kí ức ?

heomoiucit

Senior Member
cụm từ này chắc ai ai cũng quen thuộc nhưng kí ức chúng ta lưu trữ thế nào?:oops:

máy tính hay các phương tiện thông tin nào khác điều được lưu trữ = các thiết bị nhớ và những hiện tượng điện-từ có cả cơ học nữa :hoanho:

vậy câu hỏi đặt ra là các nơron thần kình trong cơ thể chúng ta lưu trữ thế nào những cái mà nó tiếp nhận (nguyên lý)

mấy bác cho em biết câu trả lời với ạ :mrgreen:
 
Bộ não lấy lại ký ức như thế nào?

nao5.jpg

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện ra cách não bộ gợi lại kỷ niệm từ quá khứ xa xôi, nhờ một vùng não được gọi là bó liên hợp khứu hải mã trước. Phát hiện sẽ là nền tảng cho sự ra đời hàng loạt liệu pháp điều trị căn bệnh Alzheimer và các dạng mất trí khác.

Khoa học từ lâu đã biết đến một cấu trúc não được gọi là chân hải mã, chuyên xử lý trí nhớ gần. Đây cũng là nơi lưu trữ thông tin vĩnh viễn. Tuy nhiên, khả năng não bộ phục hồi những ký ức xa vời cho đến nay vẫn còn là ẩn số.

Mới đây, trên tạp chí Science danh tiếng, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Tổng hợp California Los Angeles (UCLA), Mỹ, đã trình bày về một công trình thử nghiệm, trong đó hé mở nhiều điểm nghi vấn về mối liên quan giữa trí nhớ xa và một vùng não gọi là bó liên hợp khứu hải mã trước. Đây có thể là con đường phục hồi ký ức của não bộ.

Trong thí nghiệm thứ nhất, nhóm đã làm cho một số con chuột mất đi khả năng hồi tưởng, bằng cách biến đổi một gene có tên là kinase II. Tiếp đó, họ huấn luyện cho số chuột này nhận dạng một cái chuồng, rồi kiểm tra trí nhớ của chúng về vật thể này sau 1, 3, 18, 36 ngày. Kết quả cho thấy, số chuột trên đã nhận ra cái chuồng trong vòng 3 ngày kể từ thời điểm huấn luyện, song lại không hề có phản ứng vào những ngày sau đó. Điều này chứng tỏ gene kinase II đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng thông tin một thời gian dài.

Trong thử nghiệm thứ hai, nhóm đã tiến hành kiểm chứng một luận điểm trước đây, rằng lớp vỏ não trực tiếp tham gia vào quá trình lưu trữ và phục hồi ký ức. Họ đã sử dụng phương pháp hình ảnh để theo dõi hoạt động của lớp vỏ não ở một con chuột bình thường trong quá trình kiểm tra trí nhớ tương tự như thí nghiệm thứ nhất. Kết quả là không có phần vỏ não nào loé sáng khi con vật tiếp cận với cái chuồng sau thời điểm huấn luyện 1 ngày. Tuy nhiên, vào 36 ngày sau đó, bó liên hợp khứu hải mã trước trên vỏ não hoạt động tích cực khi con chuột nhìn thấy cái chuồng. Hiện tượng này chưa bao giờ xuất hiện ở những con bị biến đổi gene (những con chuột mà vùng não trên không hề hoạt động trong toàn bộ quá trình xử lý trí nhớ xa). Kết quả này đã cho thấy có mối liên hệ giữa bó liên hợp khứu hải mã trước và khả năng lấy lại ký ức.

Trong thử nghiệm thứ 3, các nhà khoa học đã tiêm cho một số con chuột bình thường loại thuốc làm tê liệt tạm thời bó liên hợp khứu hải mã trước. Việc này đã không ảnh hưởng đến trí nhớ của số chuột trên về cái chuồng trong 1 tới 3 ngày sau thời điểm huấn luyện, song lại làm gián đoạn trí nhớ từ 18 đến 36 ngày sau đó.

"Thí nghiệm chứng tỏ bó liên hợp khứu hải mã trước đóng vai trò mấu chốt trong việc duy trì ký ức xa", trưởng nhóm nghiên cứu Alcino Silva kết luận. Vùng não này còn làm nhiệm vụ thu thập và lắp ráp các tín hiệu về một thông tin lâu ngày từ các phần khác nhau của não bộ. Quá trình tập hợp này có thể bị gián đoạn do chứng mất trí, làm suy chức năng của bó hợp khứu hải mã trước. Khi đó, trí nhớ trở nên vụn vặt, không thể hợp thành một thông tin ý nghĩa.

