát ko thích ứng đc nên toi :hihi:

Câu 9: hình như do chuyển từ trên cây xuống dưới đất vì thế các cơ quan phát triển theo hướng dưới đất, và việc sử dụng công cụ và lửa => càng tiến hoá theo hướng người.

Câu 10: tất nhiên là thú, chim và cây hạt kín rùi.
 
1, Hóa thạch thì vẫn có chứ anh nhỉ, chỉ có điều nó là vi hóa thạch thôi, bé tẹo à.
7, Không chỉ là trốn dược hay không, mà hình như là còn do vấn đề nguồn thức ăn; động vật máu nóng ăn tạp nên nguồn thức ăn phong phú và có thể thích nghi tốt hơn, vì bất cứ nguồn thức ăn nào cũng có thể sử dụng và kích thước nhỏ nên không cần hiều năng lương như bò sát; bò sát chỉ chuyên hóa một loại thức ăn mà lại còn cần nhiều năng lượng cho cơ thể có kích thước lướn nên không thể tìm được đủ thức ăn cho nhu cầu cơ hể, cộng với việc không tìm được chỗ trú ẩn mà phải đối mặt trực tiếp với môi trường khắc nghiệt nên chết dần là dễ hiểu. Cũng không thể không tính đến sự cạnh tranh của loài thích nghi hơn.:D
 
động vật máu nóng ăn tạp nên nguồn thức ăn phong phú và có thể thích nghi tốt hơn, vì bất cứ nguồn thức ăn nào cũng có thể sử dụng và kích thước nhỏ nên không cần hiều năng lương như bò sát; bò sát chỉ chuyên hóa một loại thức ăn mà lại còn cần nhiều năng lượng cho cơ thể có kích thước lướn nên không thể tìm được đủ thức ăn cho nhu cầu cơ hể, cộng với việc không tìm được chỗ trú ẩn mà phải đối mặt trực tiếp với môi trường khắc nghiệt nên chết dần là dễ hiểu. :D

Ôi Chúa ơi, cái gì thế này :((, bạn đọc được ở chỗ nào những cái thứ như thế này hay bạn tự nghĩ ra trong đầu vậy?
 
1, Hóa thạch thì vẫn có chứ anh nhỉ, chỉ có điều nó là vi hóa thạch thôi, bé tẹo à.
7, Không chỉ là trốn dược hay không, mà hình như là còn do vấn đề nguồn thức ăn; động vật máu nóng ăn tạp nên nguồn thức ăn phong phú và có thể thích nghi tốt hơn, vì bất cứ nguồn thức ăn nào cũng có thể sử dụng và kích thước nhỏ nên không cần hiều năng lương như bò sát; bò sát chỉ chuyên hóa một loại thức ăn mà lại còn cần nhiều năng lượng cho cơ thể có kích thước lướn nên không thể tìm được đủ thức ăn cho nhu cầu cơ hể, cộng với việc không tìm được chỗ trú ẩn mà phải đối mặt trực tiếp với môi trường khắc nghiệt nên chết dần là dễ hiểu. Cũng không thể không tính đến sự cạnh tranh của loài thích nghi hơn.:D
Thứ nhất: ĐV máu nóng có nhiều loại : ăn cỏ, ăn côn trùng, ăn thịt, ăn tạp .... chứ ko phải con nào cũng ăn tạp
Thứ 2: ko hẳn là do thức ăn và nơi ẩn nấp mà loài bò sát tuyệt chủng, cái chính là nó là loài đv biến nhiệt @@ và kích thước quá khổ
 
