Xin tài liệu về cá ngựa vằn và phương pháp làm tiêu bản về quá trình nguyên phân giảm phân

Cá ngựa vằn được sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu về sinh học phát triển. Các anh chị có thể giải thích cho em tại sao lại như thế không ạ? Và nếu có tài liệu về đặc điểm cá ngựa vằn cho em xin với ạ.
Hiện nay em đang tìm hiểu về cách làm tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân ở động vật. Các anh chị có tài liệu về phương pháp làm tiêu bản thì chỉ cho e với ạ. Cảm ơn anh chị nhiều!
 
Sản xuất, nuôi thành công cá ngựa vằn thương phẩm

Trung tâm Công nghệ sinh học và ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ Đà Nẵng đã thực hiện thành công việc sản xuất giống và nuôi cá ngựa vằn thương phẩm.
zebrafish.jpg

Cá ngựa vằn. (Ảnh nsf.gov)
Đây là kết quả hợp tác giữa Viện Hải dương học và Trung tâm Công nghệ sinh học và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Đà Nẵng trong việc thực hiện đề tài “Chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá ngựa cho cộng đồng sống ở vùng ven biển Đà Nẵng.”

Thực hiện từ năm 2007, đến nay, các hộ dân đã nuôi được cá ngựa thương phẩm từ cá ngựa vằn con hay còn gọi là cá ngựa đuôi hổ (Hipppcampus kuda) với thức ăn chủ yếu là nhóm chân mái chèo (Copepoda) lấy từ các ao nuôi tôm hoặc nuôi cá.

Cá giống dùng trong đề tài nghiên cứu này được nhập về từ Phú Yên và Khánh Hòa; được nuôi với mật độ 50 con/bể 60 lít. Cá thương phẩm được nuôi với mật độ 30 con/60 lít bằng nước biển tự nhiên qua tinh lọc và hệ thống nuôi hòan chỉnh theo yêu cầu.

Phục vụ đề tài nghiên cứu, gia đình ông Ngô Văn Ri, phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, với sự giúp đỡ của Viện Hải Dương học và Trung tâm Công nghệ sinh học và ứng dụng khoa học công nghệ Đà Nẵng, đã nuôi và xuất bán cá ngựa vằn thương phẩm phục vụ xuất khẩu.

Hằng năm Việt Nam xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ và Trung Quốc hàng trăm nghìn con cá ngựa cảnh và cá ngựa ngâm thuốc. Nuôi cá ngựa là nghề nuôi mới ở Việt Nam và không quá khó, ít rủi ro, đầu tư cơ sở vật chất cũng không quá tốn kém, giá bán ổn định nên lợi nhuận khá cao.

Đề tài nghiên cứu thành công sẽ giúp cho các hộ dân sống ở các vùng ven biển có thêm nghề mới, tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình, nhất là đối với Đà Nẵng, khi mà đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp và việc nuôi cá ngựa lại thích hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi đây.


Theo Vietnam+
 
Phát hiện mới giúp điều trị bệnh máu trắng

Các nhà khoa học Pháp thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia và Viện nghiên cứu Pasteur vừa qua đã phát hiện cơ chế sinh trưởng của tế bào gốc tạo máu ở cá ngựa vằn.

Phát hiện được đúc kết thông qua công nghệ “giám sát thời gian thực” đối với phôi cá ngựa vằn.

ca.jpg
Thành quả này sẽ cung cấp những phương pháp mới giúp giới y học nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh máu trắng.

Trong báo cáo đăng trên tạp chí Tự nhiên của Anh số ra mới nhất, các nhà khoa học cho biết, họ đã áp dụng công nghệ hình ảnh thời gian thực để quan sát phôi của cá ngựa vằn.

Kết quả phát hiện, một phần tế bào nội mô của động mạch chủ ở phôi cá ngựa vằn bị xoắn lại, cuối cùng rơi ra khỏi vách động mạch chủ và hình thành tế bào gốc có thể lưu động. Trong khi đó, vách động mạch chủ vẫn duy trì trạng thái hoàn chỉnh. Sau đó, tế bào gốc vừa mới hình thành lại tiếp tục phân chia và chuyển biến thành tế bào gốc tạo máu.

Theo các nhà khoa học, mặc dù nghiên cứu này vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, tuy nhiên hy vọng nó có thể cung cấp tư duy mới giúp các nhà khoa học nghiên cứu biện pháp điều trị bệnh máu trắng.

Nếu như cơ chế tương tự như vậy tồn tại ở con người, các nhà khoa học chỉ cần lấy ra tế bào huyết quản của người bệnh và nuôi cấy chúng thành tế bào tạo máu sau đó cấy ghép vào cơ thể người, điều này có thể giúp bệnh nhân tái tạo hệ thống tạo máu./.


