Phát hiện loài khủng long một ngón tay

00792

Moderator
Staff member
Hóa thạch của loài khủng long chỉ có một ngón tay trên mỗi bàn tay, với một móng vuốt lớn, đã được phát hiện ở Trung Quốc.


Mô phỏng loài khủng long một ngón tay.

Một phần xương của loài khủng long có tên khoa học là Linhenykus monodactylus, sống cách đây từ 75-84 triệu năm, được tìm thấy trong một khối đá chứa nhiều hóa thạch gần thành phố Linhe, thuộc khu Nội Mông.

Khủng long Linhenykus cao khoảng 61cm và trọng lượng tương đương một con vẹt lớn. Linhenykus thuộc họ khủng long ăn thịt đi bằng 2 chân.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra Linhenykus có một đặc điểm nổi bật chưa từng thấy ở bất kỳ họ khủng long ăn thịt nào là 2 bàn tay mỗi bàn chỉ có một ngón, với mỗi ngón có một móng vuốt lớn.

Các nhà khoa học tin rằng, khủng long Linhenykus có thể đã sử dụng những ngón tay có móng vuốt để đào bới côn trùng.

Michael Pittman, một nhà nghiên cứu từ Đại học London (Anh), cho biết: “Khủng long ăn thịt đi bằng 2 chân ban đầu có 5 ngón tay nhưng sau đó tiến hóa chỉ còn 3 ngón.

Một số loài khủng long đặc biệt chỉ có 2 ngón tay nhưng việc loài Linhenykus chỉ có một ngón tay đã chứng tỏ khủng long ăn thịt đi bằng 2 chân thay đổi nhiều và phức tạp như thế nào”.

Các chuyên gia cho rằng, khủng long Linhenykus sống cùng và có liên quan chặt chẽ với những loài khủng long 2 ăn thịt đi bằng 2 chân kích cỡ tương đương, cũng như khủng long có đuôi, loài khủng long có sừng, các loài động vật có vú nhỏ và thằn lằn.

Theo Dân trí
 
Phân compost làm từ rác hữu cơ sử dụng hiệu quả

Nhằm thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, Hội Liên hiệp phụ nữ Cà Mau đang vận động người dân thực hiện chương trình làm phân compost từ rác hữu cơ.
phan.jpg


(Ảnh minh họa)

Cà Mau là một trong những tỉnh đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ thực hiện việc tạo phân compost từ rác hữu cơ.

Bà Huỳnh Kim Duyên, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh, người đã thử nghiệm mô hình tạo phân hữu cơ tại nhà và đang tuyên truyền rộng rãi đến với người dân cho biết, bà được cử đi tham quan mô hình này ở Malaysia, rồi về học hỏi mô hình ủ phân compost ở các tỉnh miền Trung, sau đó bà đã làm ra phân compost từ rác thải hữu cơ. Bà Duyên đã dùng phân này bón cho rau, cây hoa trong nhà, rau và cây rất xanh tốt.

Mô hình làm phân compost từ rác thải hữu cơ có tác dụng lớn đối với môi trường, với nhận thức của người dân và với vấn đề kinh tế.

Để làm phân compost, trước tiên phải có dụng cụ chứa rác hữu cơ như thùng gỗ, thùng xốp, hoặc thùng nhựa lớn đục nhiều lỗ nhỏ xung quanh để có không khí, có hai cửa phía dưới để lấy phân thành phẩm ra ngoài. Rác hữu cơ bỏ vào trong thùng là các loại thức ăn thừa, phần bỏ đi của rau, củ quả, lá cây, cỏ…

Hàng ngày, người dân có thể bỏ các loại rác hữu cơ vào thùng, nếu trong thùng khô quá thì cho thêm một ít nước để tăng độ ẩm. Rác hữu cơ sẽ được phân hủy và xẹp dần xuống, sau 60 ngày, rác sẽ phân hủy thành phân compost có độ mịn, tơi xốp, màu đen không mùi. Phân này đem bón cho cây, hoa, rau màu vô cùng tốt, rau xanh mướt, hoa nở to đẹp, cây mau lớn, cho nhiều trái.

Vừa qua, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau đã hỗ trợ kinh phí mở các lớp tập huấn và 100 thùng composit (thùng nhựa có thể tích 140 lít), mỗi thùng sau khi khoan lỗ và làm cửa có giá 300.000 đồng. Mỗi người dân đăng ký thực hiện làm phân compost từ rác hữu cơ sẽ đóng 60.000 đồng để nhận thùng làm phân.

Theo bà Kim Duyên, người dân đóng số tiền này để họ coi thùng ủ phân là tự họ mua và có trách nhiệm thực hiện việc làm phân hữu cơ hơn. Số tiền người dân đóng được làm kinh phí để mua thêm thùng cho khác hộ khác, từ 100 thùng ban đầu, nhờ cách làm này mà hội cung cấp 124 thùng nhựa cho người dân làm phân compost.

