Điều hòa thể tích máu trong HTH

minhphan

Junior Member
Mình muốn biết vai trò của áp suất thẩm thấu và áp suất thủy tĩnh trong điều hòa thể tích máu (nghĩa là V=const). Bạn nào đã biết có thể giải thích giúp mình nhé.(y)
 
có lẽ ông bạn nên xem lại phần áp suất của cột khí trong sgk vật lý nâng cao lớp 11
sẽ có nhiều điều mà ông anh đang tìm kiếm!
ông anh nên lưu ý giữa 3 loại mạch:động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
chúc ông anh thành công!
 
Cám ơn bạn đã gợi ý,mình cũng đã tìm hiểu và trả lời,không biết đã đúng chưa :mrgreen:
Thành phần của máu gồm các thành phần hữu hình và huyết tương, trong đó:
- Các thành phần hữu hình gồm:

  • Hồng cầu: chiếm khoảng 96%. Ở động vật có vú, hồng cầu trưởng thành mất nhân và các bào quan. Hồng cầu chứa haemoglobin và có nhiệm vụ chính là vận chuyển và phân phối ôxy.
  • Bạch cầu: chiếm khoảng 3% là một phần quan trọng của hệ miễn dịch có nhiệm vụ tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
  • Tiểu cầu: chiếm khoảng 1%, chịu trách nhiệm trong quá trình đông máu. Tiểu cầu tham gia rất sớm vào việc hình thành nút tiểu cầu, bước khởi đầu của quá trình hình thành cục máu đông trong chấn thương mạch máu nhỏ.
- Huyết tương là dung dịch chứa đến 96% nước, 4% là các protein huyết tương và rất nhiều chất khác với một lượng nhỏ, đôi khi chỉ ở dạng vết.
Ở người trưởng thành phương Tây, thể tích máu trung bình vào khoảng 5 lít trong đó có 2,7 đến 3 lít huyết tương.
Như vậy lượng nước trong máu cũng chiếm 1 thể tích lớn =>> điều hòa thể tích máu cũng được coi là điều hòa lượng nước trong máu.
Áp suất thẩm thấu là áp suất chủ yếu của muối NaCl và protein trong cơ thể, nó có tác dụng hấp dẫn nước từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp sang nơi có áp suất thẩm thấu cao hơn.
Áp suất thủy tĩnh là áp suất của nước, nó có tác dụng đẩy nước và các chất hòa tan trong nước đi từ nơi có áp suất cao sang nơi có áp suất thấp hơn
Áp suất thẩm thấu trong máu người và động vật bình thường = 7.8-8 Atm. Áp suất này là tổng áp suất của tất cả các chất tan trong huyết tương. Song chỉ có một phần áp suất đó có ý nghĩa đối với sự trao đổi nước giữa máu và mô. Phần áp suất đó được tạo bởi các cao phân tử (protein) và gọi là áp suất thẩm thấu keo. Áp suất thẩm thấu keo trong máu người bằng 30mm Hg,còn ở dịch mô và bạch huyết là 10 mm Hg. Nhờ sự chênh lệch đó mà nước được vận chuyển từ bạch huyết vào máu.
Tác dụng của áp suất keo là gây nên sự chuyển vận của nước qua thành mạch ngược chiều với chuyển vận do áp suất thủy tĩnh trong lòng mạch.
Trong lòng động mạch, áp suất thủy tĩnh (do tim co bóp và tính đàn hồi của thành mạch) lớn hơn áp suất keo (do lượng protein huyết tương quyết định). Vì vậy ở ĐM nước có xu hướng khuếch tán từ trong lòng mạch ra tổ chức xung quanh (từ máu ra hệ bạch huyết và mô liên kết). Trong tĩnh mạch thì ngược lại, áp suất thủy tĩnh rất thấp và thường có giá trị nhỏ hơn áp suất keo. Do vậy, chiều di chuyển nước trong tĩnh mạch là từ các dịch gian bào vào lòng mạch.
Trong điều kiện sinh lý bình thường lượng nước được vận chuyển ở ĐM đi ra và vào trong TM cân bằng nhau =>> thể tích máu luôn được ổn định.:hoanho:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top