kháng thể đánh dấu phóng xạ săn tìm tế bào nhiễm HIV

kháng thể đánh dấu phóng xạ săn tìm tế bào n

Kháng thể ?đuổi bắt với nhân tố đánh dấu phóng xạ cung cấp phương thức điều trị mới

Erica Check

Trong vòng 10 năm,  các nhà nghiên cứu đã chiến thắng sẽ loại trừ HIV xâm nhiễm miễn dịch cho ?cơ thể bệnh nhân. Bây giờ họ nghĩ rằng kháng thể đánh dấu phóng xạ phải thực hiện sự mưu mẹo. Các nhà khọa học đến từ Mỹ và Đức đã kết hợp các kháng thể truy tìm tế bào nhiễm HIV với lượng phóng xạ đủ sức hủy diệt chúng khi họ thông báo trên tờ Plos Medicine số ngày 6, tháng 11.

Harris Goldstein, trường cao đẳng duợc Albert Einstein, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, nói rằng một thể thức mới phải được sử dụng để tiêu diệt các tế bào nhiễm HIV ngay sau khi một người nào đó bị nhiễm, trong một sự cố gắng ngăn chặn virus thiết lập một sự đổ bộ lâu dài trong cơ thể.Vì thế cách điều trị có lẽ sử dụng kết hợp thường xuyên các thuốc hiện hành như là liệu pháp chống đối retrovirus hoạt động cao độ (HART).Song cũng vì thế mà người bệnh phải sử dụng lâu dài sau khi bị nhiễm, có lẽ cùng với các thuốc chữa bệnh- vẫn trong thời kì thử nghiệm của họ mà mục tiêu để HIV dàn đầy các căn cứ nhỏ tự cô lập  làm nó tiếp đón hệ thống miễn dịch sẵn sàng hơn.
"Không có cách chữa trị HIV" Goldstein nói." Có một quan niệm mới dành cho HIV mục tiêu lây nhiễm tế bào và cách loại trừ chúng"
Goldstein và nhóm của ông đã thử nghiệm thể thức của các ông trong môi trường nuôi cấy tế bào ở chuột. Đầu tiên, nhóm dựng nên một màn tự vệ: hóa chất phóng xạ gia nhập vào kháng thể  nhận ra những protein đặc biệt có mặt trên bề mặt tế bào nhiễm HIV. Trong các thí nghiệm nuôi cấy mô, kháng thể tiêu diệt hầu hết các tế bào nhiễm HIV.
 Các nhà nghiên cứu sau đó thử nghiệm các kháng thể phóng xạ ở chuột đã sử dụng một kĩ thuật đặc biệt vì thế kháng thể bao gồm các tế bào miễn dịch người mà HIV lây nhiễm. Chuột nhiễm HIV và sau đó tiêm kháng thể đánh dấu phóng xạ vào chúng.Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng kháng thể loại trừ tới 99% tế bào nhiễm HIV ở chuột, mặc dù liều gây chết cần để lọai trừ tổng số hầu hết cao hơn liều tương tự sử dụng với người.
Bây giờ, nhóm đang cố gắng tìm một công ty sẽ thử nghiệm điều đó trong một thử nghiệm lâm sàng.Đôi khi các ý kiến đã qua những thử thách trước đó : chẳng han, chất độc đã tấn công kháng thể với hi vọng là sẽ tiêu diệt tế bào nhiễm HIV.Nó đã không làm việc, nhưng khi chắc chắn kháng thể đánh dấu phóng xạ ?được dùng để điều trị ung thư, các nhà nghiên cứu hi vọng cái thể thức mới cũng làm việc với HIV.
 Câu hỏi chính sẽ là khi nào thể thức mới làm việc ở người và khi nào chất độc có hiệu ứng phụ. Hiệu ứng phụ chính gần như sẽ là rủi ro giết chết tế bào không nhiễm HIV. Các nhà khoa học đứng đằng sau nghiên cứu này nói rằng họ đã không nhìn thấy hiệu ứng phụ nào của chất độc ở chuột,dựa trên các đĩa nuôi cấy đếm được trong máu chuột, nhưng chỉ thử nghiệm lâm sàng mới xác định được khi nào có thể áp dụng thực sự như vậy ở người.

 Nguồn: http://www.nature.com/news/2006/061106/full/061106-1.html
 
Re: kháng thể đánh dấu phóng xạ săn tìm tế b?