Cảm ơn vì mọi người đã giúp mình.
Nhưng không phải mình lười đâu, mình thăc mắc câu 3,5 và 7 thôi.
Đây là đáp án của mình, nhờ các bạn xem có đúng không.
1/Vì thời kì này mới bắt đầu xuất hiện sư sống là các SV nhân sơ nên SV còn nghèo nàn, nên ít hóa thạch.
2/Tập trung ở biển do ở giai đoạn tiến hóa hóa học, các hợp chất hữu cơ theo các trận mưa kéo dài hàng trăm năm rơi xuống biển nguyên thủy, nước biển nguyên thủy chứa đầy các chât hữu cơ hòa tan, tạo ra những dd keo, 2 dd keo khác nhau đông tụ thành giọt côaxecva( mầm mống đàu tiên của sự sống ).Và chính các trận mưa này đã làm TĐ bị bao phủ hầu khắp bởi biển.
3/Sự biến đổi:
-ở kỉ Cambri: phân hóa tảo , phát sinh ĐV (không rõ có ảnh hưởng gì)
-ở kỉ Ocđôvic: phát sinh TV, làm giảm lượng CO2, tăng O2
4/
-phát sinh ĐV,TV, phân hóa loài
-nhiều SV bị tuyệt diệt
-chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn
5/Đây là sự thuc đẩy tiến hóa, hình thành loài mới, làm cho sinh giới ngày cang đa dạng.(chắc vậy:D)
6/hạt trần đặc biệt là bò sát cổ
7/Vì:
-chỗ trú ẩn
-bò sát khổng lồ có kích thước lớn( khổng lồ mà) nên cũng cần một khối lượng lớn thức ăn mà khí hậu lạnh nên thức ăn không đủ nên diệt vong.
8/Ưu thế:
-thích nghi với môi trường khô, nhiều ánh sáng
-có hình thức sinh sản hoàn thiện hơn, thụ tinh không phụ thuộc vào nước.
9/Do con người biết lao động đã làm con người hơn các loài ĐV: bàn tay khéo( chế tạo công cụ lao động ), tiếng nói (trao đổi kinh nghiệm), ...
10/Đó là hạt kín, sâu bọ, chim và thú.
Cảm ơn anh Jason Mraz và bạn MyLe_17 rất nhiều.
 
Cảm ơn vì mọi người đã giúp mình.
Nhưng không phải mình lười đâu, mình thăc mắc câu 3,5 và 7 thôi.
Đây là đáp án của mình, nhờ các bạn xem có đúng không.
1/Vì thời kì này mới bắt đầu xuất hiện sư sống là các SV nhân sơ nên SV còn nghèo nàn, nên ít hóa thạch.
2/Tập trung ở biển do ở giai đoạn tiến hóa hóa học, các hợp chất hữu cơ theo các trận mưa kéo dài hàng trăm năm rơi xuống biển nguyên thủy, nước biển nguyên thủy chứa đầy các chât hữu cơ hòa tan, tạo ra những dd keo, 2 dd keo khác nhau đông tụ thành giọt côaxecva( mầm mống đàu tiên của sự sống ).Và chính các trận mưa này đã làm TĐ bị bao phủ hầu khắp bởi biển.
3/Sự biến đổi:
-ở kỉ Cambri: phân hóa tảo , phát sinh ĐV (không rõ có ảnh hưởng gì)
-ở kỉ Ocđôvic: phát sinh TV, làm giảm lượng CO2, tăng O2
4/
-phát sinh ĐV,TV, phân hóa loài
-nhiều SV bị tuyệt diệt
-chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn
5/Đây là sự thuc đẩy tiến hóa, hình thành loài mới, làm cho sinh giới ngày cang đa dạng.(chắc vậy:D)
6/hạt trần đặc biệt là bò sát cổ
7/Vì:
-chỗ trú ẩn
-bò sát khổng lồ có kích thước lớn( khổng lồ mà) nên cũng cần một khối lượng lớn thức ăn mà khí hậu lạnh nên thức ăn không đủ nên diệt vong.
8/Ưu thế:
-thích nghi với môi trường khô, nhiều ánh sáng
-có hình thức sinh sản hoàn thiện hơn, thụ tinh không phụ thuộc vào nước.
9/Do con người biết lao động đã làm con người hơn các loài ĐV: bàn tay khéo( chế tạo công cụ lao động ), tiếng nói (trao đổi kinh nghiệm), ...
10/Đó là hạt kín, sâu bọ, chim và thú.
Cảm ơn anh Jason Mraz và bạn MyLe_17 rất nhiều.
Sau đây là ý kiến riêng của mình, có gì sai mong mọi người góp ý tích cực nhé.
1. Có lẽ không hẳn chỉ là thời kỳ này có ít hóa thạch và sinh vật nghèo nàn. Theo mình nghĩ thì sinh vật nhân sơ không đồng nghĩa với ít loài sinh vật. Việc tìm được nhiều hay ít hóa thạch không chỉ phụ thuộc vào yếu tô số lượng hóa thạch được tạo ra mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Muốn tìm được hóa thạch của sinh vật trong đại thái cổ cần đào sâu và có kính hiển vi đủ độ phóng đại, cũng có thể suy ra là việc tìm kiếm hóa thạch trong đại thái cổ chỉ gần đây mới có đủ điều kiện để thu được kết quả.

