Cho em hỏi cơ chế vận chuyển Na+ trong thận?

stevenspy

Senior Member
Na+ vận chuyển từ lòng ống thận đến tế bào biểu mô là theo cơ chế thụ động hay tích cực vậy?
 
- Tái hấp thu Na+.
Na+ được tái hấp thu ở màng đỉnh theo cơ chế khuếch tán có chất mang và theo cơ chế vận chuyển tích cực ở màng bên và màng đáy. Sự tái hấp thu Na+ theo cơ chế vận chuyển tích cực là nhờ tác dụng của aldosteron. Aldosteron là hormon của tuyến vỏ thượng thận (lớp cầu sản xuất) có tác dụng là tác động lên tế bào ống lượn xa để làm tăng cường tái hấp thu Na+. Cơ chế tác dụng của aldosteron là lên sự tổng hợp protein của tế bào ống lượn thông qua hoạt hoá hệ gen. Protein vừa được tổng hợp là protein tải và protein enzym tham gia vào vận chuyển tích cực Na+.

Đây là quá trình tái hấp thu mô tả rõ hơn xíu nè::yeah:
Tái hấp thu Na+
Na+ được hấp thu khoảng 65% ở ống lượn gần theo cơ chế như sau:
Ở bờ bên và bờ đáy của tế bào, Na+ được vận chuyển theo cơ chế tích cực nguyên phát vào dịch kẽ nhờ Na+-K+-ATPase, điều này dẫn đến 2 hiện tượng:
+ Nồng độ Na+ trong tế bào giảm xuống so với dịch trong lòng ống thận
+ Do nồng độ Na+ trong tế bào giảm xuống nên điện thế trong tế bào cũng giảm xuống thấp hơn điện thế dịch trong lòng ống.
Như vậy, giữa tế bào biểu mô và dịch ống thận xuất hiện một bậc thang điện hóa. Nhờ đó, ở phía bờ bàn chải, Na+ được vận chuyển từ lòng ống thận vào trong tế bào xuôi chiều bậc thang điện hóa theo cơ chế khuếch tán dễ dàng với sự hỗ trợ của protein mang nằm trên bờ bàn chải.
 
Bạn tìm cuốn Sinh lý học của trường Y dành cho sinh viên năm thứ 2 đọc, trong đó mô tả đầy đủ các cơ chế đó.
CÒn nếu cần sách tiếng ANh thì nói mình sẽ gửi cho
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top