Một số câu hỏi về sinh lý động vật

akane_1325

Senior Member
I. Tự luận
1. Phân biệt trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể - Môi trường với chuyển hóa vật và năng lượng trong TB. Nêu rõ mối quan hệ giữa 2 quá trình

2. Trình bày sự tiến hóa trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hóa ở các nhóm động vật khác nhau

3. Quá trình tiêu hóa protein trong ống tiêu hóa diễn ra như thế nào?

4. Điều gì sẽ xảy ra nếu thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày được tống toàn bộ xuống ruột non một lần

5. Nêu rõ sự tiến hóa của các phương thức trao đổi khí với môi trường xung quanh của động vật

6. Sự hô hấp ngoài của cá diễn ra ntn?

7. Sự thông khí phổi ở chim diễn ra ntn?

8. Nêu một số dẫn chứng chứng tỏ trung khu hô hấp ở hành tủy rất mẫn cảm với nồng độ CO2 trong máu tăng cao

9. Giái thích vì sao khi thở ra gắng sức các phế nang không bị dãn nở quá mức và khi thở ra hết mức các phế nang không bị xẹp hoàn toàn

II. Trắc nghiệm
1. Hô hấp của chim đạt hiệu quả cao trong các động vật trên cạn mặc dù phổi chim nhỏ và không co dãn dễ dàng vì:
a) Có 9 túi khí làm tăng bề mặt trao đổi khí
b) Có dòng khí liên rục kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra nhờ sự co dãn của các túi khí
c) Máu trong mao mạch song song ngược chiều với dòng khí
d) không có khí đọng
Tổ hợp đúng là
A: a, b, c
B: a, b, d
C: a, c, d
D: b, c, d

2. Điều nào sau đây là đúng
A: Áp suất trong phổi luôn thấp hơn áp suất MT
B: Áp suất trong khoang màng phổi luôn cao hơn trong phổi
C: Áp suất trong khoang màng phổi luôn thấp hơn trong phổi
D: Áp suất trong Khoang màng phổi luôn bằng áp suất khí trời

3. Một người đang hoặt động bình thường nếu thở gấp một lúc sẽ làm:
A: pO2 trong máu động mạch tăng
B: CO2 trong máu động mạch giảm
C: Tỉ lệ bão hòa HbO2 trong động mạch tăng
D: PH máu động mạch giảm

4. Điều nào sau đây xảy ra là đúng ở 1 VĐV đang hoạt động thể thao:
A: Tỉ lệ % HbO2 bão hòa ở máu động mạch giảm
B: Tỉ lệ % HbO2 bão hòa ở máu tĩnh mạch giảm
C: pO2 trong máu động mạch tăng
D: Độ pH máu động mạch giảm

5. Hóa thụ quan trong hành tủy bị kích thích bởi:
A: CO2
B: Ion H+ trong máu
C: Ion H+ trong dịch não tủy
D: Áp suất O2 trong máu động mạch giảm

6. Tác dụng của hô hấp sâu chủ yếu là :
a) Tăng lượng khí trao đổi
b) Giảm lượng CO2 trong máu
c) Hòa loãng lượng khí đọng và khí cặn trong phổi
d) Cơ thể tiếp nhận nhiều O2 hơn
e) Đẩy hết khí CO2 ra ngoài
Tổ hợp đúng là
A: a, b, c, d
B: a, b, d, e
C: a, c, d, e
D: b, c, d, e

:twisted:
 
ây dà, chỉ thích làm trắc nghiệm:D
II. Trắc nghiệm
1. Hô hấp của chim đạt hiệu quả cao trong các động vật trên cạn mặc dù phổi chim nhỏ và không co dãn dễ dàng vì:
a) Có 9 túi khí làm tăng bề mặt trao đổi khí
b) Có dòng khí liên rục kể cả lúc hít vào lẫn lúc thở ra nhờ sự co dãn của các túi khí
c) Máu trong mao mạch song song ngược chiều với dòng khí
d) không có khí đọng
Tổ hợp đúng là
A: a, b, c
B: a, b, d
C: a, c, d
D: b, c, d