5. Mình xin được nói thêm theo ý hiểu của mình. Theo mình:
- môi trường mới sẽ mở ra hướng tiến hóa mới, dẫn đến sự đa dạng phong phú ... như bạn nói. Mình đồng ý!:D
- môi trường trên cạn khắc nghiệt hơn sẽ đẩy nhanh tốc độ chọn lọc tự nhiên nên cũng đẩy nhanh tốc độ tiến hóa. Điều kiện khắc nghiệt, không bảo vệ sinh vật trước tác động của ánh sang mặt trời, không dồi dào nguồn nước, không có sự nâng đỡ của nước,... sẽ thúc đẩy chọn lọc theo hướng phức tạp và hoàn thiện sinh vật, tạo ra những sinh vật ít bị phụ thuộc vào môi trường hơn như các sinh vật hằng nhiiệt hay cây hạt kín.

7. Yếu tố quan trọng nhất mở đầu cho sự tuyệt diệt của khủng long và tạo cơ hội cho loài máu nóng là vụ thiên thạch đâm vào trái đất.
Bản thân vụ va chạm gây ra động đất, sóng thần, cháy rừng và nướng chín khá nhiều sinh vật.:rose: Khủng long không trốn đi đâu được, chết khá nhiều:rose:đến khi tình hình hết sóng thần, động đất, thì các loài sinh vật phải đối mặt với biến đổi khí hậu, quan trọng nhất là hiệu ứng nhà kính do tro bụi từ thiên thạch và rất nhiều núi lửa phun trào trước đó cộng với khí CO2 do cháy rừng nên sự trao đổi nhiệt của trái đất bị ngăn chặn. Nhiệt năng từ vụ va chạm... không thoát được gây ra một thời gian nóng lên toàn cầu, dẫn đến thiên tai kiểu bão lũ và hạn hán,... Quyết khổng lồ nếu còn chỗ nào chưa chết cháy thì sẽ chết vì hạn=> khủng long thiếu thức ăn và chết đói:rose:Đến khi lượng nhiệt năng đó được các cơn bão xài hết, do trái đất vẫn đang bị mây bụi bao phủ nên không thoát được nhiêt cũng như nhận được nhiệt=>quay sang băng hà. Do là loài biến hiệt lại to lớn, không tìm được chỗ trú ẩn trước cái lạnh khắc nghiệt lại thêm thức ăn thực vật lại càng hiếm=>khủng long lại tiếp tục chết.
Các loài máu nóng có thân nhiệt không phụ thuộc môi trường nên vẫn có thể thích nghi được vói điều kiện nhiệt độ thay đổi tốt hơn và có cơ hội phát triển cả trong điều kiện khó khăn này. Kích thước nhỏ cho phép chúng có thể trú ẩn trước các thiên tai và linh hoạt trong việc di chuyển tìm nơi trú ẩn cũng như tìm ngồn sống.Chúng cũng đòi hỏi ít năng lượng hơn, ít thức ăn hơn, và nguồn thức ăn từ các loài thực vật còn sống sót như hạt kín, hạt trần, rêu,... có sinh khối không lớn cũng đủ để đáp ứng nhu cầu của chúng.
Em xin đính chính lại ý kiến của em về các loài ăn tạp: em hoàn toàn không có ý định nói rằng tất cả các loài máu nóng đều ăn tạp đâu ạ. Ý em chỉ muốn nói rằng có một xu hướng phát triển của động vật máu nóng trở thành các loài ăn tạp, đã tận dụng được nhiều hơn từ môi trường sống.

Em cũng đồng ý với anh Jason rằng sinh vật biến nhiết mà to qúa khổ thì đúng là điểm vô cùng bất lợi.
 