"Tuổi già, bệnh Alzheimer và các dạng mất trí khác như sự lo âu, suy nhược, sự lãnh cảm và mất tập trung - tất cả đều liên quan đến hiện tượng suy chức năng của bó liên hợp khứu hải mã trước", tiến sĩ Harriet Millward đến từ Viện nghiên cứu bệnh Alzheimer nhận định. Theo giới chuyên môn, nghiên cứu của nhóm UCLA đã giúp phân biệt chính xác trí nhớ ngắn và dài, đồng thời mô tả chi tiết mối liên qua giữa ký ức với bó liên hợp khứu hải mã trước. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ dừng trên phạm vi động vật. Nếu kết quả tương tự cũng được ghi nhận trên người, thì khoa học sẽ sớm hiểu được sâu sắc căn bệnh Alzheimer và những chứng mất trí khác, đồng thời tìm ra cách điều trị hiệu quả.

Nguồn BBC
 
Ký ức nằm rải rác trên não bộ

Các nhà khoa học từ lâu đã ngờ rằng não bộ lưu trữ những ký ức về một sự kiện ở nhiều vị trí khác nhau, chứ không phải tại một điểm duy nhất. Một nghiên cứu mới đây đã đưa ra bằng chứng chắc chắn về điều đó.

Nghiên cứu, thực hiện trên chuột, song được cho là cũng đúng cả với con người.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi tìm thấy các "mảnh rời" trên não bộ của một sự kiện từng được cho là một ký ức duy nhất", James McGaugh, nhà sinh học thần kinh tại Đại học Irvine, bang California, cho biết.

"Chẳng hạn, những dữ liệu khác nhau của sự kiện, như một vụ tai nạn xe hơi, sẽ được xử lý tại những vùng não khác nhau", McGaugh nói. "Ký ức nằm phân tán trong não của chúng ta, mặc dù chúng ta cứ tưởng rằng nó là một sự kiện duy nhất".

Trong thí nghiệm, mỗi con chuột được gây sốc, trong khi người ta nhét một viên thuốc vào 3 vùng khác nhau trên não. Hai ngày sau đó, ký ức của chúng về kỷ niệm đáng sợ này được kiểm tra, và các viên thuốc đã tiết lộ những phần của bộ não hoạt động.

Phát hiện ở đây là: vùng hippocampus (chân hải mã) xử lý ký ức về bối cảnh, trong khi vùng vỏ não trước lưu trữ thông tin về tác nhân kích thích không mấy dễ chịu, còn hạch hạnh lại củng cố trí nhớ chung chung và ảnh hưởng của việc ghi nhớ cả thông tin không dễ chịu và bối cảnh.

"Càng hiểu rõ hơn về sự chuyên biệt của ký ức, chúng ta càng biết được vì sao và bằng thế nào quá trình xử lý của trí nhớ có thể bị bóp méo - nguyên nhân của những trục trặc bệnh lý liên quan đến nhiều dạng sai lệch trong nhận thức", Thomas Carew, Trưởng khoa Sinh học thần kinh và Hành vi của đại học cho biết.

T. An (theo LiveScience)
 
thanks bác 00792 nhưng câu trả lời của bác em thấy bác chỉ chỉ ra cơ quan lưu trữ là bó liên hợp khứu hải mã trước, vỏ não và các bộ phần phụ khác của não là nơi lưu trữ, cũng như các khớp thần kinh là cơ quan nối các nơi lưu trữ trên, nếu "gián đoạn" thì trí nhớ sẽ ko tốt hay nói cách khác lương thông tin sẽ không được đưa ra kịp thời hoặc có thể bị chặn lại.
:)
nhưng bác chưa đưa ra được cơ chế lưu trữ cũng như các cơ quan đó vận dụng phương thức gì để lưu trữ ? chứ ko phải là cơ quan nào lưu trữ hay lấy thông tin từ cơ quan lưu trữ ra sao
:mrgreen:
cảm ơn vì share kiến thức ^^! :)

 
Não lưu trữ

Cơ chế lưu trữ thông tin truy xuất tạm thời của bộ não cũng tương tự của thanh RAM ở máy tính, bán cầu trái và bán cầu phải của não lưu trữ thông tin riêng biệt nhau. Kết quả nghiên cứu mới mẻ này giải thích tại sao mọi người chỉ có thể nhớ một số ít các vật thể tại một thời điểm và gợi ý rằng, mọi người có thể tối đa hóa khả năng ghi nhớ của họ bằng cách cung cấp thông tin với liều lượng bằng nhau cho cả hai bên bán cầu não.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, số ra ngày 20/6/2011. Bình thường, mỗi người có thể xử lý 4 công việc khác nhau cùng một lúc trong bộ nhớ của họ, chẳng hạn như vị trí của 4 thẻ trong trò chơi tập trung. Các thí nghiệm đã được tiến hành trên khỉ và chuột lang.

Việc phát hiện ra 2 bán cầu não được điều hành độc lập có thể dẫn đến sự ra đời của những kỹ thuật mới nhằm tăng dung lượng bộ nhớ làm việc, Miller cho biết. Ví dụ, bảng điều khiển thông tin được lắp đều vào bên trái và bên phải của kính chắn gió của xe có thể sẽ hiệu quả hơn so với một màn hình hiển thị giới hạn trong một bên tầm nhìn của tài xế.