2. Điều nào sau đây là đúng
A: Áp suất trong phổi luôn thấp hơn áp suất MT
B: Áp suất trong khoang màng phổi luôn cao hơn trong phổi
C: Áp suất trong khoang màng phổi luôn thấp hơn trong phổi
D: Áp suất trong Khoang màng phổi luôn bằng áp suất khí trời

3. Một người đang hoặt động bình thường nếu thở gấp một lúc sẽ làm:
A: pO2 trong máu động mạch tăng
B: CO2 trong máu động mạch giảm
C: Tỉ lệ bão hòa HbO2 trong động mạch tăng
D: PH máu động mạch giảm

4. Điều nào sau đây xảy ra là đúng ở 1 VĐV đang hoạt động thể thao:
A: Tỉ lệ % HbO2 bão hòa ở máu động mạch giảm
B: Tỉ lệ % HbO2 bão hòa ở máu tĩnh mạch giảm
C: pO2 trong máu động mạch tăng
D: Độ pH máu động mạch giảm

5. Hóa thụ quan trong hành tủy bị kích thích bởi:
A: CO2
B: Ion H+ trong máu
C: Ion H+ trong dịch não tủy
D: Áp suất O2 trong máu động mạch giảm

6. Tác dụng của hô hấp sâu chủ yếu là :
a) Tăng lượng khí trao đổi
b) Giảm lượng CO2 trong máu
c) Hòa loãng lượng khí đọng và khí cặn trong phổi
d) Cơ thể tiếp nhận nhiều O2 hơn
e) Đẩy hết khí CO2 ra ngoài
Tổ hợp đúng là
A: a, b, c, d
B: a, b, d, e
C: a, c, d, e
D: b, c, d, e
 
Câu hỏi sinh lý

Theo chị nghĩ thì câu 5 ta nên chọn CO2 vì đây là yếu tố quan trọng kích thích các cơ quan thụ cảm hóa học. "Xung thần kinh được truyền tới trung khu hô hấp, từ đó làm tăng cường hô hấp để thải CO2. Người ta thấy rằng, sự thừa khi CO2 có thể làm tăng hô hấp lên gấp 8 lần so với bình thường. Vì thế, khi nín thở, lượng khí CO2 trong máu tăng lên, làm tăng tần số và độ sâu của nhịp hô hấp.. Ngược lại, nếu chủ động thở sâu nhiều lần liên tiếp sẽ làm giảm khí CO2 trong máu và nhịp hô hấp cũng sẽ tự động giảm xuống. Hoặc khi hoạt động mạnh, cơ thể tạo ra nhiều axít lactic, cơ và các cơ quan khác bị huy động sản xuất ra nhiều CO2. Khi đó CO2 sẽ kết hợp với H2O tạo thành axít cacbonic làm nồng độ ion H+ trong máu tăng, kích thích vào trung khu thở, gây thở gấp" [ trích]. :rose: Nhờ có CO2 => H+ tăng.
Câu 6 tự luận: Ở cá mang có hình răng lược, có khe hở để nước chảy qua và có nắp đậy kín. Cá thở bằng mang theo cách há miệng lấy nước, đồng thời mở nắp mang làm tăng khoảng trống để hút nước. Sau đó cá ngậm miệng và khép mang lại từ từ để thu hẹp khoảng trống làm tăng áp lực của dòng nước, nước trào qua khe nắp mang ra ngoài. Chính khi nước được ép qua các lá mang, quá trình trao đổi khí được thực hiện [ trích]
Ngoài ra, mời em và các bạn tham khảo thêm ở web sau: http://www.huse.edu.vn/elearningbook/PDF/Sinh ly hoc nguoi va dong vat tap 2/Chuong 11.pdf:socool:
 