Huỳnh Như Ngọc Hiển said:
Kháng thể  đuổi bắt với nhân tố đánh dấu phóng xạ cung cấp phương thức điều trị mới

Erica said:
Radioactive antibodies hunt out HIV-infected cells
Antibodies tagged with radioactive elements might provide a new treatment

=> Kháng thể (đánh dấu) phóng xạ truy tìm tế bào nhiễm HIV.
=> Kháng thể (đánh dấu) phóng xạ có thể là một phương thức điều trị mới

==> Phương thức tìm diệt tế bào nhiễm HIV bằng kháng thể đánh dấu phóng xạ

Hiển said:
Trong vòng 10 năm,  các nhà nghiên cứu đã chiến thắng sẽ loại trừ HIV xâm nhiễm miễn dịch cho  cơ thể bệnh nhân. Bây giờ họ nghĩ rằng kháng thể đánh dấu phóng xạ phải thực hiện sự mưu mẹo.

Erica said:
For decades researchers have wondered what it would take to eliminate the immunodeficiency virus HIV from a patient's body. Now they think that radioactive antibodies might do the trick.

=> Trong hàng thập niên trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã tự hỏi liệu có phương thức nào có thể loại trừ các tế bào nhiễm HIV khỏi cơ thể người bệnh. Giờ đây, những kháng thể đánh dấu phóng xạ có thể làm được điều này.

Hiển said:
Các nhà khọa học đến từ Mỹ và Đức đã kết hợp các kháng thể truy tìm tế bào nhiễm HIV với lượng phóng xạ đủ sức hủy diệt chúng khi họ thông báo trên tờ Plos Medicine số ngày 6, tháng 11.

Erica said:
Scientists from the United States and Germany have combined antibodies that seek out cells infected with HIV with radioactive payloads that can destroy them, as they report in the 6 November issue of PLoS Medicine.

Như kết quả công bố trên tờ Plos Medicine số ngày 6, tháng 11, các nhà khọa học đến từ Mỹ và Đức đã gắn mọt lượng phóng xạ vào các kháng thể có khả năng truy tìm tế bào nhiễm HIV để làm phá hủy diệt những tế bào này. (giống đánh bom cảm tử ở Iraq)

Còn nữa ...
 
Nguyễn Ngọc Lương said:
Phóng xạ đương nhiên là nhạy cảm hơn huỳnh quang. Nhưng không biết lợi có bất cập hại không?

Trong pp này, tính đặc hiệu và độ nhạy là phụ thuộc liên kết giữa kháng thể với thụ thể bề mặt. Còn phóng xạ chỉ có tác dụng như là 1 chất độc để tiêu diệt tế bào khi kháng thể đã phát hiện ra tế bào rồi. Gốc phóng xạ ko dùng để đánh dấu cho các thiết bị dò tìm.
 
Phương thức "săn bắn" tế bào nhiễm HIV bằng kháng thể đánh dấu phóng xạ


Có lẽ các nhà khoa học đã tìm ra cách loại trừ HIV khỏi cơ thể người bệnh. Vài  thập niên trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã tự chất vấn liệu có phương thức nào để loại trừ các tế bào nhiễm HIV khỏi cơ thể người bệnh.  Điều này giờ đây có thể thực hiện bởi những kháng thể đánh dấu phóng xạ. Theo kết quả công bố trên tờ Plos Medicine số ngày 6, tháng 11, các nhà khọa học đến từ Mỹ và Đức đã gắn một lượng phóng xạ vào các kháng thể có khả năng lùng sục tế bào nhiễm HIV  và phá hủy chúng.

Harris Goldstein, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Duợc Albert Einstein, nói rằng phương thức mới này có thể tiêu diệt các tế bào nhiễm HIV ngay khi chúng vừa mới xâm nhiễm cơ thể, do đó ngăn chặn nguy cơ HIV thiêt lập một sự lây nhiễm mãn tính trong cơ thể. Phương thức mới này có thể sử dụng kết hợp với liệu pháp HART (liệu pháp sử dụng chất chống virus cực mạnh) đang thịnh hành. Mặt khác, phương pháp cũng  thích hợp với  người đã nhiễm virus một thời gian bằng cách  kết hợp với các thuốc chữa trị  khác mà hiện giờ vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Các liệu pháp này sẽ gỡ bỏ lớp áo tàng hình của virus HIV, bắt giữ và tạo điều kiện để hệ miễn dịch có thể loại trừ hoàn toàn HIV ra khỏi cơ thể. "Đây chưa phải là một liệu pháp chữa trị hoàn chỉnh đối với bệnh HIV. Nó chỉ vạch ra hướng nghiên cứu để  định  vị và loại bỏ những tế bào bị nhiễm HIV", Goldstein đã phát biểu.

