Tai sao chúng ta có cảm giác đói

krongno_c6

Senior Member
các bác cho em hỏi?
tai sao chúng ta có cảm giác đói và tại sao khi ăn đồ ngọt thì có hiện tương no ngang?
 
Đói & no

- Khi ta có cảm giác đói là khi dạ dày đã ở trạng thái rỗng, lượng đường trong máu hạ xuống quá thấp [ nhưng trong phạm vi vẫn còn chấp nhận được]. Các cơ thành ruột, dạ dày tiếp tục co bóp theo phản xạ tự nhiên, đẩy những thức ăn đã tiêu hóa xuống ruột già:hihi:. Ngoài ra, cũng có những tiếng kêu phát ra kèm theo do có tiếng động của nước, không khí, thức ăn đang được đẩy ra 1 lối nhỏ hẹp. Dạ dày rỗng mà ta không kịp nạp thêm năng lượng, thức ăn, nước uống... vào thì thành dạ dày tiếp tục co bóp mạnh hơn nữa. Các tế bào thần kinh ở niêm mạc dạ dày báo hiệu lên não tạo ra phản xạ co bóp khi đói. :sad: Rất nhiều khí và thức ăn đã tiêu hóa được nén chặt xuống trong dạ dày rỗng, khiến tiếng sôi càng to hơn. Ngoài ra, bụng trống rỗng thì tiếng kêu lại càng vang hơn so với bụng no.
- Ăn đồ ngọt, lượng đường trong máu tăng cao. Nhất là đường fructose. Đường frucose gây ức chế hệ thống thần kinh gây cảm giác no, đo đó dẫn đến cảm giác luôn thèm ăn. Điều này giải thích tại sao khi sử dụng đường furctose nhiều có thể dẫn đến việc tăng cân. :rose: Mà cái này có nhiều trong bắp, đường trái cây, các loại siro nữa. Ví dụ như một cốc cà chua xay chỉ chứa 2,5 g fructose, còn một lon nước ngọt có ga chứa 23 g fructose, loại lon lớn chứa 62g.
 
Em nghĩ insulin mà tăng thì đồng nghĩa với việc glucose trong máu giảm thì sẽ có cảm giác đói chứ!
 
Em nghĩ insulin mà tăng thì đồng nghĩa với việc glucose trong máu giảm thì sẽ có cảm giác đói chứ!
Phải chú ý điểm này đã: insulin xuất hiện khi lượng đường trong máu quá dư thừa, khi đó thì cơ thể đã no rùi mà :up:
 
:cry: Khiếp, insulin được tuyến thượng thận tiết ra để điều khiển mức độ đường trong máu. Khi bị bệnh tiểu đường, lượng đường thay đổi liên tục, lúc tăng lúc giảm mất thường chứ hok fai là do no với đói mà ra đâu! Bệnh tiểu đường là lượng đường trong máu người đó rất cao, nhất là sau khi ăn [ ko nhất thiết fai ăn thì lượng đg mới cao đâu nhé!].
HCl được sản xuất theo một cơ chế đặc biệt, có sự tham gia của men anhydrase cacbonic và “bơm proton”.
Sơ đồ tổng quat của quá trình tạo acid HCl trong tế bào bìa như sau:
CA, Bơm proton
CO2 + H2O + NaCl -------------------à HCl + NaHCO3
Khi không có thức ăn, dạ dày có những sóng co bóp nhẹ nhàng và thưa. Sau khoảng 1 giờ các sóng tăng mạnh làm ta có cảm giác đói và hơi đau bụng. :cuchuoi:
 
Phải chú ý điểm này đã: insulin xuất hiện khi lượng đường trong máu quá dư thừa, khi đó thì cơ thể đã no rùi mà :up:
Đâu phải insulin xuất hiên khi lương đường dư thừa đâu, mà do tuyên tụy liên tục đưa vào máu, insulin đóng vai trò như là chìa khóa để mở của các tế bào cho glucose đi vào. Mà khi lượng đường xuống thấp thì lượng isulin trong máu sẽ tăng cao.
Insulin tăng cao như vậy thì nó tác động như thế nào đến cảm giác đói ?
 
:cry: Khiếp, insulin được tuyến thượng thận tiết ra để điều khiển mức độ đường trong máu. Khi bị bệnh tiểu đường, lượng đường thay đổi liên tục, lúc tăng lúc giảm mất thường chứ hok fai là do no với đói mà ra đâu! Bệnh tiểu đường là lượng đường trong máu người đó rất cao, nhất là sau khi ăn [ ko nhất thiết fai ăn thì lượng đg mới cao đâu nhé!].
HCl được sản xuất theo một cơ chế đặc biệt, có sự tham gia của men anhydrase cacbonic và “bơm proton”.
Sơ đồ tổng quat của quá trình tạo acid HCl trong tế bào bìa như sau:
CA, Bơm proton
CO2 + H2O + NaCl -------------------à HCl + NaHCO3
Khi không có thức ăn, dạ dày có những sóng co bóp nhẹ nhàng và thưa. Sau khoảng 1 giờ các sóng tăng mạnh làm ta có cảm giác đói và hơi đau bụng. :cuchuoi:
Theo em được biết thì isulin là đo tuyên tụy tiết ra mà.:???:

00792 có thê nói rõ hơn về cơ chế tiết ra HCl k ạ. Em không rõ lắm về vấn đề này
 
Theo em được biết thì isulin là đo tuyến tụy tiết ra mà.:???:

00792 có thê nói rõ hơn về cơ chế tiết ra HCl k ạ. Em không rõ lắm về vấn đề này


Sr các bạn, tớ nhầm 1 tí là do tuyến tụy chứ k fai thượng thận [ tại bị quáng chút đó mà].
Sự bài tiết HCl ở dạ dày là do tế bào viền đảm nhận, cơ chế tiết khá phức tạp và ở công đoạn cuối cùng phải có sự tham gia của enzym H+K+ ATPase (còn gọi là bơm proton) nằm ở màng tế bào viền để vận chuyển HCl đã được bài tiết ở trong lòng tế bào viền ra bên ngoài đổ vào lòng dạ dày tạo nên dịch vị.:rose:
+ Yếu tố kích thích tiết HCl:
- Các yếu tố kích thích phản xạ không điều kiện như dạ dày do thức ăn.
- Các yếu tố kích thích phản xạ có điều kiện là khi suy nghĩ đến các chất kích thích ăn.
- Sự lo lắng kích thần kinh X.
- Sự tiết hormon Garstrin do TB hang vị tiết ra khi thức ăn chạm vào thành hang vị.
 
:) đói thì đơn giản thế này,dạ dày có lớp dịch bảo vệ nên khi hcl đổ vào dịc vị ko bị thủng ,thế đấy khi đói hcl đổ vào mà ko có thức ăn thì nó bắt đầu xơi cái dạ dày bạn chứ sao ;))
 
HCl nói đơn giản ra là active pump đi cho gọn. Giải thích lòng vòng.
Tế bào hoạt động tiết ra CO2 và H2O sẽ tạo thành H2CO3 => H+ và HCO3.
H+ đc pump và dạ dày trao đổi với K+ bằng active pump.
HCO3+ đc tống vào máu, trao đổi với Cl- từ máu.
Cl- sẽ đc chuyển vào dạ dày sau đó qua các cổng ion.

Nồng độ HCl kg ảnh hưởng đến no/đói.
Đói có thể liên quan đến gastrin, dây thần kinh vagus.....
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top