hệ thống phân loại

Đinh Văn Khương

Senior Member
Mời bác lonxon cùng những người quan tâm đến phân loại học thảo luận chủ đề này ở đây nhé!

em là sanh dziên, có vài lời nhỏ mọn góp ý cho cái tuyên bố "Tất cả các sinh vật sống trên trái đất được chia thành 3 loại: ". À không, cái này là em ăn cắp của 1 người, em có hú lên mấy tiếng, tác giả bảo là "Chơi luôn"


năm 1754, Cral von Línne phân chia thực vật làm 25 lớp, trong đó có 1 lớp gọi là Cryptogamina chứa tất cả các thực vật "khiếm khuyết" cơ quan sinh sản tức là thiếu cả hạt và hoa. Trong Cryptomina này, Línne gộp chung 4 nhóm là nấm (fungi), tảo (algae), musci (rêu) và Filices (dương xỉ). Đến năm 1883, Eichler đưa ra một hệ thống phân loại mới cũng dựa trên nền tảng của Línne mà chúng ta vốn đã và đang học trong trường đến nay. Cụ thể, hệ thống của Eichler bao gồm:

A- Cryptogamae (tức là thực vật sinh bào tử) trong đó chia thành:

Ngành Thallyophyta (thực vật bậc thấp, với dấu hiệu chính là tản-thallus)

Lớp 1: tảo

Lớp 2: nấm (tất cả các loại nấm)

Ngành Bryophyta- rêu (rêu, địa y)

Ngành Pteridophyta- dương xỉ.

B- Phanerogamae - Thực vật có hạt

Ngành Gymnospermae (thực vật hạt trần)

Ngành Angiospermae (thực vật hạt kín)

Lớp Monokotylae -một lá mầm

Lớp Dikotylae- hai lá mầm


Ngoài hệ thống của Eichler, còn có 1 số hệ thống phân loại khác, nhưng ta không đi sâu vào chi tiết. Cho đến nay, hệ thống này vẫn còn được sử dụng nhiều và giảng dạy trong trường học. Tuy nhiên, hầu hết các nhà hệ thống-phân loại học đều cho rằng hệ thống của Eichler KHÔNG CHÍNH XÁC, ngoại trừ Bryophyta, Gymnospermae và Angiospermae là còn đúng. Theo hệ thống của Eichler thì ông chia TV làm 1 nhóm chính A và B như đã miêu tả trong đó ông nhấn mạnh dương xỉ có quan hệ gần gũi với tảo xanh hơn là với thực vật có hoa. Điều này hoàn toàn sai theo cái nhìn của các nhà phân loại học ngày nay. Rõ ràng dương xỉ phải gần với thực vật có hoa hơn là gần với tảo xanh. Vì nếu ta nhìn vào lá, thân khí sinh (không phải ký sinh), và mô mạch của dương xỉ, rõ ràng là nó tương phản mạnh mẽ với cấu trúc hình thái đơn bảo hay đa đào bậc thấp của tảo xanh. Đó là chưa xét đến 1 yếu tố chính đó là tảo xanh là prokaryote còn dương xỉ là Eukaryote. Tương tự, nếu ta xem xét kỹ thì tảo và nấm cũng khó lòng ngồi chung xuồng Thallophyta nhận họ hàng bà con với nhau.

Đi sâu về câu hỏi tảo. Trước tiên ta quay trở lại 1 số định nghĩa cổ điển về các nhóm SV. Theo định nghĩa cổ điển thì tảo là một nhóm đa dạng các thực vật có khả năng quang tổng hợp mà chúng không có rễ, không có lá, không có chồi, không có mô mạch. Tuy nhiên lại có 1 số nhóm tảo không có khả năng quang hợp, nhưng người ta vẫn phải xếp nó vô nhóm tảo vì chúng có hình thái rất giống với bọn tảo quang hợp. Cũng theo định nghĩa cổ điển thì nấm là 1 nhóm các thực vật KHÔNG quang hợp, thiếu lá, thiếu rễ, thiếu chồi và thiếu bó mạch.

