Làm mấy bài này dùm em với!

longsat035

Junior Member
Câu 1: Hai người phụ nữ đều có mẹ bệnh bạch tạng (do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường), bố không mang gen gây bệnh, họ đều lấy chồng bình thường. Người phụ nữ thứ 1 sinh 1 con gái bình thường, người phụ nữ 2 sinh 1 con trai bình thường. Tính xác suất để con của 2 người phụ nữ này lấy nhau sinh ra 1 đứa con bệnh bạch tạng.
A. 1/4 B. 26/128 C. 1/16 D. 49/144
Câu 2: Ở người khả năng uốn cong lưỡi do 1 gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường A quy định. Trong một quần thể đạt cân bằng di truyền có 64% người có khả năng trên. Một thanh niên có khả năng uốn cong lưỡi lấy vợ không có khả năng đó. Xác suất sinh con không uốn cong lưỡi là:
A. 0.1728. B. 1/4 C. 0.375 D. 0.24
Câu 3: Kiểu gen của cá thể đực là aaBbDdXY thì số cách sắp xếp nhiễm sắc thể kép ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc vào kỳ giữa giảm phân I là:
A. 8 B. 16 C. 6 D. 4
Câu 4: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 lai với cá thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỷ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ, xác suất để F2 có 4 cây hoa đỏ trong 5 cây con là:
A. 0,1. B. 0,4292. C. 0,219. D. 0,625.
Câu 5: Ở người, nhóm máu MN được quy định bởi cặp alen đồng trội LM = LN, kiểu gen LMLM : nhóm máu M, LNLN: nhóm máu N.Trong một gia đình có bố mẹ đều có nhóm máu MN. Xác suất để họ sinh 3 con nhóm máu M, 2 con nhóm máu MN, 1 con có nhóm máu N là:
A. 15/256 B. 6/128 C. 1/1024 D. 3/64
Câu 6: Quần thể bướm Bạch Dương ban đầu có p(B) = 0,01, q(b) = 0,99 với B:alen quy định cánh đen, b: cánh trắng. Do ô nhiễm bụi than nên kiểu hình đen chiếm ưu thế hơn kiểu hình trắng, nếu tỷ lệ sống sót đến khi sinh sản của bướm đen là 20%, bướm trắng là 10% thì tần số alen đời sau là:
A. p(B) = 0,01; q(b) = 0,99 B. p(B) = 0,02; q(b) = 0,98
C. p(B) = 0,04, q(b) = 0,96 D. p(B) = 0,004, q(b) = 0,996
Câu 7: Bệnh phenylketonuria ở người là do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Trong quần thể người có tần số người bị bệnh này là 1/10000, quần thể cân bằng di truyền. Xác suất để một cặp vợ chồng đều bình thường sinh đứa con trai đầu lòng bị bệnh là:
A. 0,00495 B. 0,002475. C. 1/8 D. 0,0049.10-2

Câu 8: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Trong quần thể người cứ 200 người có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh 1 đứa con bình thường là:
A. 0,1308 B. 0,99999375 C. 0,9999375 D. 0,0326.


Giúp mình với các bạn! Cảm ơn nhiều
 
Câu 2: Ở người khả năng uốn cong lưỡi do 1 gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường A quy định. Trong một quần thể đạt cân bằng di truyền có 64% người có khả năng trên. Một thanh niên có khả năng uốn cong lưỡi lấy vợ không có khả năng đó. Xác suất sinh con không uốn cong lưỡi là:
A. 0.1728. B. 1/4 C. 0.375 D. 0.24
A- chiếm 64% nên aa chiếm 36% -> a=0.6, A=0.4
Anh thanh niên có khả năng uốn cong lưỡi có 2 kgen AA chiếm 0.16%và Aa chiếm 0.48%. Để sinh ra con có khả năng đó thì anh ta phải có kgen Aa ( vì vợ anh ta bình thường kgen aa) -> trong tổng A- thì Aa chiếm 0.75
Người vợ có kgen aa là 0.36
-> xác suất sinh con bệnh là 0,36. 0,75 . 1/2 = 0,135
( hem có đáp án, mn xem tớ sai chỗ nào với )
 
Câu 3: Kiểu gen của cá thể đực là aaBbDdXY thì số cách sắp xếp nhiễm sắc thể kép ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc vào kỳ giữa giảm phân I là:
A. 8 B. 16 C. 6 D. 4

số cách sắp xếp là 2^( n-1)
Trong đó n: số NST có cấu trúc khác nhau
Áp dụng ta có: 2^(3-1) = 4
 
Câu 4: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 lai với cá thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỷ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ, xác suất để F2 có 4 cây hoa đỏ trong 5 cây con là:
A. 0,1. B. 0,4292. C. 0,219. D. 0,625.