Hoặc, Miller nhận thấy, nhân viên an ninh kiểm tra túi xách tại sân bay có thể làm việc hiệu quả hơn nếu các màn hình X- quang cuộn theo chiều dọc thay vì theo chiều ngang, khi mà vật thể di chuyển sang một bên sẽ dẫn tới sự lãng phí các khả năng hoạt động của hai bán cầu não.

Khám phá ra cách thức bộ não xử lý đối tượng là rất quan trọng bởi khả năng làm việc trí nhớ phản ánh sức mạnh nhận thức được đo bằng chỉ số IQ, tính điểm SAT và khả năng học một ngôn ngữ thứ hai, theo nhà thần kinh học Edward Vogel, làm việc tại Đại học Oregon, ở Eugene, Hoa Kỳ. "Chúng ta càng hiểu biết nhiều về những giới hạn năng lực cơ bản, chúng ta sẽ càng thấu hiểu hơn về khả năng nhận thức khác nhau giữa các cá nhân khác nhau khi cùng đánh giá về một vấn đề"
 
"Cơ chế lưu trữ thông tin truy xuất tạm thời của bộ não cũng tương tự của thanh RAM ở máy tính" vậy bộ não lưu trữ tín hiệu 0 và 1 (tương ứng có điện và ko có điện) như máy tính hả anh ?:mrgreen: (y)
 
@00792 anh à, cố gắng đọc yêu cầu của người ta cái, cơ chế lưu trữ đó ! là cơ chế mà đại ca à!
 
bác thái toàn eng ko (trình eng của em kém lém:botay: trường làng mà ^^!)
dù sao cũng cảm ơn bác share mặc dù chưa đọc chưa hiểu gì nhìu ^^!

em dùng google dịch thì ko hiểu gì cả:divien: bác thái có thể giải thích thêm cho mội người trong 4rum cùng hỉu được không ? :hoanho:
 
Các nhà khoa học Israel phát hiện một loại enzyme có khả năng xóa hoặc củng cố ký ức, tạo tiền đề cho sự ra đời của thuốc thay đổi trí nhớ trong tương lai.

kyuc.jpg
Ảnh minh họa: sentientdevelopments.com. Livescience đưa tin các chuyên gia của Viện Khoa học Weizmann tại Israel nhận thấy PKMzeta - tên của một enzyme - có thể tác động tới trí nhớ của động vật. Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy dường như enzyme này củng cố trí nhớ con người, biến những trải nghiệm hàng ngày thành ký ức lâu dài.
Enzyme là những chất xúc tác sinh học có thành phần chủ yếu là protein. Mọi quá trình trong tế bào đều cần enzyme. Hầu hết phản ứng được xúc tác bởi enzyme có tốc độ cao hơn nhiều so với khi chúng không được xúc tác.
PKMzeta có hai phiên bản, trong đó một phiên bản gốc và một phiên bản đột biến. Phiên bản đột biến của enzyme ra đời nếu cơ thể chuột bị một loại virus vô hại xâm nhập.
Yadin Dudai và Todd Sacktor, hai nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Weizmann, huấn luyện chuột để tạo ra nhiều thói quen ở chúng. Sau đó họ đưa virus vào cơ thể của một số con để tạo ra phiên bản đột biến của PKMzeta. Kết quả cho thấy nồng độ PKMzeta càng lớn thì ký ức của chuột càng phai nhạt. Chẳng hạn, chúng sợ những mùi mà trước kia chúng thích, không thực hiện những thói quen đã học.
Đối với những con chuột không nhiễm virus, nồng độ PKMzeta càng lớn thì trí nhớ của chúng càng tăng.
Trong tương lai, phiên bản PKMzeta gốc có thể được dùng để chế thuốc để tăng cường ký ức cho những người mắc bệnh mất trí nhớ hay rối loạn tâm thần sau sự kiện khủng khiếp. Các nhà khoa học cũng có thể biến phiên bản PMKzeta đột biến thành thuốc để điều trị cho những người mắc bệnh ám ảnh bởi những ký ức đau thương. Thuốc này giúp người bệnh bằng cách xóa những ký ức gây nên nỗi sợ hãi. Bằng cách thay đổi nồng độ của PKMzeta trong những vùng não khác nhau, các bác sĩ có thể xóa mọi ký ức trong tâm trí người.
"Nhiều loại phân tử có khả năng tăng cường trí nhớ, song rõ ràng PKMzeta mới là bậc thầy trong chức năng này", David Glanzman, một nhà khoa học của Đại học California tại Mỹ, phát biểu. Glanzman không tham gia nghiên cứu của Viện Khoa học Weizmann.
Việt Linh
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top