Cùng chia sẻ kinh nghiệm nuôi cấy tế bào động vật

Cùng chia sẻ kinh nghiệm nuôi cấy tế bào động

Tế bào động vật vẫn là loại khó nuôi câý nhất trong các loại tế bào vì khả năng rất đẽ nhiễm của nó, các bạn nào có kinh nghiệm gì về nuôi cấy tế bào động vật, chúng mình cùng trao đổi tậi đây nhé.

Đầu tiên cho tớ hỏi, mọi người có ai biết tại sao khi nuôi cấy đầu tiên tế bào động vật phải bám vào bề mặt của dụng cụ nuôi cấy (thường là flask) rồi mới bắt đầu phân chia và phát triển không?
 
chưa chắc đâu, có nhiều loại TB ko hề bám đáy như bạn nghĩ đâu. Về đọc kỹ tài liệu, phải hiểu tương đối rõ một vấn đề thì hãy đặt vấn đề trên diễn đàn, có gì chưa hiểu thì hãy đem ra thảo luận chứ đừng có nghe thấy một vấn đề hay hay thì đem đi hỏi ngay làm mất thời gian cua những người khác đấy bạn a.
 
Chà :p
Trích dẫn 1 đoạn trong phần nói về nuôi cấy TB động vật ra đây để làm bằng chứng vậy, bài viết của John A. Ryan, Ph.D. Corning Incorporated, Life Sciences, 45 Nagog Park, Acton, MA 01720.

"...When cells are surgically removed from an organism and placed into a suitable culture environment, they will attach, divide and grow. This is called a Primary Culture. There are two basic methods for doing this. First, for Explant Cultures, small pieces of tissue are attached to a glass or treated plastic culture vessel and bathed in culture medium. After a few days, individual cells will move from the tissue explant out onto the culture vessel surface or substrate where they will begin to divide and grow. The second, more widely used method, speeds up this process by adding digesting (proteolytic) enzymes, such as trypsin or collagenase, to the tissue fragments to dissolve the cement holding the cells together. This creates a suspension of single cells that are then placed into culture vessels containing culture medium and allowed to
grow and divide...."
please visit www.corning.com/
lifesciences or call 1.800.492.1110. Outside the United States, please call
1.978.635.2200.

Theo như tớ biết thì tất cả các TB động vật để có thể phân chia và phát triển trong môi trường nuôi cấy thì đầu tiên nó phải attach vào bề mặt của dụng cụ nuôi cấy trước đã. Tuy nhiên tùy từng loại TB mà sự attach đó mạnh hay yếu. Cụ thể như công việc của tớ đang làm là nuôi cấy TB côn trùng và tế bào gan khỉ thì tớ thấy sự bám của TB côn trùng vào bề mặt flask không mạnh bằng TB gan khỉ. Do vậy khi subculture, đối với TB côn trùng chỉ cần đập mạnh vào flask là TB sẽ rời khỏi bề mặt flask, nhưng đối với TB gan khỉ thì phải dùng trypsin thì mới làm được điều đó....
Tớ sẵn sàng trao đổi và thảo luận tất cả các vấn đề xung quanh nuôi cấy TB động vật, rất mong các bạn nào có kinh nghiệm về nuôi cấy tế bào động vật tham gia, hy vọng tớ sẽ được hiểu rõ thêm nhiều vấn đề từ đây.
Thanks.
 
Tớ đang cần bám dính tế bào máu vào bề mặt của bình nuôi cấy, tớ làm mãi mà không được, cậu giúp mình được không?
 
Hi hi Gấu ơi chắc bạn có nhiều kinh nghiệm nuôi cấy TB máu rồi phải không, thế bạn đã bao giờ nuôi cấy loại tế bào khác nào chưa?, có kinh nghiệm gì nói cho tớ biết với.
ừ, trong các loại tế bào bình thường thì chỉ có tế bào máu là không attach, nhân tiện hỏi luôn bạn có biết tại sao không?
 
