Cách pha chế môi trường nuôi cấy VSV

Em đang làm TNVSV, nhưng do điều kiện phòng TN , nên tụi em không đựoc pha chế môi trường để phân lập Vi sinh. Chỉ đựoc biết là khi pha chế môi trường thì phải pha chế theo đúng trình tự các thành phần . Nhưng không hiểu tại sao?
Và về Agar thì em không hiểu nó có thay đổi tính trạng (rắn hay lỏng) không khi pH thay đổi?
 
Re: cách pha chế môi trường nuôi cấy VSV

Phạm Thị Thùy Dương said:
Em đang làm TNVSV, nhưng do điều kiện phòng TN , nên tụi em không đựoc pha chế môi trường để phân lập Vi sinh. Chỉ đựoc biết là khi pha chế môi trường thì phải pha chế theo đúng trình tự các thành phần . Nhưng không hiểu tại sao?
Và về Agar thì em không hiểu nó có thay đổi tính trạng (rắn hay lỏng) không khi pH thay đổi?
1. Em nên pha theo đúng trình tự các thành phần khoáng và dinh dưỡng theo qui trình thí nghiệm. Không nên thay đổi trật tự vì khả năng kết tủa có thể xảy ra đối với môi trường, khi môi trường bị kết tủa sẽ tác động như thế nào đến khả năng hấp thụ nguồn dinh dưỡng đó của vi sinh vật thì chắc em cũng biết.
2. Trước khi đưa chất sau vào, em cũng phải đảm bảo là chất trước đã hòa tan trong dịch pha của môi trường. (Nếu không, hiện tượng kết tủa cũng có thể xảy ra)
3. pH có tác động đến trạng thái rắn lỏng của agar, nếu pH axit agar sẽ lỏng gây khó khăn cho việc cấy sau này. Ngoài ra, pH còn ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường. Vì vậy, em nên chỉnh pH trước khi đưa môi trường đi khử trùng theo đúng qui trình thí nghiệm
Have fun!
 
Nếu có điều kiện mình nghĩ bạn có thể kiếm quyển:

Hoàng Thủy Long (chủ biên). Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật y học. Văn hóa, 1991. Viết rất kỹ về trình tự làm các loại môi trường, môi trường định loại và định danh vi sinh vật và các kỹ thuật cơ bản trong ptn về vi sinh vật, sử dụng động vật thí nghiệm.

Còn 1 bộ 3 quyển trong đó có tác giả Nguyễn Lân Dũng. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. KHKT, tập 1 năm 72, tập 2 năm 74, tập 3 năm 78. Viết rất kỹ và rõ ràng về vi sinh vật, các kỹ thuật, cũng như một số thao tác, dụng cụ thí nghiệm. Tập 2 thì mình đã nhìn thấy, còn tập 1 và 3 thì chưa, dò thấy ở trong thư viện của trường KHTN HN thấy có trong biên mục, nhưng chưa hỏi ai mượn hộ photo được :p.

Mình ko biết có quyển nào bằng tiếng việt mới hơn ko nữa. Chúc bạn may mắn chộp được mấy quyển này.

Tiếng anh thì nhiều, bạn cứ kêu gào nhờ các anh các chị ở diễn đàn giúp. Mình biết mỗi tiếng việt nên ...
 
Nếu là môi trường dinh dưỡng chỉ để nuôi cấy hay phân lập vi sinh vật thì không cần phải cầu kì trong việc pha cái nào trước sau, bạn cứ cân hết hóa chất vào cốc thủy tinh rồi cho nước cất vào và hòa tan.
Còn agar thì dưới tác dụng của độ axit cao pH<5 hoặc đun nóng lâu , nó sẽ bị phân hủy cục bộ.
 
Nói chung kết tủa thì không có đâu (theo kinh nghiệm pha môi trường bên TBĐV) nhưng nếu trộn chung các hóa chất có lẽ một số hóa chất sẽ lâu tan hơn. Cách tốt nhất là hòa tan từng chất vào một lượng nước cất vừa đủ rồi sau đó trộn tất và nhau trước khi chèn dung môi cho đủ thể tích.
 
Có thể có kết tủa nếu loại hóa chất dạng bột cần nhiệt độ để hòa tan, nhất là đối với thạch, hoặc phủ thạch thì bước này càng phải cẩn thận canh đúng nhiệt độ để hòa bột thạch vào, nó mà bị vón thì chỉ có nước đổ đi.

