Từ các em bé tiểu học đến những người về hưu, các bạn đọc VnExpress đã bày tỏ tình cảm tha thiết trước nỗi đau thương của người Nhật Bản, và quyên góp hơn 1,4 tỷ đồng giúp nhân dân nước bạn.
> > Độc giả VnExpress ủng hộ/ Danh sách bạn đọc quyên góp
Sáng sớm hôm nay, trong cái lạnh 10 độ C và mưa gây lầy lội, bố bé Bành Diệu Khánh Hà, học sinh tiểu học ở Hà Nội, đã có mặt ở tòa soạn, mang đến 210 nghìn đồng kèm bức thư viết tay của em gửi Nhật Bản. Hà muốn đóng góp giúp các bạn cùng lứa đang chịu thảm họa động đất và sóng thần. "Đây là chỗ tiền lì xì còn lại của mình, gửi tặng các bạn", Hà viết những con chữ màu tím trên trang giấy kẻ ô ly xé vội.
Tính đến 17h giờ ngày 18/3, độc giả VnExpress đã quyên góp được hơn 1,4 tỷ đồng và 857 USD, cả qua ngân hàng và qua tòa soạn.
Mỗi ngày, VnExpress cập nhật hai lần danh sách các độc giả và số tiền nhận được, vào lúc 12h và 17h.
* Phương thức quyên góp * Danh sách quyên gópChiều 17/3, bà Nguyễn Hồng Khanh (56 tuổi, ở Nguyễn Biểu) đã đội mưa gió đến trụ sở tòa soạn VnExpress để ủng hộ tiền cho người dân Nhật Bản. Đôi mắt rưng rưng, bà Khanh nghẹn ngào chia sẻ, khi nghe tin động đất, sóng thần, bà thấy xót xa cho người dân đang phải vật lộn với thiên tai.
"Tôi gọi điện ngay cho con gái đang làm việc ở Tokyo để hỏi thăm tình hình. Thật may khi cả hai vợ chồng vẫn bình an vì cách xa tâm chấn, nhưng tôi lại lo lắng không biết những người ở vùng động đất, sóng thần sẽ ra sao", bà tâm sự.
Liên tục gọi điện, chat qua webcam cùng con gái, bà càng hiểu hơn những gì mà người dân vùng tâm chấn đang phải chịu đựng. Người chết, nhà cửa tan hoang, những người còn sống thì phải xoay xở tìm cách di tản đến nơi an toàn. Bà xót xa cho họ và thầm nghĩ phải giúp họ những gì có thể.
"Khi đọc VnExpress, thấy có quyên góp, ủng hộ cho nhân dân Nhật Bản, tôi vội trích một phần lương hưu của mình để đóng góp, hy vọng sẽ góp phần xoa dịu những mất mát mà người dân ở đó đang phải gánh chịu", bà Khanh nói.
Bà Nguyễn Hồng Khanh ủng hộ tiền tại trụ sở VnExpress. Ảnh: Nguyễn Hưng. Cũng đội mưa đến trụ sở VnExpress chiều 17/3, anh Nguyễn Đức Toàn (43 Trần Xuân Soạn, Hà Nội) đã ủng hộ nước bạn Nhật 50 triệu đồng. "Đây là đóng góp nhỏ bé của vợ chồng tôi, mong người dân Nhật Bản hãy vững vàng vượt qua khó khăn", anh nói.
Tự nhận mình có duyên với Nhật Bản, anh Toàn chia sẻ đã sang Nhật công tác khoảng 40 lần. Qua những chuyến đi, anh nhận ra rằng người Nhật Bản rất đặc biệt, sau cái vỏ ngoài lạnh lùng là một trái tim vô cùng nhiệt tình.
"Những lần mới sang, tôi không biết đường và tuyến xe, những người Nhật đang đứng chờ xe buýt sẵn sàng đưa tôi đến đúng địa điểm mà tôi cần, thậm chí có người còn bỏ việc để giúp tôi tìm nơi tôi phải đến", anh Toàn kể.
Từ ngày đầu tiên thảm họa động đất xảy ra, hôm nào anh Toàn cũng gọi điện sang thăm hỏi, động viên những người bạn bên Nhật. "Tôi sẽ kêu gọi bạn bè, người thân cùng chung tay giúp nước bạn Nhật vượt qua khó khăn", anh nói.