Chương trình ủ phân compost từ rác hữu cơ được thí điểm từ tháng 6/2010, sau khi tạo ra phân compost sử dụng để bón cho cây, rau màu có hiệu quả thì bắt đầu tập huấn và áp dụng thực hiện rộng rãi từ tháng 12/2010.

Hiện nay, một số hộ đã thu được phân compost, chủ yếu dùng để bón cây trong gia đình, ban đầu có kết quả tốt, người dân đang rất phấn khởi với sản phẩm do mình làm ra và hiệu quả do loại phân bón này mang lại.

Bà Duyên cho biết, phân compost không gây ra mùi hôi thối, ô nhiễm, nếu thùng ủ phân có mùi thì có thể dùng cỏ, lá cây hay giấy báo đậy lên trên bề mặt rác sẽ làm giảm mùi, rồi tiếp tục cho rác hữu cơ vào thùng.

Hội đang chờ kết quả đồng loạt từ các vùng thực hiện chương trình này và sẽ tiếp tục mở rộng mô hình làm phân compost ở nhiều nơi trong toàn tỉnh với nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan trong tỉnh và những dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ.

Theo Thông tấn xã Việt Nam:dance:
 
Ứng dụng thành công polyme phân hủy sinh học

Lần đầu tiên ở Việt Nam, Viện Hóa học Công nghiệp (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng thành công vật liệu polyme phân hủy sinh học không gây ô nhiễm môi trường.

Công trình đã được đăng ký cấp bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Sản phẩm này đã được đưa vào ứng dụng tại nông trường Thanh Hà (huyện Kim Ba, Hòa Bình), nông trường Chè Sông Cầu (Thái Nguyên), nông trường Bông (huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận).

Công trình có ý nghĩa xã hội rất lớn, giảm ô nhiễm môi trường canh tác, môi trường sống, kích thích sinh trưởng của cây, giữ độ ẩm cho đất, tăng hàm lượng hữu cơ, đạm, lân-kali trong đất, tăng độ xốp của đất, các doanh nghiệp gia công chế biến màng phủ có thêm nhiều việc làm và lao động nông nghiệp.

Điểm mới của sản phẩm này là hoàn toàn thay thế được các sản phẩm chế từ nhựa nhiệt dẻo thông dụng, sau khi sử dụng sản phẩm tự phân hủy thành dạng bột, không gây ô nhiễm môi trường. Trong khi sản phẩm bao bì túi đựng thông thường không tự phân hủy được nên gây ô nhiễm môi trường nặng nề.

Đồng thời công trình đã tạo ra một dãy sản phẩm trên cơ sở nhựa nhiệt dẻo và các polyme tự nhiên dễ phân hủy sinh học có tính chất cơ lý đạt yêu cầu. Đây là loại sản phẩm mới lần đầu tiên có ở Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra thị trường sản phẩm ở ba dạng. Đó là màng phủ nông nghiệp có thể sản xuất quy mô công nghiệp có tác dụng giữ ẩm, diệt cỏ dại, giữ nhiệt cho đất, chống rửa trôi, chống xói mòn cho cây trồng; bao bì bọc bầu ươm cây phục vụ nhu cầu sản xuất cây giống; túi bọc bầu ươm cây giống không phân hủy hiện nay thay thế cho hầu hết các loại cây giống và các loại giống cây rừng.

Bên cạnh đó còn có bao bì túi, đựng hàng hóa cũng đang là chủng loại sản phẩm thông dụng có nhu cầu sử dụng rất lớn.

Phó giáo sư-tiến sỹ Mai Ngọc Chúc, Viện trưởng Viện Hóa học Công nghiệp cho biết công trình này đã chế tạo ra vật liệu polyme phân hủy sinh học trên cơ sở polyme giữa nhựa polyetylen tỷ trọng thấp với tinh bột có sự tham gia của chất trợ tương hợp, chất quang hóa và phụ gia oxy hóa.
avatar.aspx

Màng phủ nông nghiệp. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ngoài ra sản phẩm còn sử dụng tinh bột sắn - một nguồn nguyên liệu sẵn có và rẻ tiền ở trong nước, để tham gia vào cấu thành vật liệu tổ hợp với sự có mặt của hệ thống các chất trợ phân hủy… Đặc biệt, việc sử dụng tinh bột sắn góp phần giảm giá thành sản phẩm khi tổ chức sản xuất.

Công trình có thể ứng dụng đại trà, trên quy mô công nghiệp. Công nghệ sản xuất vật liệu polyme tự phân hủy được chuyển giao cho tất cả các xí nghiệp, công ty gia dụng chế biến nhựa trong cả nước vì không phải thay đổi nhiều về thiết bị, công nghệ./.

Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top