Thực ra sự hóa thạch đối với vi khuẩn và những loài thân mềm là rất khó, do sau khi chết chúng có thể bị phân hủy hoàn toàn rất dễ dàng. Khi vi khuẩn chết đi thì có phải là chúng sẽ tự tiết ra enzym phân giải đúng không? Hơn nữa quá trình này diễn ra rất nhanh nên làm gì có thời gian cho sự hóa thạch.
 
minh dong y voi ban.hoa thach doi voi than mem va vi khuan la rat kho.minh chua nghe thay hoa thach cua vi khuan bao gio ca.:)
 
Thứ nhất: ĐV máu nóng có nhiều loại : ăn cỏ, ăn côn trùng, ăn thịt, ăn tạp .... chứ ko phải con nào cũng ăn tạp
Thứ 2: ko hẳn là do thức ăn và nơi ẩn nấp mà loài bò sát tuyệt chủng, cái chính là nó là loài đv biến nhiệt @@ và kích thước quá khổ

Thuyết khủng long tuyệt chủng do thiên thạch va vào Trái Đất đã được thừa nhận rộng rãi mà
 
Thuyết khủng long tuyệt chủng do thiên thạch va vào Trái Đất đã được thừa nhận rộng rãi mà

bạn thử nêu tên một vài nhà khoa học nổi tiếng nào đã thừa nhận việc này để tôi có thể hình dung ra mức độ "thừa nhận rộng rãi" đến mức nào? thêm nữa nếu bạn đã khẳng định chắc nịch như thế thì cho biết thời điểm thiên thạch "va vào" trái đất xảy ra trước hay sau thời điểm khủng long bị tuyệt chủng? Nếu trước hoặc sau thì khoảng thời gian ước lượng là bao nhiêu (nghìn) năm? Thời điểm các loài khủng long khổng lồ tuyệt chủng diễn ra đồng loạt hay từ từ? Bằng chứng nào chứng tỏ điều đó?
 
Thuyết khủng long tuyệt chủng do thiên thạch va vào Trái Đất đã được thừa nhận rộng rãi mà
Khoa học khác tôn giáo ở chỗ, giả thuyết kg đc đưa vào làm thực tế hay là lịch sử. Giả thuyết đc đưa ra để giải thích 1 số việc, và để đạp đổ :mrgreen:. Thiên thạch gì gì đó cũng vậy, mãi mãi chỉ là giả thuyết cho dù nó đã xay ra hay kg. Chung quy lại, khoa học làm việc bằng cách đi tìm nhìu giả thuyết khác nhau và chứng minh nó, chứ kg loay hoay hoài với 1.
 
minh dong y voi ban.hoa thach doi voi than mem va vi khuan la rat kho.minh chua nghe thay hoa thach cua vi khuan bao gio ca.:)
Em nhớ trong sách Phillip Chilton có cái ảnh mà. Ảnh vi hóa thạch từ thành hệ Guntflint Chert, Ontario(tập 2 trang 95)
 
Công bố nguyên nhân khủng long bị tuyệt chủng
Qua hoạt động khảo cổ, nhân loại biết rằng trái đất từng có thời gian nằm dưới sự thống trị của loài khủng long khổng lồ. Tuy nhiên các sinh vật này đã bị tiêu diệt một cách bí ẩn cách nay hàng chục triệu năm. Đầu tháng 3 vừa qua, một ủy ban nghiên cứu quốc tế đã có kết luận cuối cùng về nguyên nhân chính khiến khủng long tuyệt chủng.

Thiên thạch “sát thủ”

Những con khủng long từng một thời tung hoành trên trái đất đã bị hủy diệt bởi một thiên thạch khổng lồ cách đây 65 triệu năm. Đó là kết luận cuối cùng của một ủy ban quốc tế gồm 41 chuyên gia tới từ Mỹ, Mexico, Canada, Nhật Bản và châu Âu.

Các khoa học gia này đã nghiên cứu những chứng cứ về trận diệt chủng kinh hoàng cuối kỷ Phấn trắng, vốn sát hại hơn một nửa sinh vật trên trái đất. Họ quả quyết rằng nguyên nhân chính là do một thiên thạch khổng lồ với đường kính 15km đã đâm vào vùng ngày nay là hố Chicxulub ở Mexico.

