Những vấn đề đạo lý và bản quyền trong khoa học: Case work 2

Phan Minh Duy

Senior Member
Những vấn đề đạo lý và bản quyền trong khoa

The Diane Archer Case

Professor Diane Archer is a tenured member of a biology department at a major Midwestern
university. She has been in the department for 15 years, and during that time she has supervised
the work of 20 Ph.D. students. As part of the mentoring process, she has worked closely with her
students, teaching them the ropes of writing grant proposals and on occasion inviting students to
assist her in reviewing NIH grant applications.

Professor Archer is currently in her last year on an NIH study section. As she is reviewing a
group of proposals, she comes upon one written by Charlie West, a former graduate student of
one of her close departmental colleagues. Archer knows and remembers Charlie West because she
had solicited his help two years earlier in reviewing a proposal closely related to West’s own area
of research. As she now reads West’s proposal, Archer is impressed with the scientific soundness
and fine writing style in the Background section. She notes, however, the extremely terse and
awkward phrasing in the Research Design and Methods.

Perplexed by this shift in style, Archer retrieves from her files the grant proposal West had
reviewed with her two years earlier. She is dismayed to see that West has used verbatim virtually
the entire Background section of the earlier proposal for his own current proposal.
Archer is torn. If she reports her discovery of West’s plagiarism to the NIH, she knows she
will have thrown this young scientist’s otherwise promising scientific career into jeopardy. If,
however, she says nothing, she will be shirking her responsibility to the NIH, as well as risking her
own professional reputation, should the plagiarism be detected later.

She decides to contact West directly, and confront him with her finding. She plans to advise
West that what he has done constitutes plagiarism and suggest to him that he withdraw the proposal.
If West agrees, and withdraws the grant application, Archer feels she need take this incident
no further.

Should Archer proceed with her plan to contact West? Why or why not?

Reprinted from Muriel J. Bebeau, et al., Moral Reasoning in Scientific Research: Cases for Teaching and Assessment. Bloomington, Indiana: Poynter Center (1995). This case maybe reproduced, unaltered, and used without permission for non-profit educational use. Copyright (C) 1995 by Indiana University; all rights reserved.

[hr:b1ffea3184]

Mời mọi người tham gia thảo luận tiếp case thứ hai này. Hi vọng sẽ có nhiều ý kiến tranh luận hấp dẫn.
 
Không biết có hơi quá đáng kô, nhưng Duy thử nghĩ là liệu D có thể dịch case-work sang tiếng VIỆT hoặc soạn 1 số từ nhạy cảm liên quan mật thiết đến nội dung được hay kô? Điều này giúp các em SV dễ theo dõi và cùng thảo luận.
 
Should Archer proceed with her plan to contact West? Why or why not?
1. Với tư cách là thầy trò, nhất là với cậu học sinh mà bà giáo sư đã có ấn tượng tốt, thì chắc chắn là nên liên lạc, trao đổi với West về việc bê nguyên từng câu từng chữ của người khác.

2. Theo thiển ý của tôi thì phần background không phải là phần chính, không có ý nghĩa quyết định sống còn của một đề tài nghiên cứu. Cái này ta có thể copy từ các nguồn khác nhau miễn là ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của các tài liệu tham khảo. Cái chính ở đây là hướng nghiên cứu. West chỉ ăn cắp phần Background, vì vậy nếu bà giáo sư Archer liên lạc với West và sau đó West sửa lại phần này (không khó khăn lắm) thì mọi việc sẽ ổn thỏa.
 
1. Thế còn với tư cách là reviewer liệu Prof Archer làm vậy có thiếu công bằng với những người xin grant khác không?
nếu đó không phải là học trò của bà ấy mà là một người xa lạ thì sao?

2. Background có thể lấy từ nhiều nguồn, đồng ý, nhưng đó là lấy thông tin chứ không phải là sao chép y nguyên, dẫn đến có khác biệt rõ rệt về văn phong. Cường nói rằng Prof Archer có thể  liên lạc và cho West sửa lại thì lại càng phải coi lại tính công bằng và khách quan khi làm nhiệm vụ là reviewer.
 
Ở đây mình xét theo cả 2 khía cạnh: Đạo lý và luật pháp. Cái tên của chủ đề do Duy đặt ra ban đầu có chữ "đạo lý" mà. Ở bên topic gốc anh Lương có phát biểu là chuyện tranh chấp trong khoa học cũng rất phức tạp và phải xử làm sao cho "thấu tình đạt lý".

Thực ra tôi và hầu hết mọi người ở đây đều không được trang bị kiến thức pháp lý, do vậy khi thảo luận trong chủ đề này sẽ nghiêng theo hướng "đạo lý" âu cũng là điều dễ hiểu.

Ý số 1 của tôi nói phần đạo lý nhiều hơn. Trước đó tôi không biết rằng bà Archer không được phép gặp gỡ những người xin grant.