Nói chung, môi trường người ta làm sẵn và mình biết thành phần và đạt tiêu chuẩn rồi thì mình cứ thế mà dùng, thắc mắc làm gì nhiều cho mệt vì hóa chất để pha mt thường khá đắt, lúc nào cần cải tạo mt thì hãy thắc mắc và thử để có thể phân lập được con mới, hay loại mới nào đó, hoặc thích hợp với đk mới.

Thứ tự cho vào của một số mt rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến pH của hỗn hợp sau khi pha chế, ảnh hưởng đến màu của mt, có một số trường hợp ảnh hưởng cả tới kết quả phát triển của vi sinh nữa, cái này thì ko thể ngồi đọc lý thuyết được, mà chỉ có cách duy nhất là hỏi người có nhiều kinh nghiệm xử lý và pha chế mt.

Với những người kinh nghiệm lâu năm về pha và xử lý 1 loại mt nào đó thì người ta chỉ cần nhìn màu, độ trong, độ sánh của mt là người ta biết mình cho cái gì vào trước rồi, nên sai biết ngay, sai nhiều lúc lại hóa hay :mrgreen: (điều này chỉ đúng với 1 loại mt đó thôi, còn loại khác thì chịu và còn tùy người)
 
Hoàng Đức Minh said:
Với những người kinh nghiệm lâu năm về pha và xử lý 1 loại mt nào đó thì người ta chỉ cần nhìn màu, độ trong, độ sánh của mt là người ta biết mình cho cái gì vào trước rồi, nên sai biết ngay, sai nhiều lúc lại hóa hay :mrgreen: (điều này chỉ đúng với 1 loại mt đó thôi, còn loại khác thì chịu và còn tùy người)

--> cái này mình cũng thấy đúng, có thầy ở trường mình pha hóa chất còn ko cần biết chính xác khối lượng, cứ lấy chất vèo vèo ý, sợ thật ?:oops:
 
Lê Đoàn Thanh Lâm said:
Nếu là môi trường dinh dưỡng chỉ để nuôi cấy hay phân lập vi sinh vật thì không cần phải cầu kì trong việc pha cái nào trước sau, bạn cứ cân hết hóa chất vào cốc thủy tinh rồi cho nước cất vào và hòa tan.
Còn agar thì dưới tác dụng của độ axit cao pH<5 hoặc đun nóng lâu , nó sẽ bị phân hủy cục bộ.
Hehehehe. Có vẻ hay đấy, tiết kiệm được khối thời gian và công sức. Nhưng nếu thi học kì mà có câu hỏi đại loại tương tự như thế này thì đừng trả lời như vậy nhé.
P/S: Bạn Hoàng Đức Minh có nhiều kinh nghiệm trong pha môi trường đấy.
 
Chào mọi người!
Quả thật pha chế môi trường phân lập vi sinh là phải đúng theo trình tự. Trình tự ở đây không phải là trong môi trường đó có 10 chất thì bạn phải cho vô từng chất theo thứ tự. Ý mình muốn nói ở đây là khi bạn phân lập chủng vi sinh nào thì cần phải pha chế theo môi trường của chủng đó. Nếu không thì bạn phải dựa vào đặc điểm sinh hóa để khảo sát xem sự tăng trưởng hay ức chế của nó.
Còn về vấn đề pH là rất quan trọng đối với việc phân lập vi sinh nói riêng và cả ngành vi sinh vật nói chung. Theo tôi pH và nhiệt độ cực kỳ quan trọng.
Agar trong môi trường nuôi cấy vi sinh đóng một vai trò là "giá đở". Nếu nhiều quá hoặc ít quá thì cũng có ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy. Thông thường từ 15 - 18 g/l (đối với môi trường nuôi cấy đặc) còn môi trường nuôi cấy bán lỏng thì khác nữa hoặc môi trường canh thang thì hoàn toàn không có Agar.
Đặc biệt khi sử dụng môi trường nuôi cấy có Agar thì bạn nên sử dụng một lần không nên tiết kiệm. Bởi vì khi môi trường nuôi cấy có Agar đông lại muốn làm lại lần sau thì bắt buộc bạn phải đun cho Agar tan hoàn toàn mà điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến các thành phần hóa học khác bên trong môi trường. Ngoài ra Agar có tính chất là một polysaccharic nên khi đun nhiều lần thì chúng dễ bị đứt ra thành nhiều đoạn nhỏ. Điều này không tốt cho quá trình nuôi cấy vi sinh vật.
Chào thân ái!
 