Vừa kết thúc môn thi ở trường, Đỗ Đức Khánh, sinh viên năm 3 ĐH Thăng Long vội vàng đến ngay trụ sở VnExpress. Vừa treo chiếc áo mưa lên ghế, Khánh vừa cho hay: "Ngoài trời đang mưa rất to, nhưng em sốt ruột quá nên ra khỏi phòng thi là đến ngay tòa soạn, sợ không kịp giúp đỡ những người dân Nhật Bản".
Số tiền ủng hộ là khoản thù lao mà Khánh nhận được từ những lần đi gia sư. Cậu tâm sự, thấy hình ảnh người mẹ và hai đứa trẻ sau thảm họa, rồi hình ảnh cậu bé đứng chờ nước sôi để pha mì tôm, Khánh đau xót và mong có thể dùng khoản tiền ít ỏi của mình để giúp đỡ họ.
Không có điều kiện đến trụ sở tòa soạn, nhiều độc giả đã gửi tiền qua tài khoản ngân hàng và gửi thư đến chia sẻ cùng nhân dân Nhật Bản. Bạn đọc Trịnh Ngọc Lan, trưởng phòng báo chí Ngân hàng Nhà nước, viết: "Giúp đỡ người dân Nhật Bản không chỉ vì tình cảm giữa con người với nhau mà còn vì mối quan hệ gắn bó đặc biệt giữa hai đất nước".
Chị Lan chia sẻ về Fukushima, nơi vừa hứng chịu thảm họa sóng thần, động đất và giờ đây là sự cố hạt nhân. Ở đó là một ngôi làng ven biển rất đẹp và yên bình. Người dân ở đây rất quý người Việt Nam. Mỗi khi có đoàn công tác từ Việt Nam sang, họ tổ chức giao lưu gặp gỡ rất thân tình, ấm cúng.
Độc giả Đình Lâm chia sẻ: "Không thể khoanh tay đứng nhìn. Xin ủng hộ để cùng quý báo và độc giả mang đến cho các bạn Nhật sự cảm thông, chia sẻ ấm áp tình người từ Việt Nam. Xin cầu nguyện sự bình an cho thế giới này!".
Đang sống tại California (Mỹ), độc giả Tuy Can gửi tiền ủng hộ Nhật Bản và viết: "Thảm họa của Nhật hiện nay là tai ương của trời đất và cũng là thảm họa chung cho cả nhân loại. Ngay cả người có trái tim bằng sắt đá cũng phải mềm lòng, huống chi là những con người bình thường trong đó có tôi".
Nói về việc ủng hộ tiền, ông cho rằng: "Có gì đâu mà phải nghĩ ngợi. Tôi cầu nguyện cho nước Nhật sớm thoát khỏi thảm họa hiện nay, và mọi việc sẽ được an toàn, vì cái vui của Nhật cũng chính là cái vui của cả thế giới... Đầu óc và tâm trí tôi bây giờ là với nước Nhật".
Nước mắt đoàn tụ người thân trong khu trú ẩn ở Rikuzentakata, tỉnh Iwate, sau động đất. Ảnh: AP Độc giả Tiến Sang thì cho rằng đây là thời điểm chúng ta nên trả ơn người dân Nhật Bản, bởi "trong những năm đất nước phát triển đi lên, không thể phủ nhận rằng họ (chính phủ Nhật) đã rộng rãi hỗ trợ vốn vay để xây dựng cơ sở hạ tầng vốn cũ kỹ và ọp ẹp. Số tiền viện trợ đó là tiền thuế của chính những người dân Nhật và họ đóng góp và rộng rãi cho chúng ta vay".
"Chúng ta, ngoài tình người trong cơn hoạn nạn thì việc chung tay giúp đỡ là một hành động nhân bản nhất. Vì thế, nếu có thể được, cho dù chẳng là bao, chúng ta nên rộng rãi góp phần chia sẻ những nỗi thống khổ này. Hãy nhanh lên kẻo muộn", Tiến Sang viết.
Trước tấm lòng thiết tha và sự chia sẻ ủng hộ của đồng bào trong nước, Trang, một bạn đọc đang sống tại Nhật, đã xúc động đến rơi nước mắt. Trang bày tỏ: "Tôi là người Việt Nam đang sinh sống gần nhà máy điện nguyên tử hạt nhân Fukushima, nơi vừa hứng chịu sóng thần và động đất. Tôi rất xúc động khi đọc được những bài viết kêu gọi ủng hộ Nhật Bản của các bạn trên cả nước. Tôi đã rơi nước mắt. Tôi xin thay mặt người dân Nhật Bản, những người không đọc được tiếng Việt, gửi đến các bạn lòng biết ơn sâu sắc".