“Thiên thạch có thể đã đâm trúng trái đất với lực mạnh hơn 1 tỷ lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima” - các nhà khoa học cho biết trong một báo cáo chung được đăng tải trên tờ Science.

Ủy ban quốc tế nói trên hy vọng kết quả nghiên cứu của họ sẽ chấm dứt các tranh cãi về nguyên nhân gây ra thảm họa diệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng.

Bác bỏ giả thuyết do núi lửa

Lâu nay vẫn có một số nhà khoa học cho rằng, khủng long và những loại thằn lằn có hình dáng giống chim hiện đại đã bị quét sạch khỏi trái đất bởi những đợt phun trào núi lửa liên tiếp. Họ đặt giả thuyết rằng hoạt động của núi lửa đã dồn nham thạch nóng chảy xuống bể đá Deccan Traps, nằm trên cao nguyên Deccan ở khu vực thuộc về Trung Tây Ấn Độ ngày nay, và lấp đầy Biển Đen hai lần. Hơn nữa, khí sulfur bốc lên từ các đợt phun trào được xem là nguyên nhân dẫn tới việc bầu khí quyển trái đất lạnh đi nhanh chóng, khiến loài khủng long bị tiêu diệt vì không thể thích nghi với môi trường sống mới.

Tuy nhiên những chứng cứ được công bố qua tạp chí Science cho thấy các hệ sinh thái cả ở dưới nước lẫn trên mặt đất đều bị hủy diệt nhanh trong thảm họa diệt chủng. Việc này khiến các khoa học gia đã bác bỏ nguyên nhân do phun trào núi lửa, bởi sẽ phải mất rất nhiều thời gian để các tác động tiêu cực của nó có thể giết chết những sinh vật khổng lồ như khủng long. “Bất chấp việc có chứng cứ cho thấy núi lửa hoạt động khá mạnh tại Deccan Traps ở kỷ Phấn trắng, các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước chỉ có những thay đổi rất nhỏ trong vòng 500.000 năm trước thời điểm diễn ra sự tuyệt diệt vào cuối kỷ Phấn trắng” - các nhà khoa học kết luận - “Việc khí sulfur bốc lên bầu khí quyển sau mỗi lần núi lửa phun trào... có những tác động rất ngắn lên hành tinh và không gây đủ thiệt hại để tạo nên một sự diệt chủng nhanh như thế đối với các sinh vật trên cạn lẫn dưới nước”.


“Kịch bản” của sự tuyệt chủng

Giả thuyết va chạm với thiên thạch lần đầu được khoa học gia Walter Alvarez và cộng sự nêu ra hồi năm 1980. Alvarez nói rằng sự gia tăng đột ngột lượng iridium trong lớp vỏ địa chất có niên đại cuối kỷ Phấn trắng là bằng chứng trực tiếp cho thấy tác động của vụ va chạm. Ông đặt ra khả năng một thiên thạch với đường kính từ 5 đến 15 km đã đâm vào rìa bán đảo Yucatan, Mexico, tạo nên miệng hố Chicxulub.

Mặc dù không thể đưa ra kết luận chính xác về tốc độ bị diệt chủng của loài khủng long, nhiều mô hình nghiên cứu đã chứng minh rằng những sinh vật khổng lồ này chết rất nhanh. Cộng đồng khoa học đều tin rằng cú va chạm với thiên thạch đã tác động lên khủng long theo hai hướng. Tác động trực tiếp tới từ việc tảng thiên thạch đâm vào trái đất với tốc độ nhanh hơn 20 lần đạn bắn. Cú va chạm đã phát nổ, bắn ra một hỗn hợp nham thạch và khí gas, đủ nóng để “thiêu cháy bất kỳ sinh vật sống nào ở quanh vụ nổ và không nhanh chân tìm được nơi trú ẩn”, như nhận xét của Gareth Collins, một thành viên thuộc nhóm khoa học gia quốc tế.

Tác động gián tiếp xảy ra khi các vật chất bị bắn lên bầu khí quyển trái đất với tốc độ cao. Chúng nhanh chóng phủ bóng tối lên bề mặt trái đất, ngăn cản ánh nắng mặt trời và tạo nên một mùa Đông lạnh giá trên quy mô toàn cầu, qua đó giết hại toàn bộ các sinh vật không thể thích nghi với môi trường sống mới.