@akane: hì, e này học đội tuyển tích cực:hoanho:
*trắc nghiệm nhé:
l.anh làm đúng hết rồi
giải thích thêm tí: câu 5 chọn C vì não ko trục tiếp nhận C02 cũng như H+ từ máu vào. C02 vào dịch não tủy kết hợp với H20-> H2C03->HC03-và H+, tức lúc đó H+ mới đượ ình thành trong dịch não tủy và nó sẽ kích thích trung khu hô hấp
*tự luận
câu 2, 3, 5, 6, 7 có thể tham khảo sách và thầy cũng dạy kĩ rồi
cẫu 4: có thể phân tích các ý sau
enzim tiết ra ko kịp
hơn nữa, NaHC03 tiết ra cũng ko đủ để trung hòa lượng axit lớn có trong thức ăn->ko tạo điều kiện thuận lợi cho enzim trong ruột hoạt động( các enzim này hoạt động trong môi trường kiềm)
mà nếu tiêu hóa đc thì ruột cũng ko kịp hấp thụ 1 lượng lớn thức ăn
câu 8:
lao động nặng thì nhịp hô hấp tăng nè
trẻ em cât tiếng khóc chào đời
ngáp
cả cái tuần hoàn chéo trong thí nghiệm con chó í
câu 9:
_khi hít vào: vì có 1 nước mỏng trong phế nang tạo nên sức căng bề mặt
hơn nữa khi phế năng căng sẽ kích thích các tế bào ở thành phế nang gửi xung về trung khu hô hấp-> kìm hãm trung khu hít vào, gây ngừng co các cơ hô hấp
_ khi thở ra: do áp suất âm trong khoang màng phổi
tính đàn hồi của mô phổi
:dance:
 
hờ hờ, chép nguyên văn câu 8 từ trong sách ra đây:whistle:
Mọi hoạt động sống đều cần năng lượng do hô hấp cung cấp.CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp ở tế bào.Hoạt động càng mạnh, nhu cầu năng lượng càng lớn, cường độ hô hấp càng tăng và CO2 sản sinh càng nhiều.Trung khu hô hấp ở hành não rất mẫn cảm với sự thay đổi của nồng độ CO2 trong máu.Dẫn chứng
_Lao động càng nặng, nhịp hô hấp càng tăng.
_Ngáp cũng thể hiện sự mệt mỏi do sự tích lũy CO2 trong máu tăng cao.Ngáp cũng chính là 1 động tác thở sâu nhằm thay đổi tỉ lệ CO2 tích lũy nhiều trong lượng khí dự trữ và khí cặn.
_Thí nghiệm tuần hoàn chéo của Fređeric tiến hành trên chó vào năm 1890:
+Dùng ống nối chéo động mạch cổ của 2 con chó A và B với nhau sao cho máu từ cơ thể chó A chảy lên nuôi não chó B, máu từ cơ thể chó B lại lên nuôi não của chó A.
+Bịt ống thông với khí quản của chó A-->gây nghẹt thở chó A-->nồng độ CO2 trong máu chó A tăng cao.
+Quan sát thấy nhịp hô hấp của chó B tăng lên, chó B thở hổn hển-->trung khu hô hấp của chó B đã bị kích thích bởi máu của chó A có nhiều CO2
 
@akane: hì, e này học đội tuyển tích cực:hoanho:
Chị 11 Sinh lên 12 đúng không ;;)

cẫu 4: có thể phân tích các ý sau
enzim tiết ra ko kịp
hơn nữa, NaHC03 tiết ra cũng ko đủ để trung hòa lượng axit lớn có trong thức ăn->ko tạo điều kiện thuận lợi cho enzim trong ruột hoạt động( các enzim này hoạt động trong môi trường kiềm)
mà nếu tiêu hóa đc thì ruột cũng ko kịp hấp thụ 1 lượng lớn thức ăn

Nếu lượng axit quá nhiều không trung hòa kịp thì thành ruột non cũng bị phá hủy, vì nó không có lớp nhầy giống dạ dày ?
 
Kg hiểu sao sách GK VN lại đưa thí nghiệm này vào sách. Thí nghiệm trên chẳng đưa ra kết luận gì cả. Bịt khí quản chó A thì trung khu hô hấp có thể ảnh hưởng bởi CO2, H+, O2...
Nhưng CO2 là tác nhân chính kích thích chemoreceptor là đúng. Tuy nhiên câu 5 chỉ ra "Ở hành tủy" thì mình nghĩ là H+ vì CO2 kg qua đc blood-brain barrier (theo mình nhớ là thế).