Trang cũng cho biết cuộc sống đang rất khó khăn và nhiều lo lắng, nhưng người dân vẫn đang cố gắng hết mình và sẽ không ai đầu hàng số phận. "Chúng tôi sống ở đây cũng rất lo lắng không biết tình hình này sẽ kéo dài đến bao giờ. Sáng nay tôi vừa đi xếp hàng ở siêu thị 3 tiếng đồng hồ chỉ mua được vài quả chuối và một ít bánh mỳ nhưng chúng tôi cũng tin rằng tình hình sẽ dần dần tốt đẹp hơn. Chúng tôi sẽ cố gắng và không ai trong chúng tôi sẽ đầu hàng số phận cả. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và chia sẻ với những người bị nạn ở bên này. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các bạn".
> > Độc giả VnExpress ủng hộ/ Danh sách bạn đọc quyên góp
Sáng sớm hôm nay, trong cái lạnh 10 độ C và mưa gây lầy lội, bố bé Bành Diệu Khánh Hà, học sinh tiểu học ở Hà Nội, đã có mặt ở tòa soạn, mang đến 210 nghìn đồng kèm bức thư viết tay của em gửi Nhật Bản. Hà muốn đóng góp giúp các bạn cùng lứa đang chịu thảm họa động đất và sóng thần. "Đây là chỗ tiền lì xì còn lại của mình, gửi tặng các bạn", Hà viết những con chữ màu tím trên trang giấy kẻ ô ly xé vội.
Tính đến 17h giờ ngày 18/3, độc giả VnExpress đã quyên góp được hơn 1,4 tỷ đồng và 857 USD, cả qua ngân hàng và qua tòa soạn.
Mỗi ngày, VnExpress cập nhật hai lần danh sách các độc giả và số tiền nhận được, vào lúc 12h và 17h.
* Phương thức quyên góp * Danh sách quyên gópChiều 17/3, bà Nguyễn Hồng Khanh (56 tuổi, ở Nguyễn Biểu) đã đội mưa gió đến trụ sở tòa soạn VnExpress để ủng hộ tiền cho người dân Nhật Bản. Đôi mắt rưng rưng, bà Khanh nghẹn ngào chia sẻ, khi nghe tin động đất, sóng thần, bà thấy xót xa cho người dân đang phải vật lộn với thiên tai.
"Tôi gọi điện ngay cho con gái đang làm việc ở Tokyo để hỏi thăm tình hình. Thật may khi cả hai vợ chồng vẫn bình an vì cách xa tâm chấn, nhưng tôi lại lo lắng không biết những người ở vùng động đất, sóng thần sẽ ra sao", bà tâm sự.
Liên tục gọi điện, chat qua webcam cùng con gái, bà càng hiểu hơn những gì mà người dân vùng tâm chấn đang phải chịu đựng. Người chết, nhà cửa tan hoang, những người còn sống thì phải xoay xở tìm cách di tản đến nơi an toàn. Bà xót xa cho họ và thầm nghĩ phải giúp họ những gì có thể.
"Khi đọc VnExpress, thấy có quyên góp, ủng hộ cho nhân dân Nhật Bản, tôi vội trích một phần lương hưu của mình để đóng góp, hy vọng sẽ góp phần xoa dịu những mất mát mà người dân ở đó đang phải gánh chịu", bà Khanh nói.
Tự nhận mình có duyên với Nhật Bản, anh Toàn chia sẻ đã sang Nhật công tác khoảng 40 lần. Qua những chuyến đi, anh nhận ra rằng người Nhật Bản rất đặc biệt, sau cái vỏ ngoài lạnh lùng là một trái tim vô cùng nhiệt tình.
"Những lần mới sang, tôi không biết đường và tuyến xe, những người Nhật đang đứng chờ xe buýt sẵn sàng đưa tôi đến đúng địa điểm mà tôi cần, thậm chí có người còn bỏ việc để giúp tôi tìm nơi tôi phải đến", anh Toàn kể.
Từ ngày đầu tiên thảm họa động đất xảy ra, hôm nào anh Toàn cũng gọi điện sang thăm hỏi, động viên những người bạn bên Nhật. "Tôi sẽ kêu gọi bạn bè, người thân cùng chung tay giúp nước bạn Nhật vượt qua khó khăn", anh nói.
Vừa kết thúc môn thi ở trường, Đỗ Đức Khánh, sinh viên năm 3 ĐH Thăng Long vội vàng đến ngay trụ sở VnExpress. Vừa treo chiếc áo mưa lên ghế, Khánh vừa cho hay: "Ngoài trời đang mưa rất to, nhưng em sốt ruột quá nên ra khỏi phòng thi là đến ngay tòa soạn, sợ không kịp giúp đỡ những người dân Nhật Bản".
