Cơ chế thích nghi của cá hồi khi chuyển từ nước mặn sang ngọt

Phạm Duy Quang

Senior Member
Cơ chế thích nghi của cá hồi khi chuyển từ nư?

Em đang học chương "Bài tiết" và có thắc mắc : Cá hồi và một số loài cá khác có cơ chế nào thích nghi với việc thay đổi nồng độ muối trong nước khi chuyển từ nước mặn sang nước ngọt và ngược lại
 
Những loài cá di cư từ nước ngọt ra nước mặn và ngược lại thường chỉ một đi không trở lại. (chưa thấy con nào trở lại). Các hormon của cá chỉ thay đổi áp suất thẩm thấu trong tế bào nhưng sự thay đổi này chỉ xảy ra một lần và không bền. Nên thường những chú cá này sau khi sinh sản sẽ chết chứ không sống đẻ quay trở lại nơi nó đã ra đi.
 
Phạm Duy Quang said:
Cám ơn anh Hoàng và bác Lương.Còn ai có ý kiến không ạ?

Còn một số loài cá rộng muối (ví dụ như cá Rô phi, cá đối, cá vược ... có cả cá mập); bọn này có thể sinh trưởng cả trong vùng nước ngọt và mặn (trong thuỷ sản người ta có thể thuần hoá khi cá con nhỏ để thay đổi môi trường nuôi). Có loài có thể di cư vào vùng nước ngọt kiếm ăn (VD: cá mập ...) và trở lại sống trong nước mặn ...

Ngoài cá còn có nhiều loài giáp xác khác như: Cua, Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vanamei) ... người ta đã thuần hoá để nuôi trong nước ngọt

Nhìn chung mỗi loài có cấu tạo hệ bài tiết đặc biệt để thích nghi đấy, để em về tìm hiểu tiếp rùi up lên để các Bác bổ xung thêm...
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top