Goldstein và cộng sự đã thử nghiệm phương thức của họ trên tế bào nuôi cấy và trên chuột. Đầu tiên, họ thiết kế vũ khí của mình bằng cách gắn  chất phóng xạ lên những kháng thể có khả năng nhận ra những protein đặc hiệu chỉ có trên bề mặt tế bào nhiễm HIV. Trong các thí nghiệm trên tế bào nuôi cấy, kháng thể này đã tiêu diệt hầu hết các tế bào nhiễm HIV.


Các nhà nghiên cứu sau đó thử nghiệm các kháng thể phóng xạ trên những con chuột đã biến đổi di truyền. Vì thế mỗi kháng thể của chuột đều chứa các tế bào miễn dịch mà là mục tiêu ưa thích của HIV. Chuột bị gây nhiễm HIV, sau đó tiêm kháng thể đánh dấu phóng xạ vào chúng. Nhóm nghiên cứu  nhận thấy rằng kháng thể loại trừ tới 99% số tế bào nhiễm HIV ở chuột, tuy nhiên liều phóng xạ đã dùng để loại trừ virus triệt để hiện cao hơn mức cho phép sử dụng với người.

Hiện nay, nhóm đang cố gắng tìm một công ty sẽ tiến hành phương pháp của họ ở mức độ thử nghiệm lâm sàng. Thực ra trước đó đã có một vài ý tưởng tương tự  được thử nghiệm: chẳng hạn, gắn một chất độc vào kháng thể để chất độc này tiêu diệt tế bào nhiễm HIV. Song kế hoạch này đã không thành công. Tuy nhiên, việc dùng kháng thể đánh dấu phóng xạ đã được sử dụng thành công trong việc điều trị ung thư, do đó các nhà nghiên cứu hy vọng cách thức này cũng sẽ hữu hiệu với bệnh AIDS.

"Một lợi điểm của nghiên cứu này là nó đã ứng dụng thành công một liệu pháp xạ trị dùng cho bệnh ung thư vào trong trường hợp  bệnh nhân nhiễm HIV. Và điều này có thể sẽ đem lại nhiều hứa hẹn" David Margolis,  chuyên gia về HIV ở trường Đại học North Carolina tại Chapel Hill, người không liên quan đến nhóm tác giả, đã phát biểu như vậy.

Vấn đề chính hiện nay là liệu phương thức này có phù hợp với con người, và liệu nó có gây ra tác dụng phụ. Tác dụng phụ ở đây là chất phóng xạ sẽ vô tình tiêu diệt cả những tế bào không nhiễm HIV. Các khoa học gia thực hiện nghiên cứu này khẳng định rằng họ đã không phát hiện bất kỳ dấu tích nào cho thấy sự nhiễm xạ ở chuột, bằng cách đếm số  tiểu cầu trong máu chuột. Tuy nhiên, chỉ  thử nghiệm lâm sàng mới xác định chính xác được liệu pháp này có thực sự an toàn với người hay không.
 
lấy đâu ra nhiều kháng thể có đánh dấu phóng xạ như vậy nhỉ. Đi diệt từng tế bào: không mới mẻ lắm; Thuốc này mà có thì chắc chắn vẫn còn rất đắt tiền.
 
Vấn đề ở đây là hoạt tính các gốc phóng xạ ko bền, nhanh chóng phân rã. Do đó, chắc chắn là ko có chuyện sản xuất trên quy mô công nghiệp được nên chắc là các cty dược cũng ko mặn mà với hướng này.

Đây có thể coi là một liệu pháp xạ trị tăng cường mà bệnh nhân chịu 1 lượng nhiễm xạ tương đối lớn. Thật là bí quá thì mới dùng đến nó thôi.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,683
Messages
71,577
Members
55,875
Latest member
dv388cc
Back
Top