Số tiền ủng hộ là khoản thù lao mà Khánh nhận được từ những lần đi gia sư. Cậu tâm sự, thấy hình ảnh người mẹ và hai đứa trẻ sau thảm họa, rồi hình ảnh cậu bé đứng chờ nước sôi để pha mì tôm, Khánh đau xót và mong có thể dùng khoản tiền ít ỏi của mình để giúp đỡ họ.
Không có điều kiện đến trụ sở tòa soạn, nhiều độc giả đã gửi tiền qua tài khoản ngân hàng và gửi thư đến chia sẻ cùng nhân dân Nhật Bản. Bạn đọc Trịnh Ngọc Lan, trưởng phòng báo chí Ngân hàng Nhà nước, viết: "Giúp đỡ người dân Nhật Bản không chỉ vì tình cảm giữa con người với nhau mà còn vì mối quan hệ gắn bó đặc biệt giữa hai đất nước".
Chị Lan chia sẻ về Fukushima, nơi vừa hứng chịu thảm họa sóng thần, động đất và giờ đây là sự cố hạt nhân. Ở đó là một ngôi làng ven biển rất đẹp và yên bình. Người dân ở đây rất quý người Việt Nam. Mỗi khi có đoàn công tác từ Việt Nam sang, họ tổ chức giao lưu gặp gỡ rất thân tình, ấm cúng.
Độc giả Đình Lâm chia sẻ: "Không thể khoanh tay đứng nhìn. Xin ủng hộ để cùng quý báo và độc giả mang đến cho các bạn Nhật sự cảm thông, chia sẻ ấm áp tình người từ Việt Nam. Xin cầu nguyện sự bình an cho thế giới này!".
Đang sống tại California (Mỹ), độc giả Tuy Can gửi tiền ủng hộ Nhật Bản và viết: "Thảm họa của Nhật hiện nay là tai ương của trời đất và cũng là thảm họa chung cho cả nhân loại. Ngay cả người có trái tim bằng sắt đá cũng phải mềm lòng, huống chi là những con người bình thường trong đó có tôi".
Nói về việc ủng hộ tiền, ông cho rằng: "Có gì đâu mà phải nghĩ ngợi. Tôi cầu nguyện cho nước Nhật sớm thoát khỏi thảm họa hiện nay, và mọi việc sẽ được an toàn, vì cái vui của Nhật cũng chính là cái vui của cả thế giới... Đầu óc và tâm trí tôi bây giờ là với nước Nhật".
"Chúng ta, ngoài tình người trong cơn hoạn nạn thì việc chung tay giúp đỡ là một hành động nhân bản nhất. Vì thế, nếu có thể được, cho dù chẳng là bao, chúng ta nên rộng rãi góp phần chia sẻ những nỗi thống khổ này. Hãy nhanh lên kẻo muộn", Tiến Sang viết.
Trước tấm lòng thiết tha và sự chia sẻ ủng hộ của đồng bào trong nước, Trang, một bạn đọc đang sống tại Nhật, đã xúc động đến rơi nước mắt. Trang bày tỏ: "Tôi là người Việt Nam đang sinh sống gần nhà máy điện nguyên tử hạt nhân Fukushima, nơi vừa hứng chịu sóng thần và động đất. Tôi rất xúc động khi đọc được những bài viết kêu gọi ủng hộ Nhật Bản của các bạn trên cả nước. Tôi đã rơi nước mắt. Tôi xin thay mặt người dân Nhật Bản, những người không đọc được tiếng Việt, gửi đến các bạn lòng biết ơn sâu sắc".
Trang cũng cho biết cuộc sống đang rất khó khăn và nhiều lo lắng, nhưng người dân vẫn đang cố gắng hết mình và sẽ không ai đầu hàng số phận. "Chúng tôi sống ở đây cũng rất lo lắng không biết tình hình này sẽ kéo dài đến bao giờ. Sáng nay tôi vừa đi xếp hàng ở siêu thị 3 tiếng đồng hồ chỉ mua được vài quả chuối và một ít bánh mỳ nhưng chúng tôi cũng tin rằng tình hình sẽ dần dần tốt đẹp hơn. Chúng tôi sẽ cố gắng và không ai trong chúng tôi sẽ đầu hàng số phận cả. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và chia sẻ với những người bị nạn ở bên này. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các bạn".
Song Minh - Hoàng Thùy