Trước mình cứ nghĩ TB ĐV bám được vào bề mặt dụng cụ nuôi cấy là nhờ có cilia, nhưng bây giờ thì thấy là không đúng, mình nghĩ có thể trong quá trình phát triển chúng đã tiết ra 1 số protein dính để có thể giúp chúng bám vào bề mặt của dụng cụ nuôi cấy, mọi người nghĩ sao?.
Còn vì sao chúng phải bám thì mình cho là chúng phải có sự gắn kết với nhau như vậy để thuận lợi cho sự truyền các tín hiệu.
TB máu và các tế bào ung thư và cac transformed cells thì rất hiếm hoặc không có khả năng bám dính vào bề mặt như các TB bình thường khác
 
bạn gì đó ơi, bạn giải nghĩa di căn nghĩa là di chuyển theo dòng máu, coi chừng không ổn cả về ngữ nghĩa tiếng Việt lẫn ý nghĩa khoa học đấy.

Tui kô phải là nhà ngôn ngữ học, nên chỉ dám đóan căn nghĩa là rễ, di là sự lan tỏa di chuyển, ghép nghĩa hai chữ di căn thì kô biết ghép thế nào cho đúng, tạm có thể có 2 nghĩa là

sự lan tỏa ra xung quanh giống như bộ rễ
bộ rễ (ý nói các dòng tb ung thư) bắt đầu ăn lan ra xung quanh.

Xin mọi người ai biết thì hiệu chỉnh dùm.

Sẵn tiện về nuôi cấy TB Đv tui có thắc mắc về vai trò khí CO2, vì sao ta phải để CO2 nồng độ (hình như) 3%?? Vì tb cần oxy, nó xài oxy thải ra CO2, vậy tại sao ta còn cung cấp CO2 làm gì, ý nghĩa của nồng độ CO2 trong nuôi cấy TB đv là gì?
 
tôi kô phải là người có kiến thức sâu về animal cell culture, nên chẳng giúp ích gì cho các bạn về kỹ thuật, có mấy ý tôi có thể chia sẽ được:

- đúng là có 2 dạng tb nuôi cấy (nếu phân chia theo KT nuôi) là lọai nuôi trong huyền phù kô cần giá thể bám và lọai thứ hai là anchorage-dependent cell ( cái chữ tiếng Anh này đã nói rõ đặc tính nó rồi).

- và những tb nuôi cấy huyền phù thực ra cũng có gắn. Nếu găn trên giá thể thì gắn hời hợt, còn nếu nuôi trong môi trường sục khí thì nó bám trên các bọt không khí này, khi bọt khí trồi lên bề mặt, bọt khí bể ra, tb được phóng thích ngược trở lại mt, chìm dần xuống, nếu vớ phải bọt khí mới, lại trồi lên.

Xem Basic Biotechnology, Cambridge Press, 2001 trang 449.

riêng về TB Hồng cầu, tôi không nghĩ là ta nuôi chúng mà là ta giữ chúng. Vì nuôi tức là cho nó ăn và nó phải "lớn" và "sinh đẻ". Nhưng tb HC có phân chia đâu!!!

Riêng câu hỏi: tại sao tb cần bám, đó là câu hỏi hay, trả lời được nó là hiểu được nhiều về tb đv và kt nuôi tb đv.

to meo_meo: bạn có ý tốt khi bỏ thời gian tìm kiiếm thông tin trên mạng, nhưng có 1 ý muốn nhắc (hay khuyên bạn cũng được) là nên hạn chế việc trích dẫn thông tin khoa học từ các site có đuôi .com. Vì ai cũng có thể sở hữu 1 trang web .com được cả, khi đó nội dung chẳng ai kiểm tra kiểm chứng. Để tui nhờ bạn tui lấy lại 1 địa chỉ web có đưôi .com, mà các tin tức khoa học viết trên đó cứ y như thật, đọc kỹ lại mới thấy nó lừa mình.

- nên trích dẫn từ sách, bài báo khoa học chính thống
- bài giảng của các trường ĐH (càng uy tín chừng nào càng tốt chứng đó) dzi dzụ trường ... tui (mò cả tháng cũng kô thấy bài giảng đâu :D ).

