Virus HIV và bệnh AIDS: hiểu biết và dự phòng

Hoàng Đức Minh

Senior Member
Staff member
Xin lỗi mod Lâm cho mình lấn quyền mod ở topic này nhé. Xin phép cho Minh được cầm chịch topic này. Mời các anh, các chị đặt câu hỏi về loại virus này cũng như bất cứ câu hỏi nào liên quan tới con virus này, em xin phép trả lời trong khả năng hiểu biết và trình độ tiếng anh dở ẹc của em, có thể trong diễn đàn đã có những topic về virus hiv nhưng tản mạn:

http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=130 -> bài của anh Hưng, tuy HIV chỉ là cái đinh để bác Hưng viết bài, nhưng nó cho phép thể hiện nhiều gợi ý xung quanh việc tìm biện pháp phòng chống hiv.

http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1336 trong topic này chỉ có bài của chị Mai là đánh giá khá tốt về virus hiv cũng như cơ chế miễn dịch cũng như cách tấn công của nó sau khi phát bệnh

http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1496 -> bài tổng hợp của anh Dũng tốt về khả năng tấn công của hiv và cách phòng chống cũng như lời khuyên của những người bị hiv, nơi khu trú, nơi trốn của nó.

http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1512 -> đề cập đến biện pháp mà virus sử dụng để xâm nhập vào cơ thể và cho rất nhiều gợi ý hay về biện pháp ngăn chặn hiv.

http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1047 -> vớ vỉn về điều trị hiv

Xin mời các anh chị đặt câu hỏi, em xin trả lời.
 
Việc tổng hợp lại các vấn đề trong diễn đàn thành một topic thế này rất hay.

Lâu rồi mình không quan tâm đến HIV. Minh có thể làm cái tổng kết hiện tại có bao nhiêu loại thuốc điều trị HIV trên thị trường và nguyên lý của mỗi loại thuốc này (kìm hãm hay tiêu diện HIV dựa trên cơ chế, cách thức tấn công vào giai đoạn nào trong chu trình sống và nhân lên của HIV) không?
 
Minh có thể làm cái tổng kết hiện tại có bao nhiêu loại thuốc điều trị HIV trên thị trường và nguyên lý của mỗi loại thuốc này (kìm hãm hay tiêu diện HIV dựa trên cơ chế, cách thức tấn công vào giai đoạn nào trong chu trình sống và nhân lên của HIV) không?

Hic, ngay mở đầu đã có một câu hỏi hóc búa, khó trả lời quá.

Theo em biết có khoảng gần chục loại nhưng chủ yếu là ARV để ngăn cản quá trình tự nhân lên của virus. Cái khó của việc sx thuốc điều trị hiv là do nó biến đổi quá nhanh nên chưa có loại nào hiệu quả cao cả.

Tổng kết sau nhé :D.
 
Cái khó của việc sx thuốc điều trị hiv là do nó biến đổi quá nhanh nên chưa có loại nào hiệu quả cao cả

Điều gì khiến HIV biến đổi quá nhanh như vậy? Và vì sao thông thường nghe trên đài báo thấy điều trị HIV thường phải dùng phối hợp nhiều loại thuốc?
 
Một bài của science về HIV, chắc có người post rồi nhưng không nhớ ở đâu nên post lại:
IS AN EFFECTIVE HIV VACCINE FEASIBLE?
Jon Cohen
In the 2 decades since researchers identified HIV as the cause of AIDS, more money has been spent on the search for a vaccine against the virus than on any vaccine effort in history. The U.S. National Institutes of Health alone invests nearly $500 million each year, and more than 50 different preparations have entered clinical trials. Yet an effective AIDS vaccine, which potentially could thwart millions of new HIV infections each year, remains a distant dream.

Although AIDS researchers have turned the virus inside-out and carefully detailed how it destroys the immune system, they have yet to unravel which immune responses can fend off an infection. That means, as one AIDS vaccine researcher famously put it more than a decade ago, the field is "flying without a compass."

Some skeptics contend that no vaccine will ever stop HIV. They argue that the virus replicates so quickly and makes so many mistakes during the process that vaccines can't possibly fend off all the types of HIV that exist. HIV also has developed sophisticated mechanisms to dodge immune attack, shrouding its surface protein in sugars to hide vulnerable sites from antibodies and producing proteins that thwart production of other immune warriors. And the skeptics point out that vaccine developers have had little success against pathogens like HIV that routinely outwit the immune system--the malaria parasite, hepatitis C virus, and the tuberculosis bacillus are prime examples.

Yet AIDS vaccine researchers have solid reasons to believe they can succeed. Monkey experiments have shown that vaccines can protect animals from SIV, a simian relative of HIV. Several studies have identified people who repeatedly expose themselves to HIV but remain uninfected, suggesting that something is stopping the virus. A small percentage of people who do become infected never seem to suffer any harm, and others hold the virus at bay for a decade or more before showing damage to their immune systems. Scientists also have found that some rare antibodies do work powerfully against the virus in test tube experiments.

At the start, researchers pinned their hopes on vaccines designed to trigger production of antibodies against HIV's surface protein. The approach seemed promising because HIV uses the surface protein to latch onto white blood cells and establish an infection. But vaccines that only contained HIV's surface protein looked lackluster in animal and test tube studies, and then proved worthless in large-scale clinical trials.

Now, researchers are intensely investigating other approaches. When HIV manages to thwart antibodies and establish an infection, a second line of defense, cellular immunity, specifically targets and eliminates HIV-infected cells. Several vaccines which are now being tested aim to stimulate production of killer cells, the storm troopers of the cellular immune system. But cellular immunity involves other players--such as macrophages, the network of chemical messengers called cytokines, and so-called natural killer cells--that have received scant attention.
The hunt for an antibody-based vaccine also is going through something of a renaissance, although it's requiring researchers to think backward. Vaccine researchers typically start with antigens--in this case, pieces of HIV--and then evaluate the antibodies they elicit. But now researchers have isolated more than a dozen antibodies from infected people that have blocked HIV infection in test tube experiments. The trick will be to figure out which specific antigens triggered their production.