Từ giả thiết ta thấy, đây là tương tác bổ trợ 2 kiểu hình
F1 tự tụ cho 9 đỏ: 7 trắng
4 cây hoa đỏ trong 5 cây là : (9/16)^4. (7/16). 5C4= 0.219 => C
 
Câu 5: Ở người, nhóm máu MN được quy định bởi cặp alen đồng trội LM = LN, kiểu gen LMLM : nhóm máu M, LNLN: nhóm máu N.Trong một gia đình có bố mẹ đều có nhóm máu MN. Xác suất để họ sinh 3 con nhóm máu M, 2 con nhóm máu MN, 1 con có nhóm máu N là:
A. 15/256 B. 6/128 C. 1/1024 D. 3/64


MN x MN -> 1/4MM : 2/4 MN: 1/4 NN
Xác suất để họ sinh 3 con nhóm máu M, 2 con nhóm máu MN, 1 con có nhóm máu N là:(1/4)^3 . (2/4)^2 . 1/4 . 6C3 . 3C2
= 15/ 256 => A
 
Câu 6: Quần thể bướm Bạch Dương ban đầu có p(B) = 0,01, q(b) = 0,99 với B:alen quy định cánh đen, b: cánh trắng. Do ô nhiễm bụi than nên kiểu hình đen chiếm ưu thế hơn kiểu hình trắng, nếu tỷ lệ sống sót đến khi sinh sản của bướm đen là 20%, bướm trắng là 10% thì tần số alen đời sau là:
A. p(B) = 0,01; q(b) = 0,99 B. p(B) = 0,02; q(b) = 0,98
C. p(B) = 0,04, q(b) = 0,96 D. p(B) = 0,004, q(b) = 0,996

ban đầu có: 0.01^2 BB: 0,01.0,99.2 Bb: 0.99^2bb
sau khi chọn lọc có: 0,01^2 . 20%BB: 0,01.0,99.2 Bb . 20%: 0.99^2. 10%
= 2.10^-5 BB : 3,96. 10^-3 Bb: 0.09801 bb
=> tần số B= 2.10^-5 +3,96. 10^-3 /2= 0.002
tần số b= 0.998

( Lại k ra 1 lần nữa, sai ở đâu ta, thui khi khác rảnh thỳ tớ làm típ bạn nha ! )
 
"ban đầu có: 0.01^2 BB: 0,01.0,99.2 Bb: 0.99^2bb
sau khi chọn lọc có: 0,01^2 . 20%BB: 0,01.0,99.2 Bb . 20%: 0.99^2. 10%
= 2.10^-5 BB : 3,96. 10^-3 Bb: 0.09801 bb"
Ở câu 6 bạn phải tính tỉ lệ các KG khi đến tuổi sinh sản nứa
--> BB= (2.10^-5):(2.10^-5 + 3,96.10^-3 + 0,09801)
Bb, bb tương tự vậy.
Sau đó tính tần số là ra
"A- chiếm 64% nên aa chiếm 36% -> a=0.6, A=0.4
Anh thanh niên có khả năng uốn cong lưỡi có 2 kgen AA chiếm 0.16%và Aa chiếm 0.48%. Để sinh ra con có khả năng đó thì anh ta phải có kgen Aa ( vì vợ anh ta bình thường kgen aa) -> trong tổng A- thì Aa chiếm 0.75
Người vợ có kgen aa là 0.36
-> xác suất sinh con bệnh là 0,36. 0,75 . 1/2 = 0,135
( hem có đáp án, mn xem tớ sai chỗ nào với )"
Ở câu này bạn o cần tính tỉ lệ aa đâu.
Xs Aa=0,75 --> Xs con o uốn lưỡi = 0,75. 1/2 = 0,375 --> C
 
Câu 2: Ở người khả năng uốn cong lưỡi do 1 gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường A quy định. Trong một quần thể đạt cân bằng di truyền có 64% người có khả năng trên. Một thanh niên có khả năng uốn cong lưỡi lấy vợ không có khả năng đó. Xác suất sinh con không uốn cong lưỡi là:
A. 0.1728. B. 1/4 C. 0.375 D. 0.24
A- chiếm 64% nên aa chiếm 36% -> a=0.6, A=0.4
Anh thanh niên có khả năng uốn cong lưỡi có 2 kgen AA chiếm 0.16%và Aa chiếm 0.48%. Để sinh ra con có khả năng đó thì anh ta phải có kgen Aa ( vì vợ anh ta bình thường kgen aa) -> trong tổng A- thì Aa chiếm 0.75
Người vợ có kgen aa là 0.36
-> xác suất sinh con bệnh là 0,36. 0,75 . 1/2 = 0,135
( hem có đáp án, mn xem tớ sai chỗ nào với )
xác suất chỉ là 3/4x1/2=0,375 thôi. Vì mẹ biết rõ kiểu gen rồi mà :):)
 
Câu 7: Bệnh phenylketonuria ở người là do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Trong quần thể người có tần số người bị bệnh này là 1/10000, quần thể cân bằng di truyền. Xác suất để một cặp vợ chồng đều bình thường sinh đứa con trai đầu lòng bị bệnh là:
A. 0,00495 B. 0,002475. C. 1/8 D. 0,0049.10-2
Tính ra được p và q
-->xác suất:1/2*1/4*[2pq/(p^2 +2pq)]^2
tính ra đc xấp xỉ đáp án D
 
4 cây hoa đỏ trong 5 cây là : (9/16)^4. (7/16). 5C4= 0.219 => C
mình ko hiểu chỗ 7/16.tại sao phải có cái đó?:oops:

 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top