Khi cây lúa bén rễ hồi xanh thì bắt đầu làm cỏ kết hợp với sục bùn và bón thúc. Sau đó tuỳ vào giống lúa ngắn hay dài ngày có thể tiếp tục làm cỏ sục bùn từ 1-2 lần nữa và kết thúc trước khi lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm đứt rễ già và kích thích ra rễ mới. Làm cỏ bằng tay, cào răng đẩy tay.
Tác dụng của vôi
Cung cấp canxi cho cây trồng : Canxi là 1 trong 4 chất trung lượng cần thiết cho cây trồng. Ngoài vôi bà con có thể dùng canxi nitrat Ca(NO3)2 hoặc lân nung chảy. Không nên dùng bột đá, bột vỏ sò CaCO3 hay thạch cao CaSO4+2H2O như 1 số tài liệu khuyến cáo (những chất này không tan trong nước, thậm chí còn có hại cho cây trồng).
Chống chua đất : Đất chua là đất có dư lượng axít, độ pH nhỏ hơn 7. Hầu hết đất canh tác nông nghiệp đều chua. Tùy theo loại cây trồng mà độ chua hợp lý sẽ khác nhau (với cà phê hợp lý là độ pH từ 5,5 đến 6,5). Khi độ pH xuống dưới mức hợp lý thì phải chống chua và thứ rẻ nhất để làm việc này là vôi.
Tác hại của vôi
Ngoài 2 tác dụng kể trên, vôi cũng có nhiều tác hại.
Làm chai đất : Đất chua có nhiều nguyên nhân (chua vì dư thừa axít do bón phân hóa học nhất là các lọai phân sunphát ; chua do các vi sinh vật thải ra ; chua do rẽ cây tiết ra trong quá trình hấp thu dinh dưỡng). Khi bón các lọai phân sunphat quá nhiều sẽ tạo ra dư lượng chất axit sunphuric H2SO4 làm chua đất, sau đó lại dùng vôi để khử chua nên sẽ có phản ứng hóa học sau : Ca(OH)2 +H2SO4 = CaSO4 +2H2O, tức tạo ra “thạch cao “gây ra hiện tượng chai đất và bó rễ cây. Hiện tượng chai đất còn do nhiều nguyên nhân khác nhưng ở đây chỉ nói về vôi.
Tiêu diệt các vi sinh vật có lợi (lẫn có hại) cho đất : Trong đất có rất nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, khi bón vôi sẽ tiêu diệt chúng (các vi sinh vật mắt thường không nhìn thấy nhưng bà con sẽ thấy khi bón vôi như con giun đất chết liền khi gặp vôi).
Làm mất chất dinh dưỡng :
-Vôi khi gặp các lọai phân bón chứa nitơ (N) sẽ làm mất nitơ , khi gặp lân (P2O5) sẽ biến lân thành quặng phosphat khiến cây không hấp thu được. Hầu hết các lọai phân vô cơ như Urê, SA, NPK, DAP, Lân…đều kỵ vôi .
-Trong phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân động vật hay than bùn …chứa 1 chất rất quan trọng là Axit humic (đây là chất cực quý với tất cả các lọai cây trồng ). Axit humic rất rễ tan. Nếu ở dạng humat kali, humat natri, humat amôni thì càng tốt. Nhưng khi trộn với vôi sẽ tạo thành humat canxi là chất không tan trong nước và cây không hấp thu được.
-Vôi còn rất nhiều tác hại khác nhưng đây là Y5cafe, là diễn đàn của bà con nông dân nên chỉ xin viết những gì đơn giản nhất, phù hợp với kiến thức phổ thông để bà con dễ dàng tiếp nhận.
Phơi ải: Là quá trình cày sâu lật lớp dưới của bề mặt ruộng, khoảng từ 20 đến 30 cm so với bề mặt của ruộng phẳng. Các luống cày phải xếp lớp làm sao con có khe hở giữa các lớp. Sau đó, điều quan trọng nhất là có trời nắng to kéo dài.
Mục đích: Để cho đất thay đổi điều kiện sinh lý hóa, nghĩa là có thể làm cho khô nỏ nên dễ tơi, dễ tiếp nhận nước và phân bón sau này, có thể tânh dụng được các chất bón mùa trước ( bị chìm sâu xuống dưới nên cây trồng không hấp thu được), Sau đó diệt các loại trứng sâu bọ côn trùng hay khuẩn, tuy nhiên cái này là phụ, mà chính là cải tạo tính phì của đất để màu sau các hoạt chất cây dễ hấp thu hơn. Tạo năng suất cao hơn, giảm lượng phân bón ( giảm đầu tư).
Đây là kiến thức tôi cho em về tác dụng, mục đích của mỗi loại. Còn thì, em phải dựa vào đó để suy ra, suy nghĩ ra điều mà em muốn. Hãy đặt câu hỏi tại sao cho những vấn đề tiếp theo. Em đừng dựa vào ng khác giải thích giùm!
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.