Đinh Văn Khương
Senior Member
Trong lịch sử chúng ta đã từng biết đến những cuộc di cư lớn của các sinh vật về phương Nam để tránh rét trong kỷ băng hà (Ice age). Tuy nhiên, xu thế hiện nay của trái đất đang diễn biến theo quá trình ngược lại, tức là ấm dần lên. Theo các viễn cảnh dự báo của ICCP (2007), đến 2100 nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất có thể tăng lên từ 1.8 - 4 độ C. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, rất nhiều các loài sinh vật đã và đang tiếp tục di chuyển lên phía Bắc (Northward). Điều này đã đặt ra một số vấn đề như sau:
1. Những chính sách với các loài di cư: khi chúng di cư vào một quốc gia mới mà trước đó không nằm trong vùng phân bố của chúng, những mối tương tác khác loài mới được hình thành và có thể phá vỡ những mối cân bằng của các loài địa phương? Liệu chúng ta có nên quản lý chúng bằng những chính sách như với các loài ngoại lai (exotic species- được du nhập do con người) hay coi chúng là một phần tất yếu của tự nhiên và cứ để tự nhiên tự điều chỉnh.
2. Với các loài quí hiếm nhưng khả năng di cư rất hạn chế, các loài này sẽ gặp những vấn đề rất lớn để có thể sống sót trong những nơi sống cũ đã bị thay đổi các điều kiện về nhiệt độ, chế độ mùa, mưa, gió, ngập mặn etc. Trong hoàn cảnh này liệu con người có nên giúp chúng thực hiện di cư đến một nơi mà chúng ta cho là tốt hơn dựa trên các cơ sở khoa học đã biết.
3. Với những loài đã ở phía Bắc bán cầu và khó có thể di cư xa hơn được nữa thì giải quyết với chúng như thế nào để bảo tồn được đa dạng sinh học?
4. Các bạn có thông tin nào về những vấn đề này ở Việt Nam?
Rất mong nhận được các ý kiến của các bạn về vấn đề này. Các bạn có thể tra cứu các thông tin khoa học trên google và dựa trên kiến thức của mình tham gia trao đổi với tôi nếu các bạn có quan tâm. Nếu các bạn đọc các thông tin trên các tạp chí khoa học quốc tế mà không hiểu đoạn nào đó thì có thể copy và paste qua đây tôi sẽ cố gắng giải thích cho các bạn bằng những gì mình biết.
ĐK
1. Những chính sách với các loài di cư: khi chúng di cư vào một quốc gia mới mà trước đó không nằm trong vùng phân bố của chúng, những mối tương tác khác loài mới được hình thành và có thể phá vỡ những mối cân bằng của các loài địa phương? Liệu chúng ta có nên quản lý chúng bằng những chính sách như với các loài ngoại lai (exotic species- được du nhập do con người) hay coi chúng là một phần tất yếu của tự nhiên và cứ để tự nhiên tự điều chỉnh.
2. Với các loài quí hiếm nhưng khả năng di cư rất hạn chế, các loài này sẽ gặp những vấn đề rất lớn để có thể sống sót trong những nơi sống cũ đã bị thay đổi các điều kiện về nhiệt độ, chế độ mùa, mưa, gió, ngập mặn etc. Trong hoàn cảnh này liệu con người có nên giúp chúng thực hiện di cư đến một nơi mà chúng ta cho là tốt hơn dựa trên các cơ sở khoa học đã biết.
3. Với những loài đã ở phía Bắc bán cầu và khó có thể di cư xa hơn được nữa thì giải quyết với chúng như thế nào để bảo tồn được đa dạng sinh học?
4. Các bạn có thông tin nào về những vấn đề này ở Việt Nam?
Rất mong nhận được các ý kiến của các bạn về vấn đề này. Các bạn có thể tra cứu các thông tin khoa học trên google và dựa trên kiến thức của mình tham gia trao đổi với tôi nếu các bạn có quan tâm. Nếu các bạn đọc các thông tin trên các tạp chí khoa học quốc tế mà không hiểu đoạn nào đó thì có thể copy và paste qua đây tôi sẽ cố gắng giải thích cho các bạn bằng những gì mình biết.
ĐK