3. Một người đang hoặt động bình thường nếu thở gấp một lúc sẽ làm:
A: pO2 trong máu động mạch tăng
B: CO2 trong máu động mạch giảm
C: Tỉ lệ bão hòa HbO2 trong động mạch tăng
D: PH máu động mạch giảm

4. Điều nào sau đây xảy ra là đúng ở 1 VĐV đang hoạt động thể thao:
A: Tỉ lệ % HbO2 bão hòa ở máu động mạch giảm
B: Tỉ lệ % HbO2 bão hòa ở máu tĩnh mạch giảm
C: pO2 trong máu động mạch tăng
D: Độ pH máu động mạch giảm

5. Hóa thụ quan trong hành tủy bị kích thích bởi:
A: CO2
B: Ion H+ trong máu
C: Ion H+ trong dịch não tủy
D: Áp suất O2 trong máu động mạch giảm



6. Tác dụng của hô hấp sâu chủ yếu là :
a) Tăng lượng khí trao đổi
b) Giảm lượng CO2 trong máu
c) Hòa loãng lượng khí đọng và khí cặn trong phổi
d) Cơ thể tiếp nhận nhiều O2 hơn
e) Đẩy hết khí CO2 ra ngoài
Tổ hợp đúng là
A: a, b, c, d
B: a, b, d, e
C: a, c, d, e
D: b, c, d, e
 
Kg hiểu sao sách GK VN lại đưa thí nghiệm này vào sách. Thí nghiệm trên chẳng đưa ra kết luận gì cả. Bịt khí quản chó A thì trung khu hô hấp có thể ảnh hưởng bởi CO2, H+, O2...
Nhưng CO2 là tác nhân chính kích thích chemoreceptor là đúng.
Tương tự câu 3, mình thì nghĩ là CO2 giảm vì "ng bình thường" thì HbO2 trong động mạch đã đạt tới mức bão hòa.
Câu 6 thì các options kg rõ ràng, kg xác định đc. nhưng option b, d, e là chính xác.

e sao đúng được. Không thể nào đưa hết CO2 ra ngoài được
 
Nếu lượng axit quá nhiều không trung hòa kịp thì thành ruột non cũng bị phá hủy, vì nó không có lớp nhầy giống dạ dày ?

Bậy nào, Ống tiêu hóa chỗ nào cũng đc lót bằng một lớp màng nhầy hết. Từ miệng tới ruột già.
 
Bởi thế mới nói là kg rõ ràng í.
Bình thường áp suất từng phần của CO2 trong phổi là 40mmHg (5%), còn áp suất từng phần CO2 trong không khí là 0.3mmHg (0.039%) thì phải. Hô hấp sâu đẩy dần 40mmHg CO2 trong phổi ra ngoài tới khi nó áp suất từng phần của CO2 trong phổi và trong kg khí ngang nhau 0.3mmHg, nói một cách tu từ thì gần hết chứ kg hoàn toàn hết :mrgreen:
 
à cho em hỏi thêm câu nữa là "Tại sao động vật khi lên cạn lại cần có vòng tuần hoàn thứ 2 (vòng TH phổi)?"
 
à cho em hỏi thêm câu nữa là "Tại sao động vật khi lên cạn lại cần có vòng tuần hoàn thứ 2 (vòng TH phổi)?"
Bạn đọc cái này xem có giúp gì không nhé.

Động vật cần hệ tuần hoàn phổi để điều hoà lượng ôxi trong phế nang.
Sự điều hoà của tuần hoàn phổi giúp phân bố lượng máu đến các vùng khác nhau của phổi tỉ lệ thuận với mức thông khí của chúng.
Có lẽ động vật trên cạn cần nhiều ôxi hơn động vật dưới nước nên cần tới 2 vòng tuần hoàn
 
à, thầy em trả lời câu này rồi. Thầy nói nhiều nhưng đại ý là phải có 2 vòng tuần hoàn để có lực thắng ma sát lớn trong mao mạch, để máu có thể đi nuôi các tế bào trong cơ thể
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top