Môn xác suất thống kê cho dân sinh học thi master in vietnam

Xác suất và thống kê dạy trong nhà trường có vẻ giống cookbook quá. Tôi đã học tính ra là 3 lần xác suất thế mà những khái niệm cơ bản vẫn quên như thường. Đọc sách Tây thấy nó viết khá tự nhiên và dễ hấp thu, tuy nhiên vì thiếu một chút nền tảng toán cao cấp nên chỉ dừng lại ở mức vận dụng thành thạo một chút thôi chứ cũng không nắm vững hết. Đặc biệt gần đây lĩnh vực phylogensis cũng là một lĩnh vực xác suất hay mà chưa có thời gian tìm hiểu.

Xin hỏi các bác có hay dùng Duncan test không? Theo dân Toán thì họ không khoái thằng này lắm vì nó không đúng với mọi đối tượng (ta có thể thay bằng anova test cho đơn giản hơn).
 
Học xác suất này để làm gì vậy? Học xong có làm cho các số liệu thực nghiệm nói được không?

Các loại biến ngẫu nhiên, biến cố, phân phối student, poission hay công thức bayes (chả nhớ tên chính xác nữa) khi áp dụng vào thực nghiệm thì áp dụng thế nào?
 
Hoàng Đức Minh said:
Học xác suất này để làm gì vậy? Học xong có làm cho các số liệu thực nghiệm nói được không?

Trời đất, SV trường nào mà hỏi câu nghe "ác" dzữ dzậy trời!!!
 
vậy thế các bác chả học qua lần nào ah. thế thì sao ra trường được? môn này tui thấy cũng hay? cần cho ai thi master ở DH KHTN TP.HCM đó.
tui mới thi nè
còn áp dụng sao hả? tự mà rút ra kinh nghiệm đi?
lớn thế này mà hỏi áp dụng sao ah?
khổ quá
 
Giữa học để thi và học hiểu và áp dụng là 2 việc khác nhau một trời một vực. Học để thi thì chỉ cần tụng nguyên sách vở là được và người ta yêu cầu chỉ có thế, còn hiểu và vận dụng được lại là chuyện khác.

Anh bảo em tự mà áp dụng? Áp dụng kiểu gì? Anh chỉ rõ mối liên quan giữa chương 7 trong học phần kia với 6 chương lý thuyết ban đầu được không? Cụ thể là các đại lượng phân phối và tổng thể... đã được áp dụng như thế nào để ra được một số qui trình lấy mẫu và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Trời đất, SV trường nào mà hỏi câu nghe "ác" dzữ dzậy trời!!!

Không ác đâu, chuyện bình thường, ít sinh viên đi học hỏi câu này lắm và hỏi thầy cũng không biết trả lời thế nào? Vì thầy bảo tôi là giáo viên dạy toán (tức là môn xác suất thống kê này này) ?làm sao tốt biết được các lĩnh vực của kiểm tra chất lượng, của ứng dụng nó ở trong công tác của các bạn thế nào?
 
Đúng là nhiều bạn học sinh hoc xác suất ra quên ngay. Nó là một môn khá mới lạ và việc học nó có thể có nhiều bỡ ngỡ. Hồi tôi mới học xác suất thấy nó chả giống toán chút nào.

Sách Việt Nam đi nhiều vào lý thuyết và những mặt này cũng đã lạc hậu so với thế giới (ít nhất tôi thấy các bạn khoa Toán chỗ tôi còn rất bỡ ngỡ với những lĩnh vực ứng dụng của xác suất như trong microarray hay phylogenesis - đó còn chưa kể các lĩnh vực mới trong xác suất chuỗi thời gian...v.v). Tất nhiên cứ có phần mềm và biết cách nhập số liệu vào là đủ nhưng cái này có thể dẫn đến lỗi ngớ ngẩn nếu chỉ dừng lại ở đó. Lấy ví dụ hôm rồi các bạn học sinh bảo vệ khóa luận làm về so sánh tỉ lệ ung thư máu trắng giữa nam và nữ ở bệnh viện Huế thông qua lập karyotype, các bạn này cứ tương Chi-square test vào cho t/h này vì trong một cuốn ứng dụng Excel trong xử lý thống kê tác giả viết so sánh 2 tỉ số thì cứ dùng test này. Thật ra test này kiểm tra tính độc lập hơn là so sánh 2 tỉ số và test so sánh 2 tỉ số có một test riêng của nó.

