Khi loài người thông minh nhưng không được giáo dục tính nhân văn

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Staff member
Khi loài người thông minh nhưng không được giáo

Về tính nhân văn
 
Bài của thính giả Nguyễn Hoàng

Ông Fujiwara Masahiko, nhà nghiên cứu toán học Nhật, cho rằng trong xã hội, típ người đáng sợ là loại người thông minh nhưng không được giáo dục tính nhân văn [Kokka no Hinlkaku].

Ông đưa ra ví dụ: Đối với những người thiếu sự giáo dục về năng lực tình cảm (EQ) mà tin là mình thông minh thì một khi đã lập luận một vấn đề gì thì người đó hoàn toàn tự tin, thẳng đường mà tiến đến kết luận cuối cùng, không cần biết kết luận này sẽ gây ra những hệ luỵ gì, có ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào.

Ông Bo Buringham, một nhà báo Mỹ nổi tiếng thì cho rằng không thể truyền thụ sự cảm thông hoặc sự quan tâm đến người khác cho những người không có phẩm chất nhân văn [Small Giant].

Vậy tính nhân văn hay phẩm chất nhân văn là gì? Và làm thế nào để có được phẩm chất này?

Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, phẩm chất nhân văn là những giá trị và tính chất tốt đẹp thuộc về văn hóa con người trong sự phân biệt với con vật hoặc đồ vật.

Giáo dục hình thành nếp sống

Để có được phẩm chất này, đòi hỏi con người phải được sống và giáo dục trong môi trường hướng thiện, nơi cái tốt, sự tử tế, chu đáo, sự cảm thông trong cư xử với người khác được xã hội đánh giá cao, được xem trọng.

Ở mức độ cao hơn, không chỉ là cách hành xử giữa con người với con người mà còn là cách hành xử của con người với tự nhiên, với môi trường xung quanh.

Sống trong một xã hội xem trọng tính nhân văn thì cách hành xử của con người cũng phần nào được điều chỉnh tốt theo chuẩn mực đạo đức chung.

Nhưng sống trong xã hội mà cái ưu tiên nhất là nhằm bảo vệ hệ thống chính trị, bảo vệ đặc quyền đặc lợi của một tầng lớp nào đó thì việc gíá trị nhân văn bị hạ xuống hàng thứ yếu gần như là điều tất yếu.

Do bản tính vị kỷ, lại hay quên, nên con người nói chung cần được giáo dục, nhắc nhở, rèn luyện thường xuyên mới mong hình thành được nếp sống mang tính nhân văn.

Nếp sống này thể hiện từ những việc nhỏ nhặt nhất như biết quan tâm, nhường nhịn người khác, thấy vui khi làm người khác vui; hay làm việc trong tinh thần tôn trọng lợi ích của người như lợi ích của mình.

Đời sống tâm linh

Hệ thống pháp luật như một tấm khiên nhằm ngăn chặn những hành vi trái chuẩn mực chung của đạo đức, của xã hội, Còn trong vai trò giáo dục, nhắc nhở con người sống tốt, hợp đạo lý, có thể nói tôn giáo là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng đời sống tâm linh cho con người, cái nền tảng của tính nhân văn .

Nhưng ở những đất nước không may rơi vào hệ thống độc tài, với tham vọng muốn kiểm soát tư tưởng con người, bắt nó phát tirển chỉ theo một hướng duy nhất, hướng có lợi cho sự tồn tại của chế độ, Đảng cầm quyền ở các nước độc tài nỗ lực triệt tiêu mọi ảnh hưởng tôn giáo.

Họ dựng nên một xã hội vô thần, thực chất là muốn thay thế tôn giáo bằng các giáo điều do họ tạo ra, nhằm mục đích quản lý, nhào nặn tư tưởng mọi người theo đúng một cái khuôn đã định sẵn: tất cả vì đặc quyền, đặc lợi của một ý thức hệ duy nhất.

Sự ngược đãi tôn giáo trước mắt giúp cho nhà cầm quyền cảm thấy được độc quyền trong lĩnh vực tư tưởng. Nhưng tác hại của nó về mặt xã hội, về tính người rất đáng kể.

Thiếu vắng đời sống tâm linh, đời sống nội tâm của con người bị khô cằn, con người trở nên tham lam, vị kỷ, tàn bạo. Khi cái tốt, sự tử tế, chu đáo, sự cảm thông trong ứng xử đối với người khác không được xem trọng, không được giáo dục, thì người ta biết làm gì hơn ngoài việc thủ lợi cho mình và chà đạp người khác.

Neutralized by CXH
 
Em chưa hiểu thực sự phần "đời sống tâm linh" nhưng từ đầu đến phần "giáo dục hình thành nếp sống" thì em thấy rất hợp lý, vì thấy có những con người quanh mình có các biểu hiện mà chỉ số EQ thấp trong khi IQ cao. Và đối với những con người đó thì chưa biêt sau này họ có thành công trong cuộc sống không, nhưng hiện tại thì họ có rất ít bạn bè.
 
Thế người vừa IQ thấp vừa EQ thấp như tôi thì sống với ai và làm gì? Có lẽ phải nghĩ ra một loại Q khác, gọi là "hướng thiện" Q: người không giỏi cũng chẳng có nội tâm gì nhiều, nhưng quyết không làm hại ai. Có như vậy tôi mới thấy giá trị tồn tại của mình chứ?
Napoleon nói: có hai loại người. Người làm như tất cả mọi người khác và người làm theo ý mình. Điều đó có nghĩa là người giỏi thì không ai hiểu được họ nên họ không thể chơi với người dưới tầm được. Không nên trách lối sống của họ ở đây. Talent is a ?bless but also is a curse = chữ tài đi với chữ tai một vần.
 
Thực ra cái đoạn "đời sống tâm linh" của tác giả này viết quá gò ép nhằm mục đích chính trị. Tôi đã trung lập hóa nhưng những lập luận rất kém thuyết phục. Tôi đưa bài này chỉ để phân tích cái ý mà Lâm đưa ra. Điều này hy vọng những thảo luận trên SHVN có tinh thần cầu thị hơn.

Xin hãy bỏ qua các mặt sai sót phần đời sống tâm linh của tác giả này.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,688
Messages
71,582
Members
55,876
Latest member
bankefiilecom6
Back
Top