Xin hỏi Duy là theo luật bà Archer tuyệt đối không được gặp người xin grant? Vì bất cứ lý do gì?
 
Re: Những vấn đề đạo lý và bản quyền trong k

Phan Minh Duy said:
The Diane Archer Case

Perplexed by this shift in style, Archer retrieves from her files the grant proposal West had
reviewed with her two years earlier. She is dismayed to see that West has used verbatim virtually
the entire Background section of the earlier proposal for his own current proposal.

Archer is torn. If she reports her discovery of West’s plagiarism to the NIH, she knows she
will have thrown this young scientist’s otherwise promising scientific career into jeopardy. If,
however, she says nothing, she will be shirking her responsibility to the NIH, as well as risking her
own professional reputation, should the plagiarism be detected later.
.


West được phép sử dụng những phần background của những proposal trước cho proposal của riêng mình. Nhưng anh ta không được phép "viết i chang từng chữ một" tức là đạo văn. Anh ta phải viết lại những kiến thức đó bằng lời văn, lối hành văn riêng của anh ta.

Việc bà GS ?đi gặp riêng West để ?bàn thảo 1 proposal là 1 điều cần cân nhắc, nó tuỳ thuộc vào luật của từng nơi. Kô biết NIH có cho phép reviewer gặp applicant hay kô. Nhưng tui nghĩ là kô, cũng như để đảm bảo tính bảo mật danh tánh người thẩm định và công bằng cho các ứng viên khácc. Ví dụ các tạp chí khi đánh giá bài viết không cho phép revirewers liên lạc trực tiếp người gửii bài; mọi phê bình, góp ý sẽ được viết ra và gửi về tổng biên tập, ông này mới chuyển ngược về tác giả. Nhiều tờ báo kô công bố tên reviewers, nhưng nhiều tạp chí thì có. Do đó tui sẽ không đồng ý để bà GS đi gặp riêng West.

Tuy nhiên đứng trên quan điểm cá nhân thì West cũng phải làm lại proposal vì theo như mô tả thì phần trên tức phần backgroudn được viết lách rất ư "khoa học bài bản" nhưng phần thiết kế tn, phân tích dữ liệu thì "nghèo nàn lạc hậu" cho thấy West chưa đủ khả năng tự mình viết lấy 1 proposal cho ra hồn.

Mặc khác chính bà GS cũng có lỗi khi nhờ các học trò của bà xem xét đánh giá các proposal đưa cho bà đọc, theo tui đây là điều không ổn, chính chỗ này tạo kẽ hở cho West đạo văn. Nếu NIH cho đây là chuyện lớn thì bà GS có thể bị rầy rà.

Cách giải quyết của tôi là:

- Bà GS dựa trên sự nghèo nàn của phần thiết kế TN để bác proposal của West, yêu cầu viết lại hoặc reject nó thẳng thừng, nhưng kô bàn đến sự đạo văn.

- Khi West bị bác, đồng nghĩa 1 đợt xin grant mới đã qua, anh ta phải chờ xin grant vào đợt kế tiếp.

- Giữa hai kỳ xin grant, thì bà GS có quyền gặp riêng West mà nói chuyện; lúc này bà kô là ?reviewer còn West kô là 1 người xin grant. Khi đó bà nói cho West biết lý do chính tại sao proposal bị bác bỏ. Tui tin khi đó West sẽ hểu ý mà viết lại cho nghiêm túc.

Tương lai của West còn dài, và bà GS trước khi về hưu vẫn còn kịp dạy học trò mình thêm 1 bài học.
 
Dương Văn Cường said:
Ở đây mình xét theo cả 2 khía cạnh: Đạo lý và luật pháp. Cái tên của chủ đề do Duy đặt ra ban đầu có chữ "đạo lý" mà. Ở bên topic gốc anh Lương có phát biểu là chuyện tranh chấp trong khoa học cũng rất phức tạp và phải xử làm sao cho "thấu tình đạt lý".

Thực ra tôi và hầu hết mọi người ở đây đều không được trang bị kiến thức pháp lý, do vậy khi thảo luận trong chủ đề này sẽ nghiêng theo hướng "đạo lý" âu cũng là điều dễ hiểu.

Ý số 1 của tôi nói phần đạo lý nhiều hơn. Trước đó tôi không biết rằng bà Archer không được phép gặp gỡ những người xin grant.

Xin hỏi Duy là theo luật bà Archer tuyệt đối không được gặp người xin grant? Vì bất cứ lý do gì?

Chắc bài của anh Dũng đã trả lời phần nào câu hỏi của bạn?