Hấp vô trùng agar nhiều cũng làm màu môi trường sậm hơn, vì đường phản ứng melanoid, vì thế môi trường nuôi cấy cũng mất đi lượng đường cho VSV sử dụng.
 
Cho em hỏi về 2 cách pha môi trường sau :
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?MÔI TRƯỜNG HASEN đặc
? ? ? ? ? ? Glucose ? ? ? ? ?50g/l
? ? ? ? ? ? K2HPO4 ? ? ? ? ?3g/l
? ? ? ? ? ? MgSO4.7H20 ?2g/l
? ? ? ? ? ? Pepton ? ? ? ? ? 10g/l
? ? ? ? ? ? Agar ? ? ? ? ? ? ? 20g/l
? ? ? ? ? ? H20 ? ? ? ? ? ? ? ? 1 lit
? ? ?Cách pha thứ 1: cân đong đúng thành phần, khối lương của các chất(có thạch) ?rồi hòa tan với 1 lượng nước vủa đủ, sau đó cho thêm nước vào đến dung tich là 1lit nươc
? ? Cách pha thứ 2:
Hòa tan và cho thêm nước vào đến dung tích là 1,2 lít (không cho thạch). Sau đó chia làm 2 phần:phần tạo môi trường lỏng (200ml), phần tạo môi trường đặc (1l). Sau đó tính toán lượng agar trong 1l môi trường đặc
? ? ? ? ? ? 20g agar ? ? ? ? ? ? 1.2l
? ? ? ? ? ? 16,67g ? ? ? ? ? ? ? ? 1l
Sau đó hòa 16,67 g vào 1000ml.
? ? ? ? ?Đây là 2 cách pha môi trường mà em biết đươc. Nhưng em thắc măc không hiểu với 2 cách pha trên thi cách nao tốt hơn?

? ? ? ? ? Nếu cách pha như vậy, có phải là cách pha thứ 1 mộii trương sẽ đặc hơn không ah? Vì lương agar là 20g/1lit dung tich, còn cách pha thứ 2 thì có 1lit dung tich rồi sau đó mới cho 16,67g agar vào.
? ? ? ? ? Mong các anh chị giúp
 
1. Câu này thì đúng lắm rồi. Tại sao lại phải hỏi?

Nếu cách pha như vậy, có phải là cách pha thứ 1 mộii trương sẽ đặc hơn không ah? Vì lương agar là 20g/1lit dung tich, còn cách pha thứ 2 thì có 1lit dung tich rồi sau đó mới cho 16,67g agar vào.

2. Tại sao lại pha như vậy. Xin hãy hỏi người dạy bạn pha, trong trường hợp sau:
- Nếu người dạy bạn là kĩ thuật viên, xin đừng hỏi, tự lí luận ra câu trả lời.
- Nếu người hướng dẫn bạn pha là người cẩu thả (bạn phải quan sát thao tác làm việc của họ) thì tự lí luận ra câu trả lời cho mình.
- Nếu người dạy bạn là bậc cử nhân trở nên, hỏi họ chi tiết cụ thể, vì sao lai như thế (phải tranh luận)? Sau đó lên đây trả lời cho mọi người cùng biết thông tin.
- Nếu bạn đọc từ sách, báo ra thì hãy hỏi chính tác giả đó (vì nhà in không thể in nhầm chỗ này được)

Chúc bạn mọi việc suôn sẻ!
 
Anh chị và các bạn cho mình hỏi ké với.
Mình thấy trong một số bài báo người ta bổ sung một số hóa chất (inhibiting agent) để ức chế VSV (gồm cả VK và nấm mốc) nhiễm vào mẫu đối chứng (MT dinh dưỡng ko đc inoculated). Bạn nào biết về lĩnh vực này cho mình biết thêm thông tin về loại hóa chất và nồng độ cần thiết với.
Cảm ơn nhiều.
 
nuôi cấy tảo cát

mình đang quan tâm về quy trình phân lập, nuôi cấy tảo cát( silic). co ai có tài liệu giúp với mình với. thank
 
Mình đang cần tài liệu về chủng nấm mốc penicilliin camembert để làm pho mai camembert cho bài báo cao.Có ai giúp mình với!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!:???:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top