Nhiều luận án, luận văn của SV từ Cử nhân đến TS cứ vô tư bảo rằng tui lấy tài liệu trên mạng, chép cái link rất ngon lành khí thế, dò kỹ ra mới biết là 1 công ty nào đó quảng cáo sản phẩm của họ, nên viết rất ... khoa học.

Sách báo về nuôi cấy tb đv rất nhiều, nếu bạn thật sự ham học hỏi,cứ hỏi ... tui, rồi thì anh vietbio sẽ giúp cho (nhớ gửi kèm hình của bạn cho anh ấy coi, anh ấy mà thấy ai xinh xắn dễ thương như con gái SG là anh ấy giúp vô tư)
 
lonxon said:
Sách báo về nuôi cấy tb đv rất nhiều, nếu bạn thật sự ham học hỏi,cứ hỏi ... tui, rồi thì anh vietbio sẽ giúp cho (nhớ gửi kèm hình của bạn cho anh ấy coi, anh ấy mà thấy ai xinh xắn dễ thương 8) như con gái SG là anh ấy giúp vô tư)

bác lonxon sao cứ lấy bụng bác mà đo bụng tui thế. May mà giống chứ nếu ko là tui kiện đó. :wink:
 
mình thấy vấn đề này cũng hay đấy và mình cũng đang quan tâm hy vọng sẽ co những lời giải thích cho bạn trong thời gian nhanh ?nhất.
 
Trần Hoàng Dũng said:
Sẵn tiện về nuôi cấy TB Đv tui có thắc mắc về vai trò khí CO2, vì sao ta phải để CO2 nồng độ (hình như) 3%?? ?

CO2 trong nuôi cấy tế bào động vật thường dùng là 5%. CO2 ở đây có 2 nhiệm vụ chíng là: đệm pH và giữ PO2 ở mức ?độ ổn định mong muốn!
 
Tiện có bạn Nhương đang học về nuôi cấy tế bào động vật cho mình hỏi ở HN đang có GS nào làm nhiều về nuôi cấy tế bào thực vật và mục đích của việc nuôi cấy các tế bào này trong lab của ông ấy.
 
Gửi chị Trang,

Chị có thể tham khảo thêm các kỹ thuật cơ bản trong nuôi cấy tế bào động vật trong ?laboratory handbook về animall cell culture trên trang web của tổ chức ?ECACC, nó rất ?cơ bản, đơn giản và dễ đọc. Em cũng làm theo các protocol của nó. Chị cũng có thể đăng ký vào forum của nó để post các câu hỏi của chị. Nhân tiện em attach file giúp chị luôn.

Phương Thảo
 
Nguyễn Ngọc Lương said:
Tiện có bạn Nhương đang học về nuôi cấy tế bào động vật cho mình hỏi ở HN đang có GS nào làm nhiều về nuôi cấy tế bào thực vật và mục đích của việc nuôi cấy các tế bào này trong lab của ông ấy.

Hiện tại ở Hà Nội có 2 nơi chuyên về nuôi cấy tế bào thực vật, cùng có tên là phòng Công nghệ tế bào Thực vật (rất rộng và hoành tráng khi so với phòng CNTBĐV :D) của Viện Công nghệ Sinh học và trường Đại học KHTNHN. PCNTBTV của ĐHKHTN theo tôi được biết là do GS.Vụ phụ trách và hiện tại đang quan tâm nhiều đến vấn đề nuôi cấy mô cây thuốc.
 
Không chỉ có vậy, có 1 phòng thí nghiệm trọng điểm về nuôi cấy mô của GS. Đỗ Năng Vịnh, GS. Lê Huy Hàm ở viện Di truyền Nông nghiệp. Ngoài ra rất nhiều labo nuôi cấy mô có tiếng phân bố ở viện Khoa học Nông nghiệp HN, Viện Nghiên cứu Ngô .v.v.
 