Từ hai định nghĩa mơ hồ như trên cho tảo và nấm, câu hỏi đặt ra là, vậy Thực Vật là gì, động vật là gì? Khi nào ta xác định 1 SV thuộc giới TV hay ĐV?? Nếu dựa trên sự phân loại của Línne từ 3 thế kỷ trước, rõ ràng ta không mấy khó khăn để phân biệt 1 cây xanh có rễ, quang hợp và 1 con vật ăn mồi có khả năng di động. Cũng vậy, một số sinh vật hiển vi (tôi dùng từ sinh vật hiển vi để phân biệt vi sinh vật), đơn bào, không sắc tố, và có khả năng nuốt các hạt thức ăn được gom lại gọi là Protozoa. Thế nhưng đều trớ trêu lại cho thấy một số sinh vật hiển vi đơn bào cũng di động, và hấp thu thực phẩm nhưng thỉnh thoảng lại quang hợp (như Euglenophyta và Chrysophyceae). Và nếu ta nhìn qua anh nấm nhày (myxomycetes) ta cũng bắt gặp trường hợp tương ứng. Như vậy có những sinh vật, khi thì anh ta ở trọ giới TV, lúc lại tạt qua nhà ĐV và đôi lúc lại nằm vắt vẻo trong căn phòng của 1 giới thứ ba Protista. Như thế, sự phân chia sinh giới làm 2 giới chính là thực và động vật rõ ràng là không thỏa mãn. Năm giới trong ngôi nhà sinh giới mà chúng ta đang sử dụng phần nào đã giải quyết cơ bản trật tự của các SV (tức là tảo và nấm phải tách biệt ra)

1/ Monera> Eubacteria và Archaebacteria tức là vi khuẩn thật và vi khuẩn cổ

2/ Protoctista>tảo Eukaryote và protozoa cùng với 1 số nấm

3/Fungi

4/ Animalia: động vật đa bào

5/ Plantae: rêu, địa tiền và thực vật có mạch.

Trong giới monera, người ta không phải không còn bàn cãi, vì 1 số SV Eukaryote lại có cấu trúc genome gần giống với Archaebacteria hơn là với Eukaryote khác. Cũng thế, nhóm Chloraphyta được đặt trong giới Protoctista lại có nhiều quan hệ gần gũi với giới thực vật hơn là với các nhóm khác trong giới Protoctista.

Trước đây, ta gọi Tảo và nấm là thực vật bậc thấp còn thực vật có mạch gọi là TV bậc cao, điều này phản ánh mức độ tổ chức cơ thể cũng như sự chuyên hóa, biệt hóa cơ quan tử của các TV có mạch. Thực vật bậc cao được cho là tiến hóa từ thực vật bậc thấp. Khái niệm này tuy không còn chính xác, nhưng vẫn còn dùng trong hệ thống phân chia mới. Ngược lại, trong hệ thống phân chia mới thì rêu, dương xỉ lại được đẩy lên là TV bậc cao.

Hệ thống học mà chúng ta bắt đầu làm quen gồm 5 giới là 1 hệ thống TỰ NHIÊN được hầu hết các nhà phân loại học đồng ý cho đến ngày nay. Nó đã được đưa vào chương trình giảng dạy của các nước tiên tiến trên thế giới.

Ở đây tôi xin mở ngoặc 1 chút là, các nhà sinh học phân tử lại có khuynh hướng chia Sinh giới làm 3 nhóm chính là Cổ Vi sinh vật, sinh vật nhân giả (proka) và sinh vật nhân thật (Eukaryote), trong đó nhiều bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng nhóm Euka KHÔNG BẮT NGUỒN từ proka như người ta nghĩ, mà chúng tiến hoá hoàn toàn độc lập từ 1 tổ tiên chung chưa xác định. Quay trở lại hệ thống phân chia hiện đại ngày nay, có 1 điểm cần lưu ý là tất cả các nhóm Eukaryote chính đều tiến hóa độc lập với nhau, tức là chúng đã không còn quan hệ bà con trong 1 khoảng thời gian khá dài cho đến tận ngày nay.


Riêng về bản thân tôi thì tôi ủng hộ giả thuyết 3 giới hơn là 5 giới. Vì mấy luận điểm cơ bản sau:

- cơ sở nghiên cứu sinh giới theo thuyết 3 giới dựa trên genome là chính, như vậy ta kô bị chi phối bởi các yếu tố khácnhu tập tính, hình thái, phương thức sinh dưỡng ....

- genome có tính bảo tồn cao hơn các yếu tố khác

- bằng chứng dựa trên việc nghiên cứu genome hoàn toàn không thể mơ hồ, lẫn lộn so với nghiên cứu các tiêu chuẩn khác

- học thuyết 3 giới tỏ ra phù hợp với các học thuyết về tiến hóa sơ cấp, thứ cấp của các cơ quan tử (chủ yếu là plastid).

và cuối cùng: sự phân chia sinh giới càng đơn giản, nhưng phổ quát thì vẫn tốt hơn là phân chia phức tap mà mơ hồ. Sự phân chia sinh giới theo 5 giới đâu phải là tối ưu, vậy tại sao ta vội chấp nhận nó.
 
thật sự em kô có ý cãi lộn về phân lọai đâu, tha cho em, dạo này trái gió trở trời, em khó ngủ (nhiều) nên cần thời gian để ... vỗ béo; không còn sức lực mà đấu đá cãi cọ.
 