It could well be that a successful AIDS vaccine will need to stimulate both the production of antibodies and cellular immunity, a strategy many are attempting to exploit. Perhaps the key will be stimulating immunity at mucosal surfaces, where HIV typically enters. It's even possible that researchers will discover an immune response that no one knows about today. Or perhaps the answer lies in the interplay between the immune system and human genetic variability: Studies have highlighted genes that strongly influence who is most susceptible--and who is most resistant--to HIV infection and disease.

Wherever the answer lies, the insights could help in the development of vaccines against other diseases that, like HIV, don't easily succumb to immune attack and that kill millions of people. Vaccine developers for these diseases will probably also have to look in unusual places for answers. The maps created by AIDS vaccine researchers currently exploring uncharted immunologic terrain could prove invaluable.

Có vẻ như sẽ có nhiều breakthrough về miễn dịch khi vaccine cho HIV được tìm thấy
 
Từ hôm Minh mở chủ đề,được cảnh báo trước nên Lâm đã không dám ho he gì, nhưng thấy một chủ đề hay&nóng hổi thế này mà chẳng bác nào tham gia ngoài các bác quen của nhà mình, nên chưa học được nhiều trừ một số bài mà Minh đã tổng kết lại.
Lâm thấy thì Minh trước hết có thể thu hẹp topic này lại một cái nhỏ hơn để mọi người dễ tìm hiểu hơn được không? Sau đó mở rộng thêm các hướng khác.
Một vấn đề nhạy cảm (không biết có lạc topic không) là hiện nay chưa có thuốc phổ biến với giá rẻ cho mọi người có thể dùng, chỉ có một số ít được dùng thuốc điều trị trong tổng số rất nhiều người mắc HIV. Mà bệnh này có khi 6,7 năm mới phát bệnh thì việc kiểm tra, nói cho người bệnh biết bệnh của mình liệu có là giải pháp tốt? Cũng giống như bệnh ung thư, tôi biết có rất nhiều gia đình khó khăn có người bị bệnh, phải điều trị bằng hóa chất rất đắt tiền và đã không đủ tiền nên đành nằm chờ chết. Không cho họ biết bệnh thì có tốt hơn không?
 
Mà bệnh này có khi 6,7 năm mới phát bệnh thì việc kiểm tra, nói cho người bệnh biết bệnh của mình liệu có là giải pháp tốt?

Bệnh ung thư nếu biết muộn chỉ chết 1 người, còn bệnh này biết mà cố tình giấu thì có khi nguy hại đến hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người (do lây truyền theo cấp số nhân và cố tình giấu thông tin như trên) trong thời gian 6 - 7 năm (thường là 10 năm, thậm chí có người 20 năm, hoặc có người virus tồn tại suốt đời mà ko chuyển sang giai đoạn AIDS) mà người đó mang bệnh vì virus tồn tại với số lượng lớn trong tinh dịch, dịch âm đạo, máu. Người lãnh đạn đầu tiên có thể là những người trong gia đình, rồi đến những người hay tiếp xúc xung quanh do vô tình có một vết xước ở tay mà lại nặn trứng cá, chích mụn nhọt, hoặc do bị một vết thương mà người đã mắc bệnh ko biết máu dính ra các đồ vật và người lành cũng chẳng may bị đứt tay, sứt chân, hay có vết thương hở như vừa nặn cái trứng cá rồi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm ở trên thì nguy cơ nhiễm cũng đã khá lớn xấp xỉ đối tượng có nguy cơ cao rồi. Vì vậy, phải cho người mắc biết càng sớm càng tốt tình trạng bệnh tật và tư vấn trước khi xét nghiệm cũng như chuẩn bị tinh thần cho người nhiễm virus biết những kiến thức cần thiết để bảo vệ những người thân, những người chăm sóc và cộng đồng.

Có thể đọc thêm một số thông tin về những hiểu biết cơ bản về virus HIV bệnh AIDS ở các trang web sau:

http://www.hiv.com.vn/khai-quat-hiv/default.aspx -> Những thông tin cơ bản và chung nhất về phòng tránh hiv và có thể tìm những nơi xét nghiệm và tư vấn xét nghiệm hiv ở đâu? địa chỉ, số điện thoại để nhận được tư vấn. Nguyên tắc là tất cả thông tin giữa bạn và nơi tư vấn được giữ bí mật theo quy định của pháp luật.

Một vấn đề nhạy cảm (không biết có lạc topic không) là hiện nay chưa có thuốc phổ biến với giá rẻ cho mọi người có thể dùng, chỉ có một số ít được dùng thuốc điều trị trong tổng số rất nhiều người mắc HIV

hiện tại có bao nhiêu loại thuốc điều trị HIV trên thị trường và nguyên lý của mỗi loại thuốc này

2 câu này chung 1 ý, nhưng vì nó liên quan tới khía cạnh lâm sàng và nhiều loại thuốc cũng như phác đồ điều trị liên quan tới giai đoạn AIDS và quá nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội cũng như các thuốc kèm theo các bệnh đó quá nhiều và đọc chả hiểu gì cả vì vậy xin phép trả lời sau (có quy định chi tiết về các loại thuốc cũng như phác đồ điều trị đi kèm nhưng 1 là đọc ko hiểu, 2 là dài quá nên ngại gõ và post lên)

Và vì sao thông thường nghe trên đài báo thấy điều trị HIV thường phải dùng phối hợp nhiều loại thuốc?

Thông thường người ta chỉ có thể hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xâm nhập và gây bệnh của các loại vi sinh vật khác, chứ ko thể loại trừ hoàn toàn được, cách an toàn nhất là sống cách ly trong điều kiện vô trùng hoàn toàn. Vì đến giai đoạn AIDS hệ miễn dịch gần như bị bỏ ngỏ do lượng tế bào miễn dịch giảm thấp CD4<200 tế bào/ml.
 
