Phát hiện loài tôm khổng lồ mới

00792

Moderator
Staff member
Các nhà khoa học vừa bất ngờ phát hiện thấy một loài tôm khổng lồ mới ở vùng biển thuộc bang Tennessee (Mỹ). Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại Illinois và đại học Eastern Kentucky đã phát hiện thấy một loài tôm mới dưới những tàng đá ngầm ở vùng biển thuộc bang Tennessee (Mỹ). Loài tôm có kích thước lớn gấp hai lần các loài tôm biển bình thường khác.


Loài tôm Barbicambarus simmonsi có chiều dài lên tới 13 cm

“Khi nhìn vào hình dạng của loài tôm này, nhiều ngư dân sẽ không nghĩ đây là loài tôm mà là một loài sinh vật lạ nào đó”, tiến sĩ Chris Taylor, nhà hải dương học thuộc trường đại học Illinois, cho biết. “Mặc dù loài tôm này có kích thước rất lớn, nhưng rất khó phát hiện ra chúng vì chúng thường sống dưới các vách đá ngầm".

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy cá thể đầu tiên của loài tôm mới này dưới một trong những vách đá ngầm lớn nhất ở khu vực vùng biển sâu thuộc bang Tennessee (Mỹ). Loài tôm mới này, được đặt tên là Barbicambarus simmonsi, có chiều dài lên tới 13cm, có râu dài và rất nhiều lông trên cơ thể.

Cho tới nay, hơn ½ trong tổng số 600 loài tôm trên thế giới được phát hiện tại các vùng biển ở Bắc Mỹ. Các nhà khoa học cho rằng, còn rất nhiều loài tôm mới chưa được phát hiện tại vùng biển có độ sâu vào loại nhất thế giới này.

Theo Bee.net
 
Trị chứng lạnh tay, chân

Tay chân lạnh như kem dù đã ủ trong tất, găng dày và ngay cả khi chui vào chăn ấm thì tình trạng này cũng kéo dài tưởng như không dứt. Để trị được chứng khó chịu này, bạn cần biết rõ nguyên nhân.

Tại sao chân tay lạnh?

Hệ tuần hoàn có vấn đề: Tim suy yếu khiến huyết dịch không thể đi tới được các bộ phận xa tim nhất; thiếu máu hoặc lượng hồng cầu thắp; mạch máu thu co khiến khả năng tuần hoàn máu kém, không đến chân tay đặc biệt là phần đầu ngón tay.

Hands.jpg


Không đủ dưỡng khí: Đông Y cho rằng, chân tay lạnh là một dạng “bế chứng”, “bế” tức là không thông, khi trời chuyển lạnh hoặc cơ thể bị lạnh, các gan mạch cũng bị lạnh, chức năng tái tạo máu của gan cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến thận không đủ dưỡng khí, chân tay lạnh cóng, chân tay đỏ tấy hoặc trắng bệch, thậm chí xuất hiện cảm giác đau nhức.

Kinh nguyệt và sinh nở làm thay đổi hooc-môn: Đa phần người bị lạnh tay chân là phụ nữ vừa sinh con, ở tuổi 40 trở ra. Đó là do hooc-môn thay đổi làm ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, làm cho mạch máu dưới da thu co, tuần hoàn máu giảm, từ đó gây ra chứng lạnh.

Vấn đề tâm lý: Những người quáy nhạy cảm, hay lo lắng, stress cũng dễ bị chứng chân tay lạnh.

Cách điều trị

Ngâm chân hàng ngày: Ngâm chân là biện pháp hữu hiệu nhất. Lấy một cái chậu lòng sâu cho nước nóng khoảng 40oC vào 2/3 chậu, cho chân vào ngâm khoảng 20 phút, thấy thân nhiệt tăng lên chứng tỏ hệ thống tuần hoàn máu lưu thông. Khi ngâm, hai chân cọ xát xoa vào nhau thì hiệu quả càng tốt hơn.

Vận đông ôxy: Chạy bộ chậm, đi bộ nhanh, nhảy dây, nhảy disco, tập thái cực quyền… đều thúc đẩy tuần hoàn máu nhưng không nên vận động ở cường độ cao, bởi vì ra mồ hôi nhiều sẽ làm “mất hết dương khí”, gây tác dụng ngược.

Đi tất chân bằng bông: Tất làm bằng bông không những đem lại cảm giác mềm mại dễ chịu mà còn hấp thụ mồ hôi chân, làm cho đối chân cả ngày đểu giữ được khô ráo, thoải mái.

Bổ sung thực phẩm giàu calo: Trời lạnh, để tăng thêm nhiệt lượng, cải thiện chứng chân tay lạnh thì cần phải chú ý bổ sung thực phẩm ấm nóng như: thịt bò, thị dê hoặc thịt chó. Hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy vv.

Đảm bảo ngủ đủ: Mỗi ngày phải đảm bảo ngủ ít nhất 6 tiếng, ngủ đầy đủ sẽ giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn.