Không hiểu thống kê còn có thể lạm dụng nó. Trong sách thống kê Việt Nam chẳng thấy viết nhiều về cách thiết kế lấy mẫu, hoặc những bài toán thực mà chỉ là phịa ra tình huống cho hợp với đối tượng dạy. Ví dụ so sánh trung bình thì cứ cho trung bình này là một cái gì đó nghe có vẻ Sinh, Y hoặc Kinh tế thôi. Dân làm thống kê ở nước ngoài có thể nói là hái ra tiền nhưng ở VN thì học lý thuyết nhiều quá nên cùn mặt ứng dụng luôn.

Dạy những môn Toán cho dân không thuộc ngành toán là một thử thách. Polya đã từng nói đa số các cuống maths for engineering là cookbook: nghĩa là sách dạy nấu nướng, chỉ cho ta biết phải cho gia vị thế nào để được một món ăn...và chả ai cần nhớ bao nhiêu và vì sao phải thêm như vậy. Cái thử thách của người thầy là khi đưa ra công thức nên đưa ra cách chứng minh hoặc công thức gốc, nhưng chỉ nên dừng ở mức suy luận kiểu common sense chứ không nên dội bom bằng các ký hiệu, công thức toán phức tạp. Làm như vậy ít nhất học sinh đã vượt qua được cái gọi là máy móc. ?Nhưng kiếm được ông thầy như vậy không dễ. Có thể thông cảm cho bạn Minh ở đây.

Kinh nghiệm của tôi ở đây là gì: luôn có một giải pháp cho vấn đề của ta. Nếu bạn Minh muốn hiểu rõ hơn về cái mình học thì có thể tự tìm lấy sách để đọc. Đọc sách Việt Nam không hiểu thì đọc sách nước ngoài. Đọc xong vẫn không hiểu thì tìm các website của các trường đại học trên mạng...v.v. Chủ yếu mình có muốn tìm hiểu đến cùng hay không thôi.
Cheer!
 
Trong sách thống kê Việt Nam chẳng thấy viết nhiều về cách thiết kế lấy mẫu, hoặc những bài toán thực mà chỉ là phịa ra tình huống cho hợp với đối tượng dạy

Cho em xin một quyển dễ đọc và dễ hiểu nhất để bắt đầu đọc được ko? Vì kiến thức xác suất và toán trả thầy hết rồi ?:oops: mà sắp tới lại phải dùng rất nhiều. Anh có quyển nào bằng tiếng anh ko? cho em xin.

Chứ em đọc quyển Thống kê sinh học của Chu Văn Mẫn chả có cách thiết kế này và cũng chả giải thích tại sao lại phải lấy như vậy? Dựa trên những cái gì, những tiêu chí nào để lấy mẫu mà vẫn bảo đảm tính thống kê và ý nghĩa của kết quả cả.
 
Chào mọi người,
Em có cours về ?Probabilité - Statistique bằng tiếng Pháp,Em vừa thi học kì môn đó xong.
Ko biết có ai cần ko?
 
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là một trong những nhà khoa học hàng đầu trên thế giới về vấn đề loãng xương. GS Tuấn cũng là một nhà thống kê sinh học đã có nhiều đóng góp cho ngành này. ?Tài liệu về thống kê sinh học của GS có thể được coi từ trang nhà của GS, hoặc ngay cả bằng trao đổi thư riêng.

Trang nhà của GS: ?[web:c9e6938e02]http://www.nguyenvantuan.com[/web:c9e6938e02]

Warning: coi chừng bị thôi miên khi vào trang của GS vì tấm lòng và thành tựu của ông.

Chúc may mắn.
 
