Tác hại của chất phóng xạ plutonium

00792

Moderator
Staff member
Tác hại của chất phóng xạ plutonium Ông Takahashi Sentaro, phó giám đốc Viện nghiên cứu lò phản ứng trường Đại học Kyoto, trên NHK, phân tích về tác hại của của plutonium nhân việc phát hiện ra plutonium trong khuôn viên nhà máy điện hạt nhân Fukushima số I.
Plutonium là chất phóng xạ do uranium 239 hoặc 235 sinh ra, và nó phát ra tia phóng xạ có tên gọi là tia alpha. Đặc tính của tia alpha này là dù có bám vào da người thì nó cũng không xâm nhập trực tiếp vào cơ thể con người mà xâm nhập gián tiếp qua các loại thực phẩm bị nhiễm xạ hoặc qua đường thở.
pluton1.jpg

Plutonium được phát hiện trong khuôn viên nhà máy Fukushima I
Ví dụ, trong trường hợp chất plutonium 239 thì chu kỳ bán rã của chất này rất dài, khoảng 20.000 năm. Vì thế, một khi đã nhiễm vào cơ thể con người thì nó vẫn sẽ tiếp tục phát xạ tại nơi mà nó đã xâm nhập vào và vì vậy mà khả năng bị ung thư là khá cao.
Cơ thể con người có khả năng loại thải plutonium, vì thế nếu bị nhiễm xạ thì trong vòng vài tháng lượng plutonium trong cơ thể sẽ giảm xuống một nửa. Tuy nhiên, người ta cho rằng plutonium thường ở trong cơ thể con người lâu hơn so với chất phóng xạ iodine và cesium.
Nếu trong tương lai không xảy ra một vụ tai nạn hạt nhân nào lớn nữa thì lượng phóng xạ hiện nay không gây nguy hiểm tới sức khoẻ con người cũng như cho môi trường. Nhưng cần phải nhắc lại rằng chất phóng xạ plutonium phát ra từ vụ thử hạt nhân do Mỹ tiến hành tại đảo san hô Bikini trước kia, nay vẫn còn được phát hiện ra ở vùng biển ngoài khơi Nhật Bản. Vì thế, nếu plutonium bị rò rỉ ra nước biển thì cần phải tiến hành giám sát lượng phóng xạ trong hải sản trong một thời gian dài.:sad:
Hơn nữa, plutonium không phát tán trên diện rộng vì vậy dễ có khả năng là nồng độ plutonium trong khuôn viên nhà máy điện hạt nhân Fukushima số I sẽ rất cao. Vì thế, cần phải giám sát liên tục, chặt chẽ lượng phóng xạ tại đây, đồng thời phải đảm bảo sự an toàn cho các công nhân làm việc tại đây bằng nhiều biện pháp, ví dụ như cho họ đeo mặt nạ phòng hộ, tránh không ăn uống trong các khu vực lân cận.
 
"Đặc tính của tia alpha này là dù có bám vào da người thì nó cũng không xâm nhập trực tiếp vào cơ thể con người mà xâm nhập gián tiếp qua các loại thực phẩm bị nhiễm xạ hoặc qua đường thở."
Có lẽ Plutonium bám vào chứ không phải tia alpha bám vào đâu. Alpha đâu có "bám" được vào cái gì đâu.
 
Sản phẩm phân rã của Plutonium có lẽ nguy hiểm hơn. Đồng vị phóng xã Iodine khi vào cơ thể sẽ đc hấp thụ vào ngay tuyến giáp, chu kì phân rã ngắn, tia alpha nhưng nằm ngay trong tuyến giáp có thể phá hủy tuyến giáp => mà thyroid lại là vital hormone.
 
Có lẽ Plutonium bám vào chứ không phải tia alpha bám vào đâu. Alpha đâu có "bám" được vào cái gì đâu.
Thực ra là em nghĩ là cái He2+ đấy ko đâm xuyên qua màng tb đc thì nó phải "bám" vào đâu đấy chứ :mrgreen:
 
Sản phẩm phân rã của Plutonium có lẽ nguy hiểm hơn. Đồng vị phóng xã Iodine khi vào cơ thể sẽ đc hấp thụ vào ngay tuyến giáp, chu kì phân rã ngắn, tia alpha nhưng nằm ngay trong tuyến giáp có thể phá hủy tuyến giáp => mà thyroid lại là vital hormone.
Đúng thế, có thể xem bài trên blog của bác Đăng:
Như vậy vấn đề áp suất xem như đã được giải quyết. Tuy nhiên, nếu lò không được làm nguội, nước bốc hơi làm mực nước cạn, lộ các bó thanh nhiên liệu ra, khiến các thanh nhiên liệu bị tan chảy, như đã đề cập ở trên. Khi tan chảy như vậy, các nguyên tố sản phẩm phụ như iodine và cesium sinh ra trong quá trình phân rã uranium thoát ra hoà vào hơi nước xả ra ngoài. Khác với các nguyên tố phóng xạ trung gian sinh ra bên ngoài các thanh nhiên liệu, có thời gian sống (chính xác là thời gian bán hủy) chỉ vài giây, cesium 134 có thời gian bán hủy 2 năm còn cesium 137 – tới 30 năm. Iodine gây nguy hiểm cho tuyến giáp, vì tuyến giáp hấp thụ iodine trong máu. May thay iodine có thể bị cản không cho xâm nhập tuyến giáp bằng cách uống potassium iodide (người lớn uống 130 mg/1 ngày, trẻ em dưới 18 tuổi: 65 mg/ngày, trẻ từ 1 tháng – 3 tuổi: 32 mg/ngày, trẻ sơ sinh tới 1 tháng tuổi: 16 mg/ngày). Còn cesium, tuy không tích tụ lâu trong người do thoát ra theo đường bài tiết qua mồ hôi và nước tiểu, nhưng đọng lại trong đất, nước, thực vật. Động vật trong đó có người bị nhiễm liên tục qua đường tiêu hoá sẽ bị ung thư và vô sinh. Việc độ phóng xạ đo được rất cao bên ngoài nhà máy ngay sau khi các toà nhà nổ tung, nhưng giảm đi nhanh chóng, cho thấy phần lớn đó là các nguyên tố phóng xạ trung gian sinh ra bên ngoài các thanh nhiên liệu. Trong khi đó việc đo được iodine và cesium trong phóng xạ thoát ra là dấu hiệu cho thấy một phần của lõi lò đã bị tan chảy.
(from: http://nguyendinhdang.wordpress.com/)

@thaibeouu: He bám như vậy thì có nghĩa gì đâu: He có sẵn trong không khí mà. Vấn đề là bản thân He vô hại!
 
Nhưng mà vận tốc của chùm alpha cao thế cơ mà chị, sao lại ko gây hại đc ?!?
 
Cao nhưng kg mạnh, kg có khả năng xuyên thấu. Kg xuyên qua nổi một miếng kim loại mỏng = tờ giấy, Cũng kg thể xuyên qua da người.
 
Nhưng mà vận tốc của chùm alpha cao thế cơ mà chị, sao lại ko gây hại đc ?!?

Cái Orion nói mình không rõ có an toàn được như thế không, nhưng: Plutonium "bám" vào thì mới phát hạt alpha gây hại. Còn alpha, nếu bám vào thì có nghĩa là nó dừng lại đấy, như phân tử khí trơ và vô hại. Hạt alpha giống như đầu đạn, nằm yên và bám vào đâu thì bám, quan trọng là súng bắn nó chĩa vào đâu (tức là đạn còn chưa bắn ra sắp bắn vào đâu.)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,914
Latest member
23winpayless
Back
Top