Ừ, đã hiểu câu trả lời, cảm ơn Minh. Nhưng mà rộng thế này, mình muốn tìm hiểu cùng mà chả biết tìm hiểu cái gì, vì có quá nhiều tài liệu về HIV. Minh ví dụ một vấn đề rồi ta trao đổi,okie?
 
Nhưng mà rộng thế này, mình muốn tìm hiểu cùng mà chả biết tìm hiểu cái gì, vì có quá nhiều tài liệu về HIV. Minh ví dụ một vấn đề rồi ta trao đổi,okie?

ok, vậy bắt đầu từ những kiến thức phòng tránh cơ bản trước nhé. Chỗ nào còn thắc mắc hoặc chỗ nào chưa hiểu thì hãy hỏi càng nhiều càng tốt, vì thêm một câu hỏi là đang giúp Minh. Các anh chị và các bạn xin cứ hỏi thật nhiều, càng chi ?tiết càng tốt. Nếu có băn khoăn gì thầm kín ko tiện hỏi trên diễn đàn có thể gửi thư cho em voime7@yahoo.com , hoặc chat bằng ym, tiêu đề phía trước: hiv/aids: nội dung hỏi.[/quote], em sẽ cố gắng trả lời trong khả năng hiểu biết của em ko cần và cũng ko nên nêu tên tuổi hoặc các thông tin cá nhân khác. Hoặc có thể vào diễn đàn www.hiv.com.vn để cùng chia sẻ.
---------------------------------------
Có một số bài khá hay của trang www.hiv.com.vn :

Phần I: Kiến thức chung


1. AIDS (SIDA) là gì?
AIDS là tên bệnh gọi tắt bằng tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrome, tên tiếng Pháp là SIDA, có nghĩa là Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải: Acquired Immuno Deficiency Syndrome.
Ðây chính là giai đoạn cuối của một bệnh lây truyền ở người do mắc phải loại siêu vi tên là HIV. HIV làm suy yếu dần dần hệ miễn dịch - là hàng rào phòng thủ chống lại bệnh tật của cơ thể, khiến cho các mầm bệnh thừa cơ hội tấn công gây ra nhiều chứng và bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong: Human Immuno deficiency Virus.

2. Ðã có thuốc trị khỏi HIV chưa?
Chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Ðến nay, các nghiên cứu về thuốc vẫn đang tiếp diễn và đã đạt vài tiến bộ quan trọng như:
Dùng phối hợp hai, ba thứ thuốc tốt hơn chỉ dùng một loại đơn độc. - Tìm ra các thuốc mới như: saquinavir, ritonavir, indinavir ... có thể giảm đáng kể số lượng HIV trong máu người bệnh. Tuy nhiên cần phải theo dõi ít nhất 3-5 năm nữa mới biết hết công hiệu cũng như những tác dụng phụ của các thuốc mới. Mặt khác, tiền thuốc quá cao: 10.000-15.000 đô-la Mỹ mỗi năm cho một người bệnh. Vì vậy, biện pháp tốt nhất vẫn là "phòng bệnh hơn chữa bệnh".

3. Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính, vậy có lây cho người khác không?
Vẫn lây như thường!
Bởi lẽ sau khi nhiễm, HIV đã có sẵn trong máu mà xét nghiệm thì chỉ tìm kháng thể chống HIV (chất được sinh ra trong máu khi mắc bệnh).ở thời kỳ cửa sổ thì HIV đã xâm nhập nhưng kháng thể chống HIV chưa được sinh ra hoặc số lượng còn quá ít , nên xét nghiệm chưa phát hiện được.

nguồn: http://www.hiv.com.vn/khai-quat-hiv/theme.aspx?ViewID=012
----------------------------
Phần II: Các đường lây

4. HIV lây qua quan hệ tình dục thế nào? Tại sao đồng tính luyến ái dễ bị AIDS?
Quan hệ tình dục ở đây ám chỉ là có sự giao hợp. Khi đó, HIV trong tinh dịch, chất nhờn âm đạo sẽ xâm nhập qua niêm mạc và các vết sây sát li ti ở đường sinh dục nữ, bộ phận sinh dục nam ... do động tác giao hợp gây ra.
Ðồng tính luyến ái nam thường có nguy cơ nhiễm HIV cao là do đặc điểm thích quan hệ với nhiều bạn tình và giao hợp qua hậu môn là nơi dễ sây sát hơn.

5. Quan hệ tình dục qua đường miệng có lây không? Ai lây cho ai?
Quan hệ tình dục qua đường miệng vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV mặc dù an toàn hơn so với giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn. Nguy cơ sẽ xẩy ra khi tiếp xúc với chất lây là tinh dịch, dịch tiết âm đạo hoặc máu từ vết lở, sây sát trên bộ phận sinh dục hoặc trong miệng người bệnh. Hướng lây truyền HIV chủ yếu từ tinh dịch, dịch tiết âm đạo người bệnh qua vết sây sát, vết thương trên môi, miệng người nhận. Vì vậy, quan hệ tình dục qua đường miệng cũng cần phải dùng bao cao su mới an toàn.

6. Xuất tinh ra ngoài hoặc đặt vòng tránh thai có tránh được nhiễm HIV/AIDS không?
Xuất tinh ra ngoài âm đạo, đặt vòng tránh thai chỉ tránh được ... thai thôi chứ không tránh được nhiễm HIV/AIDS!

7. Tình dục an toàn là gì?
Tình dục an toàn (safe sex) là "nghệ thuật" đạt cùng lúc hai yêu cầu : hưởng thụ tình dục mà vẫn an toàn. An toàn tức là không để cho máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo của bạn tình xâm nhập vào cơ thể. Ðể đạt yêu cầu này có hai cách : thứ nhất là không giao hợp nhưng vẫn đạt khoái cảm bằng cách ôm hôn, vuốt ve, xoa bóp... (kể cả thủ dâm); thứ hai là giao hợp được bảo vệ bằng bao cao su.
Tình dục an toàn không những phòng được AIDS mà còn tránh được các bệnh lây truyền qua đường itnhf dục như giang mai, lậu, mồng gà ...