Theo Vietnam+
 
Cá ngựa vằn trị mất ngủ


Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy rằng loài cá ngựa vằn (zebrafish) có thể bị chứng mất ngủ, nhất là khi các nhà khoa học làm xáo trộn gien của chúng. Đây sẽ là một vật mẫu rẻ, khỏe để nghiên cứu về các chứng rối loạn giấc ngủ.

Cá ngựa vằn (Ảnh: http://pharyngula.org)Một nghiên cứu mới đây, được trình bày chi tiết trên tờ Plos Biology số ra ngày 16/10, kết luận rằng cá thực sự đã ngủ và thậm chí còn bị mất ngủ đêm.
Phát hiện này đang tạo điều kiện để các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến giấc ngủ của con người.
Ở Mỹ, chứng ngủ rũ do rối loạn thần kinh (neurological disorder narcolepsy) đã ảnh hưởng tới khoảng 2.000 người. Những người này, vào ban ngày thường lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ, nhưng lại mất ngủ vào ban đêm. Những lần tê liệt cơ làm cho chứng ngủ rũ bị mất đi nhưng nó lại gây ra những ảo giác giống như một giấc mơ khi đang ngủ.
Trong nghiên cứu trước, Emmanuel Mignot, một giáo sư về khoa học hành vi và khoa học tâm thần, thuộc Trường Đại học Stanford, phát hiện ra rằng ở hai loài Dobermans và Labradors ngủ rũ đều có một cơ quan nhận cảm (receptor) não “hypocretin” thực hiện sai chức năng. Hai loài trên đã có những dấu hiệu cho thấy chúng có chứng ngủ rũ tương tự như những triệu chứng ở người.
Cá ngựa vằn đang ngủ (Ảnh: http://www.cas.vanderbilt.edu)
Mignot, tác giả Tohei Yogawa của trường Stanford và các đồng nghiệp đã nghiên cứu loài cá ngựa vằn trong bể và thấy rằng khi những sinh vật nhỏ bé đang bơi này ngủ, chúng thường cụp đuôi xuống và thường chìm dưới bề mặt nước cả đêm hoặc lặn sâu dưới đáy bể.
Tiếp đó, các nhà khoa học đã nắm bắt được về giấc ngủ của loài cá ngựa vằn thông thường và loài cá ngựa đã bị biến đổi gen- thiếu các cơ quan thụ cảm hypocretin.
Nói chung, thời gian ngủ đối với loài cá ngựa bị biến đổi gen thường giảm 30% so với loài cá ngựa vằn bình thường. Và khi những gen đột biến này bị loại bỏ đi, chúng vẫn cũng chỉ ngủ được bằng một nửa thời gian của những con bình thường.
Các nhà nghiên cứu nói rằng cá ngựa vằn sẽ là một vật mẫu rẻ, khỏe để nghiên cứu về các chứng rối loạn giấc ngủ.
  • Bùi Thành (Theo LiveScience)
 
Cá Ngựa vằn; Sọc ngựa - Zebra; Zebra danio 910

:rose:http://www.youtube.com/watch?v=n5JWdwfVX7Q => 1 VIDEO CLIP nhỏ

Cá Ngựa vằn; Sọc ngựa - Zebra; Zebra danio. Loại cá này có những sọc vằn dài và rõ nét dọc theo thân, đuôi và vây dài. Nuôi trong bể thuỷ sinh.







I. Thông tin chung - General information
Tên khoa học: Danio rerio (Hamilton, 1822)
Chi tiết phân loại:


Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)


Họ: Cyprinidae (họ cá chép)


Tên đồng danh: Cyprinus rerio Hamilton, 1822; Barilius rerio (Hamilton, 1822) Brachydanio rerio (Hamilton, 1822)


Tên tiếng Anh khác: Zebrafish; Leopard danio


Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70 (kiểu hình ngựa vằn xanh vây ngắn), đã được sản xuất giống phổ biến trong nước.


Tên tiếng Anh: Zebra; Zebra danio
Tên tiếng Việt: Cá Ngựa vằn; Cá Sọc ngựa
Nguồn cá: Sản xuất nội địa
II. Đặc điểm sinh học - Biology
Phân bố: Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Nepal và Myanmar.
Chiều dài cá (cm): 5 – 6
Nhiệt độ nước (C): 20 – 28
Độ cứng nước (dH): 5 – 19
Độ pH: 6,0 – 8,0
Tính ăn: Ăn tạp
Hình thức sinh sản: Đẻ trứng
Chi tiết đặc điểm sinh học:


Tầng nước ở: Mặt – giữa.