Đỗ Lê Duy said:
Chào mọi người,
Em có cours về ?Probabilité - Statistique bằng tiếng Pháp,Em vừa thi học kì môn đó xong.
Ko biết có ai cần ko?

--> Nhờ Duy gửi hộ anh một bản, merci d'avance.
 
Đúng là nhiều bạn học sinh hoc xác suất ra quên ngay. Nó là một môn khá mới lạ và việc học nó có thể có nhiều bỡ ngỡ. Hồi tôi mới học xác suất thấy nó chả giống toán chút nào.

Cheer!

Thật ra nó cũng chẳng phải mới hay lạ vì em nhớ từ lớp 12 đã có dạy một ít rồi. Ở ĐH thay vì dạy toán "Cao cấp" thì dạy nhiều hơn về thống kê và một ít căn bản về xác suất và chi tiết về cách thức xử lý các số liệu thực nghiệm từ các dạng thí nghiệm khác nhau của sinh học thì tốt hơn nhiều.

Không hiểu thống kê còn có thể lạm dụng nó. Trong sách thống kê Việt Nam chẳng thấy viết nhiều về cách thiết kế lấy mẫu, hoặc những bài toán thực mà chỉ là phịa ra tình huống cho hợp với đối tượng dạy. Ví dụ so sánh trung bình thì cứ cho trung bình này là một cái gì đó nghe có vẻ Sinh, Y hoặc Kinh tế thôi. Dân làm thống kê ở nước ngoài có thể nói là hái ra tiền nhưng ở VN thì học lý thuyết nhiều quá nên cùn mặt ứng dụng luôn.


Dạy những môn Toán cho dân không thuộc ngành toán là một thử thách. Polya đã từng nói đa số các cuống maths for engineering là cookbook: nghĩa là sách dạy nấu nướng, chỉ cho ta biết phải cho gia vị thế nào để được một món ăn...và chả ai cần nhớ bao nhiêu và vì sao phải thêm như vậy. Cái thử thách của người thầy là khi đưa ra công thức nên đưa ra cách chứng minh hoặc công thức gốc, nhưng chỉ nên dừng ở mức suy luận kiểu common sense chứ không nên dội bom bằng các ký hiệu, công thức toán phức tạp. Làm như vậy ít nhất học sinh đã vượt qua được cái gọi là máy móc. �Nhưng kiếm được ông thầy như vậy không dễ. Có thể thông cảm cho bạn Minh ở đây.

Kinh nghiệm của tôi ở đây là gì: luôn có một giải pháp cho vấn đề của ta. Nếu bạn Minh muốn hiểu rõ hơn về cái mình học thì có thể tự tìm lấy sách để đọc. Đọc sách Việt Nam không hiểu thì đọc sách nước ngoài. Đọc xong vẫn không hiểu thì tìm các website của các trường đại học trên mạng...v.v. Chủ yếu mình có muốn tìm hiểu đến cùng hay không thôi.
Cheer!

đồng ý!
 
Xác suất và thống kê dạy trong nhà trường có vẻ giống cookbook quá. Tôi đã học tính ra là 3 lần xác suất thế mà những khái niệm cơ bản vẫn quên như thường. Đọc sách Tây thấy nó viết khá tự nhiên và dễ hấp thu, tuy nhiên vì thiếu một chút nền tảng toán cao cấp nên chỉ dừng lại ở mức vận dụng thành thạo một chút thôi chứ cũng không nắm vững hết. Đặc biệt gần đây lĩnh vực phylogensis cũng là một lĩnh vực xác suất hay mà chưa có thời gian tìm hiểu.

Xin hỏi các bác có hay dùng Duncan test không? Theo dân Toán thì họ không khoái thằng này lắm vì nó không đúng với mọi đối tượng (ta có thể thay bằng anova test cho đơn giản hơn).
Em cũng học môn này mãi mà cứ học xong là quên. Có quyển sách nào về môn này đọc dễ hiểu mà hay không ạ? Nhất là chỗ Ứng dụng xác suất thống kê giải bài tập di truyền í. Cho em xin với.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top