8. Trong quan hệ tình dục, tại sao người nữ có khả năng bị lây nhiễm cao hơn nam giới?
Chỉ riêng về mặt sinh học, âm đạo có diện tiếp xúc rộng, lại dễ có khả năng trầy xước và viêm nhiễm hơn bộ phận sinh dục nam. Phụ nữ là người nhận trong lúc tinh dịch người bị nhiễm lại chứa HIV nhiều hơn so với dịch âm đạo.
Về mặt xã hội, đa số phụ nữ ở vào tư thế bị động, dù họ có ý thức phòng tránh bệnh nhưng khuyên bạn tình dùng bao cao su không phải là chuyện dễ!

9. Bệnh hoa liễu liên quan như thế nào với HIV/AIDS?
Bệnh hoa liễu và HIV/AIDS đều là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mắc bệnh hoa liễu gây ra các vết lở, viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, làm tăng khả năng lây nhiễm HIV.

10. Hôn sâu có lây không? Hôn sơ sơ nhiều lần có lây không? Bị mụn bọc, hôn có lây không?
Vấn đề không phải là hôn sâu hay hôn "sơ sơ" (bởi có thể với người này là "sâu" còn với người kia thì chỉ mới "sơ sơ" thì sao !) Muốn hôn đâu thì hôn, mấy lần cũng được, miễn đừng hôn vào những nơi có chất lây (máu, dịch sinh dục)
Mụn bọc nếu bị vỡ ra, thì có khả năng trở thành một cửa ngõ để HIV đi và đến.

11. Một cô gái ở quán cà phê hôn và rờ "của" cháu, cháu cũng có rờ lại. Vậy có bị bệnh AIDS không?
Rờ thì không sao, hôn vào "của" nhau thì có nguy cơ lây bệnh cho nhau. Hơn nữa, trong những trường hợp như vậy dễ dẫn tới những điều không thể ngờ trước được! Tránh đi thì hơn!

12. Có lần uống rượu say, em đi chơi "gái", cô gái nói giao hợp qua hậu môn thì không cần dùng bao cao su, có đúng như vậy không?
Cô gái ấy đã nói đúng nếu là để ngừa thai, vì giao hợp qua đường hậu môn không thể nào có thai được, nên không cần bao cao su.
Còn để ngừa AIDS, thì cô gái ấy nói sai hoàn toàn. Vì giao hợp bằng đường hậu môn rất dễ gây trầy xước tạo cơ hội cho HIV lây nhiễm dễ dàng hơn. Thực tế đã chứng minh nhiều người đồng tính luyến ái đã bị lây nhiễm HIV chính từ con đường giao hợp qua hậu môn.

13. Tại sao gọi bao cao su là "áo mưa"? Dùng bao cao su có đảm bảo an toàn 100% không? Sau giao hợp với gái mại dâm, nếu phát hiện bao cao su lủng có nguy cơ bị AIDS không? Sử dụng một lúc hai, ba bao cao su, liệu có an toàn chưa? Xài bao quá "đát" có an toàn không?
Gọi bao cao su là "áo mưa", có lẽ vì trong văn chương người ta dùng từ "mây mưa" để ám chỉ quan hệ tình dục. Mặc "áo mưa" là để tránh hậu quả ngoài ý muốn do cơn "mưa" này để lại như tránh thai, phòng các bệnh lây qua đường tình dục, nhất là phòng HIV/AIDS. Gần như chắc 100% an toàn nếu mặc "áo mưa" khi giao hợp trừ trường hợp bao lủng hay dùng chất bôi trơn không đúng. Bao lủng là do chưa biết cách sử dụng: làm rách bao khi xé vỉ, bể bao khi phóng tinh do quên bóp núm nhỏ ở đầu bao khi mang vào. Còn dùng chất bôi trơn không đúng, bao sẽ có những vết thủng li ti khiến virus thấm vào. Tránh được những sai sót đó là yên tâm, chỉ cần mang một bao cũng đủ an toàn rồi, cần chi hai, ba bao cho mất vui ! Không chỉ riêng bao cao su, mà các loại hàng tiêu dùng khác như thực phẩm, thuốc men, hễ quá "đát" thì đều không đảm bảo chất lượng.

14. Sử dụng bao cao su đúng cách là thế nào?
Sử dụng bao cao su nguyên vẹn (không bị rách, không quá hạn sử dụng), mang vào đúng cách ngay khi bắt đầu giao hợp cho đến lúc kết thúc. Trình tự mang bao như sau đây:
1/Ðẩy bao về một phía rồi mới xé vỉ để tránh làm rách bao. Hướng mang bao là núm bao ở trên, vòng bao phía ngoài.
2/ Bóp xẹp đầu bao rồi chụp vòng bao lên đầu dương vật. Lăn nhẹ cho bao trùm kín đến sát gốc dương vật.
3/Sau khi phóng tinh, vừa giữ đáy bao vừa rút dương vật đang còn cương ra.
4/Mỗi bao cao su chỉ sử dụng một lần rồi bỏ.
Ngoài ra các bạn cần lưu ý thêm: - Khi chưa sử dụng, nên để bao ở chỗ mát, tránh để ở chỗ nóng, để kè kè trong túi quần vì sức nóng sẽ làm hư lớp nhựa bao. - Muốn bôi thêm chất trơn, bạn chỉ được dùng các chất trơn dùng riêng cho bao cao su, glyxêrin, tuyệt đối không dùng vadơlin, kem bôi mặt, dầu ăn sẽ làm bao dễ hư.

15. Em có người bạn mỗi lần đi chơi bời không chịu dùng bao cao su vì không thích, nhưng lại dùng một loại kem diệt khuẩn bôi lên dương vật, nói là phòng được AIDS có đúng vậy không?
Anh bạn đó nói dóc 100%, cho đến nay loại kem có thể phòng HIV/AIDS nhân loại vẫn chưa tìm ra. Nếu bạn là phụ nữ và là bạn tình của anh ta, thì đừng giao hợp với anh ta nếu anh ta không sử dụng bao (biết đâu anh ta đã nhiễm HIV vì ỷ lại với thứ kem diệt khuẩn ấy!).