Sinh sản: Cá dễ sinh sản trong bể nuôi, đẻ trứng trên giá thể mềm đặt ở đáy. Sau khi đẻ, cần tách trứng khỏi cá bố mẹ, trứng nở sau 2 – 3 ngày.




III. Kỹ thuật nuôi - Culture technology
Thể tích bể nuôi (L): 90 (L)
Hình thức nuôi: Ghép
Nuôi trong hồ rong: Có
Yêu cầu ánh sáng: Vừa
Yêu cầu lọc nước: Trung bình
Yêu cầu sục khí: Trung bình
Chi tiết kỹ thuật nuôi:


Chiều dài bể: 60 – 80 cm


Thiết kế bể: Cá thích hợp với bể trồng cây thủy sinh, nên chừa tầng mặt thông thoáng để cá di chuyển. Bể cần có nắp đậy để tránh cá nhảy ra. Cá bơi thành đàn, nên thả nhóm từ 5 – 6 con. Cá khá thân thiện và hoạt bát, thích hợp với bể nuôi chung.


Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh.


Thức ăn: Cá ăn từ giáp xác nhỏ, ấu trùng côn trùng, trùn chỉ, cung quăng đến thức ăn viên dạng nổi.:yeah:

* Một số thông tin khác:
Ngựa vằn đen
Ngua_van_den_hpg.jpg


Tên: Ngựa vằn đen

Tên khoa học:
Hippocampus sp

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Kích thước: 5-7cm

Thức ăn: Giun, động vật thân giáp, côn trùng, thức ăn tổng hợp.

Đặc điểm: Cá ngựa vằn có thân mỏng, hơi dẹp bên. Cá cái lớn hơn cá đực, có bụng tròn hơn. Lưng mầu ooliu nâu, bụng trăng trắng. Màu sắc và đường nét trang trí của hông rất đặc trung.Ở cá đực, màu nền là vàng kim, điểm xuyết thêm bốn vạch dọc màu lam đậm trải ra suốt chiều dài của cơ thể, từ nắp mang cho đến tận cùng vây đuôi. Sinh Sản: Để cá sinh sản được, nước phải ngọt hoặc cứng trung bình, và nhiệt độ nước trên 240.

Xuất xứ: Đông Ấn Độ, Sri
Lanka


 
cá đẹp thế, đây là lần đầu mình nghe cái tên cá ngựa vằn, còn đang tưởng đây là cá ngựa ở biển nữa
 
Hiện nay em đang tìm hiểu về cách làm tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân ở động vật. Các anh chị có tài liệu về phương pháp làm tiêu bản thì chỉ cho e với ạ. Cảm ơn anh chị nhiều!
1. Cách làm tiêu bản Phân bào nguyên nhiễm ở tế bào sợi nuôi cấy.
Tế bào phôi thai người được lấy trong điều kiện vô trùng đem nuôi cấy ở điều kiện vô trùng, nhiệt độ, độ pH và môi trường thích hợp, có chất kích thích phân bào là phytohemaglutinin (PHA). Giờ thứ 70 của quá trình nuôi cấy, cho colchicin vào môi trường nuôi cấy để cho các tế bào đang phân chia dừng lại ở kỳ giữa. Thu hoạch giờ thứ 72 của quá trình nuôi cấy. Lấy tế bào, định hình, để khô, nhuộm bằng Hematoxyline và gắn lamen bằng bome canada.
2. Cách làm tiêu bản phân bào giảm nhiễm dòng tinh hoàn châu chấu.
Tinh hoàn châu chấu được lấy trực tiếp ngay trong bụng châu chấu đực vào mùa hoạt động sinh dục (tháng 9 – tháng 10 âm lịch), thường tinh hoàn nằm ngang đốt thứ 3)Tinh hoàn châu chấu có dạng như hình nải chuối, túi tinh hoàn như quả chuối. Sau khi lấy ra, tinh hoàn được ngâm ngay vào dung dịch nhược trương để phá vỡ màng tế bào, bào tương tế bào và các khoang gian bào. Như vậy các tế bào chỉ còn lại phần nhân. Lấy ra cố định trong dung dịch carnoy, để khô, nhuộm màu bằng Hematoxylin.
 