Tháng 9/2007, những nhà nghiên cứu Mỹ dẫn đầu bởi William Bottke, khoa học gia thuộc Viện nghiên cứu Southwest, Colorado, hợp tác với các đồng nghiệp CH Czech đã sử dụng máy tính để xác định nguồn gốc của vụ va chạm Chicxulub. Họ đã tính toán và cho ra kết quả tới 90% khả năng vụ va chạm bắt nguồn từ một thiên thạch khổng lồ tên Baptistina, với đường kính xấp xỉ 160km. Thiên thạch này vốn di chuyển ổn định với quỹ đạo nằm trong vành đai thiên thạch ở giữa sao Hỏa và sao Mộc. Tuy nhiên cách nay 160 triệu năm, nó đã bị đâm trúng bởi một thiên thạch vô danh với đường kính 55km. Vụ va chạm này xé nhỏ Baptistina và một số mảnh vỡ đã lao về hướng trái đất. Một mảnh vỡ trong số đó đã đâm vào bán đảo Yucatan và tạo ra hố Chicxulub.

Ngoài tốc độ diệt chủng nhanh, một bằng chứng khác cho thấy “bàn tay dính máu” của thiên thạch trên là người ta đã tìm được khoáng chất thạch anh bị “sốc” (xáo trộn cấu trúc tinh thể) tại lớp vỏ trái đất có niên đại trùng với giai đoạn cuối kỷ Phấn trắng. Các nhà khoa học tin rằng thạch anh chỉ có thể bị “sốc” nếu nó chịu tác động bởi một lực khổng lồ, dưới tốc độ cao. Rõ ràng chỉ thứ gì đó tương tự một thiên thạch với đường kính rất lớn và di chuyển ở tốc độ cực cao mới có thể làm được chuyện như vậy.

Sự hủy diệt cuối kỷ Phấn trắng đã chấm dứt 160 triệu năm thống trị của khủng long và cho phép động vật có vú, những thủy tổ của con người, vươn lên “ngự trị” trái đất.

___________________________________


1/ Do anh hỏi về lượng kiến thức sâu + chuyên môn mà em chưa học nên em phải google và bê cả bài báo về đây, xin bỏ qua cho việc này.
2/ Cũng do em chưa có đủ khả năng đọc các bài báo, nghiên cứu bằng tiếng Anh nên cũng phải xài tiếng Việt.
3/ Anh có cần phải có thái độ như vậy không? Đây là diễn đàn sinhhocvietnam, những người anh đang tiếp xúc đều đam mê sinh học, đều là đàn em của anh, không phải bọn trẻ trâu ngu học vào phán bậy, anh không thể có thái độ thân thiện hơn được à, hay cuộc sống ngoài đời thực của anh quá tệ nên anh phải "kiếm tìm địa vị", "khẳng định đẳng cấp" trong cái forum ảo này?
 
___________________________________


1/ Do anh hỏi về lượng kiến thức sâu + chuyên môn mà em chưa học nên em phải google và bê cả bài báo về đây, xin bỏ qua cho việc này.
2/ Cũng do em chưa có đủ khả năng đọc các bài báo, nghiên cứu bằng tiếng Anh nên cũng phải xài tiếng Việt.
3/ Anh có cần phải có thái độ như vậy không? Đây là diễn đàn sinhhocvietnam, những người anh đang tiếp xúc đều đam mê sinh học, đều là đàn em của anh, không phải bọn trẻ trâu ngu học vào phán bậy, anh không thể có thái độ thân thiện hơn được à, hay cuộc sống ngoài đời thực của anh quá tệ nên anh phải "kiếm tìm địa vị", "khẳng định đẳng cấp" trong cái forum ảo này?