16. Hai người nhiễm HIV có nên quan hệ tình dục nữa không?
Yêu là quyền con người, không ai cấm cản được. Trường hợp hai người đều nhiễm, tuy hết sợ lây HIV nhưng cũng có thể làm cho bệnh nặng thêm, ngoài ra vẫn khuyến khích dùng bao cao su để không bị lây thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (nếu có).

17. HIV dễ bị tiêu diệt. Vậy thụt rửa kỹ bằng thuốc sát trùng có tránh được nhiễm HIV/AIDS không? (đặc biệt sau mỗi lần giao hợp)
Chắc chắn là không thể ngăn cản được virus rồi! Vì trong lúc giao hợp thì virus có dư thời gian đi vào cơ thể bạn để "sinh con đẻ cái", chứ nó đâu có "khờ khờ" mà nằm bên ngoài chờ người ta sát trùng!

18. Em không muốn "quan hệ" trước khi kết hôn, nhưng anh ấy thì muốn. Vậy phải làm sao?
Có thể dùng kế hoãn binh: "thích thì chiều nhưng trước hết anh phải chiều em, sau đó em mới chiều anh". Tất nhiên anh ấy đồng ý ngay, sau đó bạn liền trả lời: "Như vậy thì anh ráng đợi tới khi làm đám cưới em sẽ chiều anh".
Nếu sau câu nói đó mà anh ta không bằng lòng, đòi chia tay thì rõ ràng anh ta chưa yêu chân thật. Tóm lại, nếu bạn muốn giữ gìn thì đừng tạo điều kiện gần gũi quá đáng vì tình cảm rất khó nói và khó dừng. Nên biết kềm chế.

19. Phải thuyết phục thế nào để anh ấy chịu mang bao cao su?
Phải tìm hiểu chỗ vướng mắc, ngại ngần của anh ấy đối với bao cao su là ở chỗ nào: nghĩ mình không được tin cậy, e ngại vấn đề khoái cảm hay không tin chất lượng bao... mà tìm hướng giải quyết. Tuy là hơi khó nhưng phải kiên nhẫn mới được!

20. Bị người đồng tính luyến ái yêu làm sao có thể cắt đứt được. Em rất khổ tâm vì bạn em rất dễ giận và nổi cộc, dọa sẽ giết em?
Tùy cơ ứng biến, nếu chưa thuyết phục dứt khoát được ngay thì nên lánh mặt một thời gian, đồng thời tìm người có uy tín đối với bạn ấy (cha mẹ, người thân, bạn bè...) tìm cách khuyên bảo dần dần. Nếu cần, nên đến các Trung tâm tham vấn về tâm lý hoặc về HIV/AIDS để được giúp đỡ cụ thể hơn.

21. Chỉ thay kim mà không thay bơm tiêm thì có lây nhiễm HIV không?
Có lây nhiễm, vì kim và bơm thông nhau nên HIV có thể "ung dung" từ kim vào bơm rồi từ bơm lại theo lần chích mới mà xâm nhập vào cơ thể bạn.

22. Uống nước chung với người nhiễm HIV/AIDS có chứng chảy máu thường xuyên ở lợi răng có bị lây bệnh không?
Không lây, nếu người uống sau không có thương tổn chảy máu trong miệng làm ngõ vào cho HIV. Vả lại, khả năng để lại HIV trên miệng ly của người nhiễm dù là chảy máu lợi răng cũng rất là hy hữu!

23. Ði hớt tóc, dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây AIDS không?
Có thể bị lây AIDS nếu trước đó dao cạo chung dính máu người nhiễm HIV và HIV trong máu ấy còn sống. Thiếu một trong hai điều kiện trên thì không thể lây nhiễm được, khả năng này rất hiếm nhưng có thể có. Vì vậy, để an toàn và an tâm khi hớt tóc nên dùng loại dao gắn lưỡi lam riêng cho mỗi người. Lúc ấy, dù có đứt cả vành tai, bảo đảm chỉ có đau chứ không có AIDS!

24. Có thể dùng biện pháp thay máu cho người nhiễm HIV không?
Rất tiếc cơ thể người ta không giống như... chiếc xe gắn máy để có thể làm động tác thay máu như kiểu súc bình xăng và thay xăng, nhớt mới. Thay máu không thực hiện được vì hết sức nguy hiểm. Vả lại, HIV đâu chỉ sống trong máu mà còn ẩn trốn trong các hạch bạch huyết, chưa có cách gì loại chúng ra ngoài.

25. Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn. Vậy có lây AIDS không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?
Máu dính vào tay có thể yên tâm nếu người cứu nạn không bị thương tích. Còn máu bắn vào mắt thì hồi hộp hơn vì mắt là niêm mạc mà HIV có thể xâm nhập vào được. Vậy cần rửa mắt bằng nước sạch ngay khi đó.

26. Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị AIDS không?
HIV chỉ lây khi có đủ hai điều kiện:
a. Phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục của người bịnh.
b. Phải có vết trầy xước, vết thương hở, vết xâm kim ... để máu hoặc dịch sinh dục xâm nhập.
Vì vậy dụng cụ thẩm mỹ, nếu không khử trùng hoặc khử trùng không đúng cách thì có thể lây truyền HIV.

27. Cho máu bị từ chối, có phải đã nhiễm HIV không?
Cho máu là một hành động nhân đạo rất đáng quý. Nhưng để máu của "người cho" dùng được cho "người nhận" thì không được chứa các mầm bệnh như: siêu vi viêm gan B hoặc C, ký sinh trùng sốt rét... kể cả HIV.
Khi cho máu mà bị từ chối, có thể do đã mang trong người mầm bệnh qua đường máu nào đó chứ không hẳn là chỉ do mình đã nhiễm HIV. Các trung tâm tiếp nhận máu sẽ làm tham vấn cho bạn trong những trường hợp này.