1. Cách làm tiêu bản Phân bào nguyên nhiễm ở tế bào sợi nuôi cấy.
Tế bào phôi thai người được lấy trong điều kiện vô trùng đem nuôi cấy ở điều kiện vô trùng, nhiệt độ, độ pH và môi trường thích hợp, có chất kích thích phân bào là phytohemaglutinin (PHA). Giờ thứ 70 của quá trình nuôi cấy, cho colchicin vào môi trường nuôi cấy để cho các tế bào đang phân chia dừng lại ở kỳ giữa. Thu hoạch giờ thứ 72 của quá trình nuôi cấy. Lấy tế bào, định hình, để khô, nhuộm bằng Hematoxyline và gắn lamen bằng bome canada.
2. Cách làm tiêu bản phân bào giảm nhiễm dòng tinh hoàn châu chấu.
Tinh hoàn châu chấu được lấy trực tiếp ngay trong bụng châu chấu đực vào mùa hoạt động sinh dục (tháng 9 – tháng 10 âm lịch), thường tinh hoàn nằm ngang đốt thứ 3)Tinh hoàn châu chấu có dạng như hình nải chuối, túi tinh hoàn như quả chuối. Sau khi lấy ra, tinh hoàn được ngâm ngay vào dung dịch nhược trương để phá vỡ màng tế bào, bào tương tế bào và các khoang gian bào. Như vậy các tế bào chỉ còn lại phần nhân. Lấy ra cố định trong dung dịch carnoy, để khô, nhuộm màu bằng Hematoxylin.
:mygod::eek:
 
* Một số thông tin khác:
Ngựa vằn đen
Ngua_van_den_hpg.jpg


Tên: Ngựa vằn đen

Tên khoa học:
Hippocampus sp

Loại sản phẩm: Cá nước ngọt

Kích thước: 5-7cm

Thức ăn: Giun, động vật thân giáp, côn trùng, thức ăn tổng hợp.

Đặc điểm: Cá ngựa vằn có thân mỏng, hơi dẹp bên. Cá cái lớn hơn cá đực, có bụng tròn hơn. Lưng mầu ooliu nâu, bụng trăng trắng. Màu sắc và đường nét trang trí của hông rất đặc trung.Ở cá đực, màu nền là vàng kim, điểm xuyết thêm bốn vạch dọc màu lam đậm trải ra suốt chiều dài của cơ thể, từ nắp mang cho đến tận cùng vây đuôi. Sinh Sản: Để cá sinh sản được, nước phải ngọt hoặc cứng trung bình, và nhiệt độ nước trên 240.

Xuất xứ: Đông Ấn Độ, Sri
Lanka



Thông tin này là sai 100% rồi đấy, ở đây người đưa thông tin lên không hiểu gì cả. Hippocampus là cá ngựa ngoài biển chứ không phải là cái con cá zebrafish.
 
Trung tâm Công nghệ sinh học và ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ Đà Nẵng đã thực hiện thành công việc sản xuất giống và nuôi cá ngựa vằn thương phẩm.
zebrafish.jpg

Cá ngựa vằn. (Ảnh nsf.gov)
Đây là kết quả hợp tác giữa Viện Hải dương học và Trung tâm Công nghệ sinh học và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Đà Nẵng trong việc thực hiện đề tài “Chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá ngựa cho cộng đồng sống ở vùng ven biển Đà Nẵng.”

Thực hiện từ năm 2007, đến nay, các hộ dân đã nuôi được cá ngựa thương phẩm từ cá ngựa vằn con hay còn gọi là cá ngựa đuôi hổ (Hipppcampus kuda) với thức ăn chủ yếu là nhóm chân mái chèo (Copepoda) lấy từ các ao nuôi tôm hoặc nuôi cá.

Cá giống dùng trong đề tài nghiên cứu này được nhập về từ Phú Yên và Khánh Hòa; được nuôi với mật độ 50 con/bể 60 lít. Cá thương phẩm được nuôi với mật độ 30 con/60 lít bằng nước biển tự nhiên qua tinh lọc và hệ thống nuôi hòan chỉnh theo yêu cầu.

Phục vụ đề tài nghiên cứu, gia đình ông Ngô Văn Ri, phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, với sự giúp đỡ của Viện Hải Dương học và Trung tâm Công nghệ sinh học và ứng dụng khoa học công nghệ Đà Nẵng, đã nuôi và xuất bán cá ngựa vằn thương phẩm phục vụ xuất khẩu.

Hằng năm Việt Nam xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ và Trung Quốc hàng trăm nghìn con cá ngựa cảnh và cá ngựa ngâm thuốc. Nuôi cá ngựa là nghề nuôi mới ở Việt Nam và không quá khó, ít rủi ro, đầu tư cơ sở vật chất cũng không quá tốn kém, giá bán ổn định nên lợi nhuận khá cao.

Đề tài nghiên cứu thành công sẽ giúp cho các hộ dân sống ở các vùng ven biển có thêm nghề mới, tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình, nhất là đối với Đà Nẵng, khi mà đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp và việc nuôi cá ngựa lại thích hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi đây.


Theo Vietnam+

Lỗi tương tự cho bài này. Viện HD Học Nha Trang họ nghiên cứu về cá ngựa nước mặn (Hippocampus) chứ không phải cá sọc ngựa nước ngọt (zebrafish).
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top