Vấn đề thực tế cần giúp đỡ.....! help me

nhokth13z

Junior Member
Em mới gia nhập xin anh chị chỉ giáo....! Cảm ơn trước...
1/ Nếu người ta dùng gạc buộc chặt phía trên khuỷu tay thì mạch máu sẽ phồng lên thành từng đoạn.Hãy giải thích hiện tượng ấy.
2/ Trình bày 5 chức năng của hệ tuần hoàn.
3/Năng lượng trong hệ sinh thái được hình thành và vận chuyển như thế nào?
4/ Làm thí nghiệm sử dụng 2 loại ezym khác nhau để cắt đôi 1 đoạn phân tử ADN theo một đường thẳng sao cho kích thước và số lượng Nu của 2 nửa như nhau.2 trường hợp:
a/ Số Nu của một nửa là: A=T=G=1000, X=1500
b/ Số Nu của một nửa là: A=T=750, G=X=1500
Xác định cách cắt của enzym trong hai trường hợp trên.
 
4/ Làm thí nghiệm sử dụng 2 loại ezym khác nhau để cắt đôi 1 đoạn phân tử ADN theo một đường thẳng sao cho kích thước và số lượng Nu của 2 nửa như nhau.2 trường hợp:
a/ Số Nu của một nửa là: A=T=G=1000, X=1500
b/ Số Nu của một nửa là: A=T=750, G=X=1500
Xác định cách cắt của enzym trong hai trường hợp trên.
a.Do G khác X-->không thể hiện NTBS giữa 2 mạch của ADN-->enzim đã cắt đứt liên kết hidro giữa 2 mạch đơn của phân tử ADN.
b.Do A=T,G=X-->thể hiện NTBS giữa 2 mạch đơn của ADN-->mỗi nửa của phân tử ADN sau khi bị cắt bởi enzim là 1 nửa phân tử ADN gồm 2 mạch song song và bằng nhau-->enzim đã cắt ngang 2 mạch đơn cảu phân tử ADN ở điểm giữa của phân tử.

Mấy câu kia xem kĩ sgk là sẽ có câu trả lời thôi.
 
Em mới gia nhập xin anh chị chỉ giáo....! Cảm ơn trước...
1/ Nếu người ta dùng gạc buộc chặt phía trên khuỷu tay thì mạch máu sẽ phồng lên thành từng đoạn.Hãy giải thích hiện tượng ấy.
2/ Trình bày 5 chức năng của hệ tuần hoàn.
3/Năng lượng trong hệ sinh thái được hình thành và vận chuyển như thế nào?
4/ Làm thí nghiệm sử dụng 2 loại ezym khác nhau để cắt đôi 1 đoạn phân tử ADN theo một đường thẳng sao cho kích thước và số lượng Nu của 2 nửa như nhau.2 trường hợp:
a/ Số Nu của một nửa là: A=T=G=1000, X=1500
b/ Số Nu của một nửa là: A=T=750, G=X=1500
Xác định cách cắt của enzym trong hai trường hợp trên.
câu 3: Năng lượng trong hệ sinh thái đc hình thành do sinh vật tự dưỡng tổng hợp từ năg lượng mặt trời -> qua các bậc dinh dưỡng -> thất thoát qua hô hấp dạng nhiệt ở các bậc dinh dưỡng
 
Câu 2: 5 chức năng của hệ tuần hoàn:
+ Vận chuyển Oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
+ Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
+ Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
+ Vận chuyển Hormone
+ Điều hòa hoạt động các cơ quan

Câu 3: Bắt nguồn từ môi trường, được sinh vật sản xuất hấp thụ và biến đổi thành quang năng, sau đó năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng và cuối cùng năng lượng truyền lại môi trường
:rose:

Câu 1: Chị đoán là do máu dồn về chỗ mình đã băng buộc chặt nên tạo ra hiện tượng đó. Ngay chỗ khuỷu tay là tập trung gồm có: Động mạch cánh tay, ĐM quay, tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch nền... nữa nên máu càng tụ nhiều:sad:.
Thành ra, cần chú ý khi buộc garo, gạc ở những chỗ đó phải nới lỏng dần, không được buộc quá chặt hoặc trong quá trình buộc, cần phải buộc 1 tiếng rồi nới hết ra, trong vòng 1' & buộc lại...


 
1. Mục đích của buột tourniquet mà dựa vào sự chêch lệch áp suất giữa động mạch và tĩnh mạch mà cho máu vào, nhưng ngăn chặn máu thoát ra.
Do áp suất ở động mạch cao hơn ở tĩnh mạch và áp suất ở tĩnh mạch tạo ra do máu chảy dồn và hoạt động của các cơ. Vì thế với một sức ép vừa phải, garo sẽ chặn áp suất của veins, nhưng với áp suất lơn hơn, máu vẫn tràn qua động mạch tạo làm máu tụ lại. Kết quả là áp suất vein cao hơn làm nổi các mạch máu.
1 lí do nữa (minor) là veins thì nằm gần da hơn là động mạch (len lõi giữa các cơ) cho nên khi buộc garo nó sẽ siết chặt vein trước khi siết động mạch.

Tại sao các y tá trước khi tiêm thuốc vừa buộc garo vừa tát nhẹ vài cái vào veins :oops:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,655
Messages
71,554
Members
56,891
Latest member
rfyhgsrysy
Back
Top