28. Dùng quẹt gaz đốt các lưỡi lam đã xài rồi thì có bảo đảm diệt được HIV không?
Không bảo đảm diệt được HIV. Muốn dùng sức nóng để diệt HIV trong các vật dụng, y dụng cụ kim loại đã sử dụng, theo Y học chỉ có ba cách:
Hấp hơi nước bằng lò áp suất ở 121 độ C, áp suất 2 atmosphe trong 20 phút.
Hấp khô bằng lò điện ở 170 độ C trong 2 giờ.
Nấu trong nước sôi liên tục 20 - 30 phút kể từ lúc sôi.

29. Khám phụ khoa có lây AIDS không?
Không lây nếu thầy thuốc áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, giữ an toàn cho bệnh nhân, bằng cách:
- Khử trùng dụng cụ đúng cách.
- Thao tác khám chính xác, không gây sây-sát cho bệnh nhân. Phụ khoa là vấn đề sức khỏe rất quan trọng, đừng vì quá sợ nhiễm HIV mà không đi khám và chữa trị kịp thời.

30. Người phụ nữ nhiễm HIV, muốn giữ thai có được không?
Giữ thai hay không là quyền quyết định của bà mẹ. Nếu giữ, bà mẹ sẽ phải chấp nhận nguy cơ lây bệnh cho con là 30% và phải chuẩn bị người nuôi dưỡng cho trẻ trong trường hợp cha mẹ đều chết vì AIDS. Dù trẻ không nhiễm HIV đi nữa, số phận nó sẽ ra sao, không ai có thể trả lời thay cho bà mẹ điều đó.

31. Bú sữa mẹ có lây HIV/AIDS không?
Bú sữa mẹ cũng là một đường lây HIV/AIDS cho trẻ, nhưng khả năng lây thấp hơn lây khi mang thai và lúc sanh. Nếu có điều kiện kinh tế, bà mẹ nhiễm HIV/AIDS nên nuôi con bằng các loại sữa khác. Nếu không có điều kiện, vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ vì trong trường hợp này suy dinh dưỡng đe dọa trẻ còn đáng sợ hơn HIV/AIDS.

32. Chồng bị nhiễm HIV, muốn có con bằng thụ tinh nhân tạo có được không?
Ðược, với điều kiện thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch của người đàn ông không nhiễm HIV khác, chứ với tinh dịch của chồng, bạn có thể bị lây truyền HIV. Do vậy,cũng như hiến máu, để phòng tránh HIV qua thụ tinh nhân tạo, người cho tinh dịch bắt buộc phải xét nghiệm HIV với kết quả âm tính. Trong mọi trường hợp, nên xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

33. Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh? Có thể nghiên cứu sức đề kháng của muỗi đối với HIV để tìm ra thuốc trị AIDS?
HIV chỉ gây bệnh cho người. Cơ thể muỗi không có điều kiện cho HIV tồn tại và phát triển nên muỗi không bị bệnh và cũng không truyền bệnh, chứ không phải tại muỗi có sức đề kháng với HIV. Vì vậy, chẳng có lý do nào để dùng muỗi nghiên cứu thuốc trị AIDS.

34. HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
Cả hai trường hợp đều không lây. Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít (dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh. Ðối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn, chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.

Nguồn: http://www.hiv.com.vn/khai-quat-hiv/theme.aspx?ViewID=013
-------------------------------

Phần III: Xét nghiệm

35. Khi nào nên thử máu để biết có bị nhiễm HIV/AIDS không?
Ngoại trừ xét nghiệm HIV bắt buộc đối với người cho máu, xuất ngoại...,bạn có thể xét nghiệm khi "nghi nghi", lo lắng sau hành vi nguy cơ: quan hệ với nhiều bạn tình hoặc với người nhiều bạn tình như mại dâm, dùng chung kim ống tiêm chích ma túy...
Trước khi xét nghiệm, bạn nên đến các điểm tham vấn để tìm hiểu rõ ý nghĩa xét nghiệm, chuẩn bị tinh thần, biết cách phòng tránh HIV lây lan và không tái phạm nguy cơ mới nữa.

36. Có hành vi nguy cơ, sau bao lâu có thể xét nghiệm HIV?
Nên xét nghiệm sau khi có hành vi nguy cơ từ 3 đến 6 tháng. Bởi vì trước đó là "thời kỳ cửa sổ, tức là thời kỳ đã có HIV xâm nhập nhưng xét nghiệm vẫn chưa phát hiện được. Dĩ nhiên trong thời gian chờ đợi đó, không để xảy ra thêm "nguy cơ" mới!

37. Xét nghiệm viêm gan siêu vi B có tìm ra HIV không?
Không, xét nghiệm nào dành cho bệnh đó. Không có xét nghiệm định bệnh nào nhất cử lưỡng tiện cho nhiều thứ bệnh một lượt. Xét nghiệm Viêm gan siêu vi B thì chỉ cho biết có nhiễm siêu vi viêm gan B thôi chứ không can hệ gì đến HIV hết!

38. Bạn trai tôi làm ở hộp đêm, làm sao xác minh anh ấy có bị nhiễm AIDS không? Trước khi kết hôn có nên rủ vị hôn phu đi thử HIV/AIDS không?
Khi đã yêu nhau thì phải có niềm tin và thông cảm lẫn nhau. Hiện nay, HIV có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai dù lớn hay bé, công chức hay nhân viên khách sạn. Ðiều đáng nói là họ có hành vi an toàn và có kiến thức về AIDS hay không. Muốn biết rõ nhiễm HIV hay không, chỉ có cách đi xét nghiệm.
Còn việc trước khi kết hôn có nên đi xét nghiệm hay không là do bạn và người bạn đời của bạn quyết định. Về nguyên tắc thì nên đi xét nghiệm, kể cả xét nghiệm bệnh LTQÐTD.

Nguồn:
http://www.hiv.com.vn/khai-quat-hiv/theme.aspx?ViewID=014
-------------------

Phần IV: Triệu chứng và chăm sóc

39. Triệu chứng đầu tiên của người nhiễm HIV là gì?
Ða số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được, thậm chí kể cả bác sĩ khám bệnh tổng quát. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm thông thường nên không có đặc điểm gì riêng để nhận biết. Vì vậy, đối với nhiễm HIV có thể xem như không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để biết đã bị nhiễm.
Cách duy nhất để biết có bị nhiễm HIV không là phải xét nghiệm (thử máu).

40. Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh AIDS là gì?
Người nhiễm HIV khi đã tới giai đoạn AIDS có một số biểu hiện như: sụt cân, tiêu chảy kéo dài, sốt kéo dài, ho dai dẳng, ban đỏ, mụn rộp toàn thân (herpès), bệnh zona (giời leo) tái đi tái lại, bệnh đẹn ở họng, miệng, nổi hạch kéo dài hơn 3 tháng v.v...
Nhưng cần lưu ý một số nguyên nhân khác như ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch...cũng có thể cho những biểu hiện trên. Do vậy, muốn xác định là AIDS hay không cần được bác sĩ khám bệnh và thử máu. Không nên thấy ai "giống giống" cũng chụp mũ người ta bị AIDS!

41. Tâm lý người nhiễm HIV ra sao? Người nhiễm HIV có dễ bị điên không?
Khi biết mình nhiễm HIV, nhiều người thường cho rằng tất cả đều đã chấm hết(!). Họ bị nhiều chấn động về tâm lý như sợ hãi, khủng hoảng, suy sụp tinh thần ... Những chấn động này nếu quá nặng nề cũng có thể bị điên lắm chớ !
Trong giai đoạn này, vai trò của tham vấn viên và thái độ cư xử của cộng đồng, gia đình, bạn bè là hết sức quan trọng để người nhiễm ổn định tâm lý và tiếp tục hòa nhập vào xã hội.

42. Tại sao lúc gọi nhiễm HIV, lúc gọi AIDS?
Gọi nhiễm HIV là gọi chung tất cả những người đã mang HIV trong cơ thể, còn gọi AIDS là khi người nhiễm HIV đã suy giảm miễn dịch thể hiện qua xét nghiệm máu có số lượng Lympho bào T4 < 200/mm3 hoặc sức khỏe sa sút với nhiều chứng và nhiều bệnh nguy hiểm.
Phân biệt nhiễm HIV và AIDS nhằm để tiên lượng bệnh, thực hiện chế độ chăm sóc thích hợp, điều trị và đánh giá hiệu quả, nghiên cứu và thử nghiệm vaccin. Người nhiễm HIV chưa có triệu chứng vẫn sống, lao động bình thường trong nhiều năm, nhưng khi đã bộc phát AIDS, sức khỏe họ sẽ suy sụp nhanh có thể chỉ trong vài tháng.

43. Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình, cần làm gì để tránh lây lan?
Người bệnh cần hiểu rõ các đường lây HIV để tránh lây cho người khác:
- Nếu có quan hệ tình dục, lúc nào cũng phải dùng bao cao su
- Trong sinh hoạt, cần dùng riêng những thứ có thể dây dính máu như: kim ống chích, kim châm cứu, dao cạo mặt, dao lam, bàn chải răng, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay.
- Các loại rác có máu như: giấy, bông gòn, băng, gạc, kim ống chích ... cần cho vào 2 lớp túi nylon cột chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác. Khi máu mủ rơi vãi ra ngoài, dùng giấy, vải loại dễ hút nước lau sạch, rồi lau sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn (alcool).
- Các loại đồ dùng ăn uống (chén, ly, muỗng, đũa), thau, chậu tắm giặt... vẫn dùng chung được với người không bệnh.
Nguồn: http://www.hiv.com.vn/khai-quat-hiv/theme.aspx?ViewID=015
-----------------------

Phần V: Các vấn đề xã hội

44. Mặc dù đã biết 3 đường lây của AIDS, nhưng sao em vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người bị AIDS, không thể nào dám lại gần...?
Do bạn quá sợ hãi đấy thôi. Nếu họ là người đàng hoàng biết giữ gìn, tránh lây nhiễm HIV cho người khác thì có gì mà phải sợ, cứ tiếp xúc với họ như tiếp xúc với một người bình thường, miễn là tránh những kiểu tiếp xúc dẫn đến 3 đường lây mà bạn đã biết.

45. Có nên tập trung người nhiễm HIV một chỗ không (Vì có những thành phần vô ý thức)? Hiện nay người nhiễm HIV được đối xử ra sao?
Không cần và thật ra cũng không tài nào tập trung họ nổi, vì số người nhiễm thực tế cao hơn số thống kê nhiều. Cần nhất là đả thông tư tưởng cho cả người nhiễm lẫn người không nhiễm để phòng tránh lây lan HIV. Người nhiễm HIV, theo Pháp lệnh Phòng chống HIV/AIDS của nước ta, vẫn được sống chung với gia đình và cộng đồng, bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm như mọi công dân khác. Còn thành phần vô ý thức sẽ bị nghiêm trị theo luật định.
Quan niệm "tập trung" sẽ tạo ra sự yên tâm giả tạo vô cùng nguy hiểm, bởi vì bên ngoài sự tập trung vẫn còn người nhiễm HIV và người chưa nhiễm lại thiếu ý thức đề phòng.

46. Các trường trại, Trung tâm giáo dục dạy nghề ... có phải là nơi tập trung người nhiễm HIV/AIDS không?
Không. Các nơi trên chỉ tập trung đối tượng tệ nạn xã hội (xì ke, mại dâm ...) để giáo dục và dạy nghề giúp họ tái hội nhập cộng đồng, chứ không phải vì họ là những người nhiễm HIV.

47. Người nhiễm HIV có quyền yêu không?
Người nhiễm HIV cũng là một con người được sinh ra với một trái tim biết yêu thương như mọi người, do đó họ có quyền được yêu bất kỳ ai nhưng bạn có yêu họ hay không mới là điều đáng nói!

48. Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ (chồng) hoặc bạn tình biết không?
Cần xác định rằng: nếu bạn bị nhiễm HIV, bạn không có quyền để cho HIV lây lan từ mình sang bất kỳ một người nào khác (dù là vợ, chồng hay ai đó). Còn nói hay không nói, tùy thuộc vào tính cách, tình cảm, sự cảm thông, hiểu biết ... của người kia.
Nếu bạn thấy rằng, người kia đủ can đảm để nghe bạn nói về một sự thật dẫu là đau lòng thì bạn nên nói, còn ngược lại, nếu điều đó có nguy cơ làm tan vỡ mọi điều tốt đẹp vốn có thì hãy chờ cơ hội thuận tiện.

49. Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề nghề nghiệp của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, đối với những nghề như giải phẫu (kể cả giải phẫu thẩm mỹ), đỡ đẻ, chữa răng... thì nếu người hành nghề bị nhiễm HIV, sẽ được khuyến khích chuyển sang nghề khác. Vậy nói chung người nhiễm HIV vẫn có quyền hành nghề sinh sống nhưng phải luôn có ý thức tự giác, không để lây lan bệnh sang người khác.

50. Người nhiễm HIV nếu bị chủ viện cớ đuổi việc, phải làm sao?
Người nhiễm HIV không phải là phạm nhân, nghĩa là họ có quyền có việc làm như mọi người khác. Phải giải thích cho chủ hiểu vấn đề này, và nhờ các tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động giúp đỡ dựa trên luật pháp của Việt Nam./.

Nguồn: http://www.hiv.com.vn/khai-quat-hiv/theme.aspx?ViewID=016
 
cho mình hỏi tại sao khi nhiễm hiv thời gian ủ bệnh thường lâu như vậy?

Trong suốt quá trình hiv tồn tại trong cơ thể nó ko ngừng nhân lên và tấn công tế bào CD4 của cơ thể đến khi số lượng tế bào CD4 ko đủ để chống lại các tác nhân ngoại lai nữa thì người ta mới tỏi. HIV ko phải là tác nhân gây chết mà nó tạo cơ hội cho các vsv khác gây chết người.
 
Minh có thể làm cái tổng kết hiện tại có bao nhiêu loại thuốc điều trị HIV trên thị trường và nguyên lý của mỗi loại thuốc này (kìm hãm hay tiêu diện HIV dựa trên cơ chế, cách thức tấn công vào giai đoạn nào trong chu trình sống và nhân lên của HIV) không?

1. Các thuốc ức chế men sao chép ngược:
Zidovudine (AZT,ZDV)
Stavudine (d4T)
Didanosine (ddl)
Lamivudine (3TC)
Abacavir (ABC)
Tenofovir (TDF)

2. Các thuốc ức chế men sao chép ngược ko phải nucleotid:
Efavirenz (EFV)
Nevirapine (IDV)

3. Các thuốc ức chế men protease:
Indiavir
Saquinavir (SQV, SQV/r)
Nelfinavir (NFV)
Lopinavir (LPV/r)
Ritonavir (RTV).
------------------------------
Thôi, em xin nghỉ, topic hot thế này mà chả ai thèm hỏi câu nào cả. Tạm biệt các bác.
 
Minh thử so sánh công năng giữa việc dùng chất ức chế men sao chép ngược với protease inhibitors?
 
Cu ?Minh không thể nói một câu buông suôi thế được, cái mình đã làm phải làm đến cùng, không được nản, tương lai còn làm được cái gì - Phải tự tin lên chứ
 
Tại sao cắt bao quy đầu lại ít bị dính HIV hơn nhỉ?
Những người đỡ đẻ cho các bệnh nhân bị HIV thì sao? Có phải mỗi lần như vậy là mỗi lần họ tiếp xúc với thần chết? Vậy họ phải làm gì để bảo vệ mình?
Ví dụ một cảnh sát bị nó dùng kim tiêm rạch vào người mà bôi cồn vào ngay lập tức thì còn nguy cơ nhiễm HIV không?
Sao một số trường hợp mẹ nhiễm HIV mà không lây sang con? Có phải mấy thằng nhỏ này có hệ miễn dịch rất tốt không?

Đủ câu hỏi nhé, bạn Minh cố gắng mà trả lời cho hết
 
Tại sao cắt bao quy đầu lại ít bị dính HIV hơn nhỉ?

Trong quá trình quan hệ, khi cắt bao quy đầu thì phần đầu ko bị căng quá mức, do đó nếu hành sự quá mức thì cũng ko bị xây xước nhiều. Nguy cơ trầy xước và diện tích nhỏ hơn nên có lẽ tỉ lệ nhiễm hiv nhỏ hơn so với những người ko cắt. Với lại, nếu sinh hoạt theo đường thông thường với người nhiễm hiv dương tính thì tỉ lệ chỉ là 0,1-0,3 % thôi mà.

Những người đỡ đẻ cho các bệnh nhân bị HIV thì sao? Có phải mỗi lần như vậy là mỗi lần họ tiếp xúc với thần chết? Vậy họ phải làm gì để bảo vệ mình?

Theo quy định họ được trang bị phương tiện phòng hộ theo đúng thường quy của Bộ Y tế, nên ko phải lo về việc này, vấn đề là họ có tuân thủ quy định hay ko? và điều kiện ở đó có cho phép xử lý ko?

Sao một số trường hợp mẹ nhiễm HIV mà không lây sang con? Có phải mấy thằng nhỏ này có hệ miễn dịch rất tốt không?

Thường lây truyền từ mẹ sang con xảy ra trong quá trình chu sinh khi trẻ nuốt phải dịch âm đạo, hoặc máu của mẹ, hoặc bị trầy xước trong lúc sinh. Hoặc có thể về sau do bú mẹ mà bị nhiễm. Tỷ lệ này thường là 30%. Nếu điều trị dự phòng thì có thể giảm nguy cơ xuống thấp hơn. Còn để xác định trẻ có thực sự bị hiv hay ko thì hiện nay phải chờ sau 18 tháng (nên xét nghiệm cho trẻ cách nhau mỗi 3 tháng từ lúc lọt lòng đến 18 tháng) thì mới xét nghiệm kháng thể kháng hiv thông thường ở các TT xét nghiệm.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top