Có ai biết cách để xử lý khi cho trypsin vào mà tế bào một lớp nó ko bong ra để cấy chuyển lần sau ko?

hic, cho tripsin vào đợi mòn cả mắt nó chả tách gì cả, chả hiểu tại sao
 
Chào bạn,

Có những loại tế bào có độ bám vào thành bình thấp nên bạn chỉ cần cho 0.25%Trypsin/EDTA vào, khoảng 30 giây sau đã thấy hầu hết tế bào tách khỏi thành bình (bằng mắt thường), Một số dòng tế bào có độ bám vào thành bình rất cao, bạn phải lắc mạnh (shake vigorously) thi mới thấy nó tách ra. Bạn cứ lắc mạnh, tế bào không bị làm sao cả. Bạn thử lại xem nhe'. Nhớ pre-warm các media ở 37oC.

Phuongthao
 
Em làm tế bào BHK, nếu vỗ sớm quá thì lớp tế bào ko bong ra hết mà nó thành từng mảng, có mảng vẫn bám vào thành chai. Lúc đó thì rất mệt, phải cho môi trường vào để lấy cái đống tế bào vừa bong ra đó, rồi tráng bằng trypsin, rồi sau đó mới láng trypsin để nó bong ra một lần nữa.

Chị Thảo làm tế bào gì mà thời gian bong chỉ khoảng 30 giây, của em phải từ 2-4 phút, để lâu hơn thì thường tế bào nó toi hết cho nên phải cho vào môi trường gấp.

Tại sao lại phải giữ môi trường ở 37 độ, em vẫn để ở nhiệt độ phòng có sao đâu? hay tế bào chị nuôi có yêu cầu gì đặc biệt :D.
 
Hello Minh,

Chị chưa nuôi ?BHk nên chưa biết thế nào. Theo kinh nghiệm của chị thì khi chị thấy một số mãng tế bào tách khỏi bình thì chị mới tap cái flash dể cho các cells khác tách ra. Cũng có lúc mất một lúc sau các tế bào mới tách ra hết, cũng nóng ruột lắm vì sợ các tế bào khác không chịu lâu được, nhung liều mấy lần thấy tỉ lệ cell chết nằm trong giói hạn cho phép nên chả sao cả. Em cứ thủ xem, nhiều khi mình chỉ quá lo.

Các tế bào mình nuôi ở môi trường 37oC mà, vì vậy khi thay media, tất cả nên giữ ở 37oC để tránh shock cho tế bào thôi, như thế vẫn tốt hơn. Chịthấy các protocol nó vẫn khuyên nên prewam all media ở 37oC, thấy cũng hợp lý nên chị vẫn làm theo.

Phuongthao
 
Lúc nào nó như cát chảy thì vỗ nó mới ra hết, chứ còn lốm đốm như mốc thì chịu.

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian tác dụng của trypsin, hôm nào điều hòa hơi lạnh một tí (18-20 độ) là y như rằng đợi sốt cả ruột, có lẽ lần sau em cũng phải cẩn thận như chị với trypsin mới được.

Các tế bào mình nuôi ở môi trường 37oC mà, vì vậy khi thay media, tất cả nên giữ ở 37oC để tránh shock cho tế bào thôi, như thế vẫn tốt hơn.Chịthấy các protocol nó vẫn khuyên nên prewam all media ở 37oC, thấy cũng hợp lý nên chị vẫn làm theo.

Thế thì phải để water bath ở trong phòng tế bào à? hay là chị cho môi trường vào trong tủ ấm ?

Rắc rối thật, chị nuôi tế bào gì mà đỏng đảnh thế?

Cẩn thận như chị có lẽ chả bao giờ chẳng may cho loại tế bào này vào tế bào kia và nuôi chung đâu nhỉ? ?:mrgreen:

ủa, mà quên, chị nuôi tế bào nhằm mục đích gì vậy? Em nuôi để làm plaque nên chỉ phải cẩn thận lúc cấy chuyển đời sau thôi, còn cái bọn cho vào hộp lồng để virút xâm nhập vào tạo mảng hoại tử thì kệ bọn nó, hơi đâu mà lo.

Chị đã bao giờ để chai tế bào bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm chưa?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top