Bạn thực sự làm tôi nổi giận vào buổi sáng thứ 2 đấy. Tôi chưa từng có bất kỳ một câu nào miệt thị bất kỳ một ai trong diễn đàn này. Khi tôi phản biện một ai đó là để cho các bạn hoàn thiện hơn về mình. Nếu bạn đọc kỹ những bài tôi viết thì sẽ thấy rằng, hầu hết các câu hỏi của tôi đều mang tính chất định hướng để các bạn tìm câu trả lời. Ai cần tài liệu mà tôi giúp được thì tôi giúp. Thân thiện là như thế nào? nghĩa là khi các bạn sai cả về kiến thức và tư duy suy nghĩ một vấn đề mà tôi vẫn khen các bạn và làm các bạn mờ mắt với những lời khen đó sao? Như thế gọi là thân thiện không?

Nếu bạn nghĩ rằng tôi vào đây để "khẳng định đẳng cấp" với các bạn học sinh và sinh viên thì xin lỗi, tôi sẽ không hỏi thêm và trả lời thêm bất cứ một bài nào nữa từ bạn. Cuộc sống ngoài đời thực của tôi như thế nào thì cũng không đến nỗi phải tìm kiếm sự ảo tưởng từ nơi này. Nếu không vì ngày trước tôi đã trưởng thành lên rất nhiều từ việc xây dựng diễn đàn này với bạn bè thì tôi cũng đã không quay lại để giúp các bạn trẻ. Xin lỗi bạn rằng tôi hiểu hơn ai hết đây là diễn đàn sinhhocvietnam. Tôi thấy hơi buồn vì những người lớn đã không còn tham gia nhiều nhưng vẫn còn các bạn trẻ. Nhưng với bạn thì tôi thật sự thất vọng.
 
Bạn thực sự làm tôi nổi giận vào buổi sáng thứ 2 đấy. Tôi chưa từng có bất kỳ một câu nào miệt thị bất kỳ một ai trong diễn đàn này. Khi tôi phản biện một ai đó là để cho các bạn hoàn thiện hơn về mình. Nếu bạn đọc kỹ những bài tôi viết thì sẽ thấy rằng, hầu hết các câu hỏi của tôi đều mang tính chất định hướng để các bạn tìm câu trả lời. Ai cần tài liệu mà tôi giúp được thì tôi giúp. Thân thiện là như thế nào? nghĩa là khi các bạn sai cả về kiến thức và tư duy suy nghĩ một vấn đề mà tôi vẫn khen các bạn và làm các bạn mờ mắt với những lời khen đó sao? Như thế gọi là thân thiện không?

Nếu bạn nghĩ rằng tôi vào đây để "khẳng định đẳng cấp" với các bạn học sinh và sinh viên thì xin lỗi, tôi sẽ không hỏi thêm và trả lời thêm bất cứ một bài nào nữa từ bạn. Cuộc sống ngoài đời thực của tôi như thế nào thì cũng không đến nỗi phải tìm kiếm sự ảo tưởng từ nơi này. Nếu không vì ngày trước tôi đã trưởng thành lên rất nhiều từ việc xây dựng diễn đàn này với bạn bè thì tôi cũng đã không quay lại để giúp các bạn trẻ. Xin lỗi bạn rằng tôi hiểu hơn ai hết đây là diễn đàn sinhhocvietnam. Tôi thấy hơi buồn vì những người lớn đã không còn tham gia nhiều nhưng vẫn còn các bạn trẻ. Nhưng với bạn thì tôi thật sự thất vọng.


Tội anh quá :)
1/ Lẽ thường khi nhìn 1 đống câu hỏi của anh ở post trước người ta đều nghĩ rằng anh là 1 người học cao hiểu rộng, đang đứng trên cao nhìn xuống thấy em trẻ trâu ngu học đang "sai cả về kiến thức lẫn tư duy", sau đó phán xuống vài câu hỏi mục đích hỏi thì ít mà mục đích khẳng định trình độ của mình thì nhiều.
2/ Không cần những lời lẽ đao to búa lớn mới gọi là miệt thị, những cái nó có vẻ văn minh lịch sự nhưng lại thâm hơn nhiều.
3/ Sao anh không nói gì đến bài báo em đưa? Thừa nhận hay phản biện? Phần bên dưới nói trúng cái gì rồi sao?
4/ Anh hoàn toàn có quyền thất vọng về một người mà anh chưa gặp mặt, chưa nói chuyện trực tiếp, và em cũng vậy. Em rất thất vọng về anh.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top