Mátxa lòng bàn tay lòng bàn chân: Khi có thời gian, chúng ta nên thường xuyên mát-xa lòng bàn tay và bàn chân để tuần hoàn máu ở vùng này được tăng cường, giúp tay chân ấm nóng.

Vỏ quýt vỏ quất chữa trị chứng tay chân lạnh: Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện chất Hesperidin trong chiết xuất của vỏ quýt, quất nếu thêm vào trong nước uống hàng ngày thì có thể cải thiện hiện tượng chân tay lạnh ở nữ giới. Trong quá trình thực nghiệm, nhân viên nghiên cứu cho 10 phụ nữ mắc chứng tay chân lạnh uống nước chiết xuất từ vỏ quýt, 10 người uống nước lọc bình thường. Hai tiếng sau cho họ ngâm hai tay vào trong nước lạnh 1 phút, sau đó đo mức độ hồi phục thân nhiệt và lưu lượng máu. Kết quả chỉ ra, nhóm uống nước lọc bình thường, 40 phút sau nhiệt độ của tay vẫn chưa phục hồi, còn nhóm uống nước chiết xuất từ vỏ quýt, chỉ cần 30-35 phút, tay đã quay trở lại nhiệt độ lúc trước khi ngâm vào nước lạnh, lưu lượng máu huyết quản mao mạch của đầu ngón tay được cải thiện rõ rệt.

Ngoài ra, bấm huyệt thận du, huyệt khí xung, huyệt dũng tuyền, tập Yoga cũng có thể cải thiện hữu hiệu chứng tay chân lạnh.

Thể dục, tĩnh tâm: Với những trường làm việc tại chỗ, thường xuyên căng thẳng thì cần tăng cường hoạt động thể chất, thể dục giữa giờ làm việc, tập một số động tác tay chân và lưng để tăng cường tuần hoàn máu.

Dinh dưỡng: Nên bổ sung nhiều vitamin B1, B12, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin F và chất sắt như canh xương bò, gan bò, các loại đậu, sữa bò vv, như thế cũng sẽ giúp cải thiện các chứng bệnh trên.
 
Gan nhiễm mỡ do đâu?

Gan nhiễm mỡ dạo này là "món" dễ tìm. Vấn đề chỉ là nhiễm đến mức nào có phải cứ béo phì thì gan mới bị nhiễm mỡ?

d7_fatty_liver_disease(1).jpg


Gan bình thường và gan nhiễm mỡ

Theo kết quả nghiên cứu gần đây, nhiều lá gan thậm chí nhiễm mỡ nặng trong khi gia chủ không hề dư cân. Phản ứng thông thường của nhiều người khi có lá gan nhiễm mỡ là kiêng ăn mỡ triệt để. Vì quá lo sợ nên nhiều người quên mất là cơ thể phải cần thời gian, có thể đến cả tháng, mới điều chỉnh được rối loạn biến dưỡng trước đó. Hơn nữa, giảm cân quá nhanh chẳng có lợi gì hết vì cơ thể bị áp đặt vào một tiến trình rối loạn biến dưỡng mới, thậm chí tệ hại hơn trước đó.

GS Zeisel ở ĐH North Carolina (Hoa Kỳ) thậm chí đã ghi nhận là nhiều người béo phì sau khi sụt cân quá nhanh như mong muốn lại vướng phải một vấn đề ngoài dự kiến: Gan nhiễm mỡ. Nhận xét của Zeisel không có gì nghịch lý vì với khẩu phần kiêng mỡ hoàn toàn cơ thể sớm muộn sẽ thiếu hụt lecithin (chất đạm tối cần thiết cho chức năng giải độc của lá gan). Chính nhờ có đủ lecithin và cholin (một tác chất dẫn xuất từ lecithin) mà tế bào gan không bị sứt mẻ khi hằng ngày phải tiếp xúc với đủ loại độc chất nội sinh cũng như ngoại lai. Ngược lại, tế bào gan sớm bị hủy hoại nếu thiếu lecithin và cholin. Khi đó, tế bào mỡ nhanh chân trám chỗ trống trong gan. Gan từ đó nhiễm mỡ, nhanh hay chậm tất nhiên tùy mức độ thiếu hụt lecithin.

Zeisel cũng đã chứng minh lá gan hồi phục rất nhanh khi được tiếp tế lecithin và cholin. Từ kết quả nghiên cứu, Zeisel đã không ngần ngại khuyên người có lá gan nhiễm mỡ nên lưu ý mấy điều quan trọng sau đây:

- Kết hợp trong khẩu phần hằng ngày các món ăn có nhiều lecithin như giá sống, mè, đậu nành, đậu xanh, dầu hoa hướng dương …

- Đừng giảm cân cho bằng được nếu biết thương lá gan. Sức người hay sức gan đều có hạn. Tức nước làm chi để rồi khó tránh vỡ bờ?

Muốn gan làm tròn chức năng giải độc để tránh béo phì, để phòng bệnh biến dưỡng, phải cho gan no bụng trước đã. Gan mà thiếu đạm, gan mà ít béo đâu còn là gan?

Theo BS Lương Lễ Hoàng/Người lao động
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top