Ngược lại, trong hệ thống phân chia mới thì rêu, dương xỉ lại được đẩy lên là TV bậc cao.

xin có một câu hỏi nhỏ là "hệ thống phân chia mới" mà bác đề cập ở trên là hệ thống nào và tại sao rêu, dương xỉ lại được đẩy lên là thực vật bậc cao vậy?
 
tìm đọc

Algae An introduction to phylogeny

van den Hoek C., Mannn D.G., Janhs H.M.

Cambrige University Press, 1998

Trang 9

để biết thêm
 
lonxon đã viết :
khuongaquatic đã viết :
Trích dẫn:

5/ Plantae: rêu, địa tiền và thực vật có mạch.



xin hỏi bác lonxon là địa tiền có phải là địa y không ạ!



chính nó


Địa tiền là thuộc Bryophyta (rêu) hay sao ý chứ! Làm sao lại là địa y được nhỉ? Có nhầm không?

nếu địa tiền chính là địa y (theo tên tiếng Việt) thì nó là một nhóm cộng sinh giữa nấm và tảo, như vậy cái tên địa tiền hay địa y là một hỗn hợp chứ không phải là một đơn vị phân loại (taxon) nào cả. trong địa tiền (địa y) sẽ có tảo (nó thuộc về thực vật bậc thấp và sẽ tuân theo các quy định của phân loại thực vật). Phần còn lại là nấm, hiện nay mặc dù nó là một giới riêng, nhưng hầu hết các quy định về nó (trừ nấm đơn bào như nấm men..... thì lại theo các quy định của phân loại vi sinh vật) đều vẫn dựa chủ yếu trên nguyên tắc của phân loại thực vật.
 
Địa tiền chưa bao giờ là địa y, anh vừa check lại rồi, kiến thức của anh vẫn còn ngon lắm! Địa tiền, đại diện: Marchantia polymorpha, họ Rêu tản Marchantiaceae, Bộ Rêu tản Marchantiales, Lớp Rêu tản Hepaticae, ngành Rêu Bryophyta.

Dạng tản bò sát đất, mọc phổ biến ở chỗ ẩm ướt (chân tường, ven bờ mương, ruộng...) Có chụp vào mùa xuan...

Ảnh thì lên mạng mà search Khương à!
 
bác odonata à: Bỏ nghề lầu rồi mà sao còn nhớ thế! Thực ra vấn đề không thống nhất thuật ngữ (tiếng việt) đã dẫn tới những hậu quả không tốt, làm cho nhiều người hiểu sai vấn đề. Thuật ngữ chưa được chuẩn hóa, miền Bắc gọi một kiểu, miền Nam gọi một kiểu, và còn những người ở các địa phương lại gọi theo kiểu của họ. Trùng bánh xe rồi lại luân trùng, sinh vật phù du rồi lại phiêu sinh....... Thực ra các tên gọi các loài hiện nay bằng tiếng Việt chỉ là các tên địa phương: Miền Bắc nói, miền Nam không hiểu và ngược lại thì làm sao mà có thể gọi là tên Việt Nam được.
 
Algae An introduction to phylogeny

van den Hoek C., Mannn D.G., Janhs H.M.

Cambrige University Press, 1998

Trang 9

lon xon ơi?
tui muốn hỏi bạn có sách đó không?
hay cho tui với
cám ơn trước nhé
:idea:
 
ĩ nhiên là tui có cuốn này và vài cuốn khác về algae, nhưng chắc kô giúp bạn được, vì tiền photo rồi gửi cho bạn sẽ tốn khỏang 500 ngàn trở lên.

Nếu bạn thực sự muốn đọc 1 số sách về tảo thì trên netlibrary có vài cuốn rất hay (như Biotechnology of Algae khỏang 600 trang), nhưng bạn phải đọc và load từng trang một. Nếu bạn muốn thì ta sẽ trao đổi bằng cách tui đưa bạn user/pass của tui để bạn vào netlibrary sau đó bạn load mấy cuốn tảo này xuống, xong rồi bạn gửi cho tui mấy cuốn tảo này. Nói trước là 1 ngày chỉ được load tối đa 300 trang và việc load sách rất tốn thời gian và nhàm chán.

Nếu đồng ý thì để email lại, ta sẽ trao đổi thêm.
 
ok
được vậy thì hay quá
bác có thể cho tôi cách làm được không /
sau đó tui sẽ gửi lại bác sách đã photto
ok
:idea:
lamvt@vnu.edu.vn
bác cho tui cả địa chỉ để gửi sách luôn nhé
thanks
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top