Trần Hoàng Dũng said:
Việc bà GS ?đi gặp riêng West để ?bàn thảo 1 proposal là 1 điều cần cân nhắc, nó tuỳ thuộc vào luật của từng nơi. Kô biết NIH có cho phép reviewer gặp applicant hay kô. Nhưng tui nghĩ là kô, cũng như để đảm bảo tính bảo mật danh tánh người thẩm định và công bằng cho các ứng viên khácc. Ví dụ các tạp chí khi đánh giá bài viết không cho phép revirewers liên lạc trực tiếp người gửii bài; mọi phê bình, góp ý sẽ được viết ra và gửi về tổng biên tập, ông này mới chuyển ngược về tác giả. Nhiều tờ báo kô công bố tên reviewers, nhưng nhiều tạp chí thì có. Do đó tui sẽ không đồng ý để bà GS đi gặp riêng West.

Như vậy, phân tích kỹ hơn trong trường hợp này, NIH cũng có lỗi trong việc để trường hợp này xảy ra, vì đáng lẽ NIH phải bảo mật danh tánh người xin grant với reviewer.

Tôi đưa ra ý kiến như vậy thì có người phản bác lại tôi rằng cho dù có dấu tên người xin grant đi nữa thì quả đất tròn, giữa mọi người trong giới khoa học với nhau vẫn thường biết nhau làm gì, huống chi bà GS và West có quan hệ thầy trò, chắc gì giấu tên thì bả đọc mà không đoán ra được đó là của West và thế là lại xảy ra trường hợp này, cho dù NIH có làm gì đi nữa cũng không tránh được. Bạn nghĩ sao?
 
Luật thì vẫn cứ phải là luật, còn chuyện lách luật, làm trái luật ... thì dù ít dù nhiều vẫn diễn ra hàng ngày hàng giờ ở tất cả các lĩnh vực, tất cả các quốc gia.

Nói chuyện ở chủ đề này dễ lạc đạn quá!

-------------

Có ai đưa ra cách giải quyết hay hơn cách của anh Dũng không? Sau khi đọc kỹ tôi cũng thấy đó ?là cách giải quyết hợp lỹ hợp tình. Vấn đề là ở chỗ "đợi đến kỳ xin grant kế tiếp". Sự đời khó lường. Không ai biết đến kỳ xin grant tiếp theo thì có những thay đổi gì, liệu tình thế của West có còn được như hiện tại?
 
Tình huống của Diane Archer

Giáo sư Diane Archer là một viên chức (để phân biệt với hợp đồng) của một khoa Sinh ở một đại học lớn vùng Trung Mỹ. Bà đã công tác ở khoa này được 15 năm và trong thời gian đó đã hướng dẫn 20 nghiên cứu sinh. Một phần công việc hướng dẫn của bà khiến bà làm việc rất gần gũi với sinh viên và dạy họ cách viết các dự án xin kinh phí, và đôi khi bà đã mời sinh viên giúp mình đánh giá các hồ sơ xin kinh phí của Viện Y Học Quốc Gia (NIH).

Giáo sư Archer hiện đang làm nốt năm cuối trong một phần nghiên cứu của NIH. Khi đang đánh giá một số nhóm các dự án bà tình cờ bắt gặp một dự án của Charlie West, một học viên của một đồng nghiệp trong khoa. ?Archer nhớ Charlie West vì trước đây 2 năm bà đã nhờ đến anh này để anh giúp đánh giá một dự án gần gũi với chuyên ngành nghiên cứu của West. Lúc này khi đọc dự án của West bà cảm thấy ấn tượng bởi sự chắc chắn về mặt khoa học và phong cách viết tinh tế ở phần Cơ sở. Tuy nhiên bà nhận thấy cách dùng từ ?ở phần Thiết kế thí nghiệm và Phương pháp rất thô thiển và khó chịu.

Bối rối bởi sự chuyển đổi văn phong này, Archer tìm lại trong hồ sơ bản dự án mà bà và West đã cùng nhau đánh giá hai năm về trước. Bà bị choáng khi nhận ra rằng West đã bê nguyên phần Cơ sở ở dự án đó vào dự án hiện tại của anh ta. Archer cảm thấy bị giằng xé. Nếu bà báo với NIH về việc West đạo văn thì ?coi như bà sẽ hủy hoại sự nghiệp nghiên cứu khoa học đầy triển vọng của anh này. Nhưng nếu bà không nói gì thì chính bà đã thờ ơ trách nhiệm đối với NIH cũng như có nguy cơ ảnh hưởng đến danh tiếng khoa học nếu chuyện đạo văn bị vỡ lỡ.

Bà quyết định gặp trực tiếp West và để anh ta đối mặt với những phát hiện này. Bà định sẽ khuyên West rằng những gì anh ta đã làm cấu thành tội đạo văn và khuyên anh ta rút dự án. Nếu West đồng ý và rút dự án thì Archer sẽ không đả động gì thêm về vụ này.

Archer có nên tiến hành kế hoạch gặp West hay không? Tại sao có và tại sao không?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top