hỏi về phân loại thực vật

Nguyễn Khắc Học

Senior Member
Tui đang học môn phân loại thực vật. Đúng là khoai thật. Khoai không phải là không tiếp thu được mà là mình cứ thấy nhiều cái vô lí và khó hiểu làm sao ấy.
Bây giờ tui đang vội nên chỉ muốn hỏi một câu thôi, ai giúp cho với.
Có thể post cho tui một bài nhỏ về hệ thống phân loại trong thực vật bậc thấp không, chỉ cần đến họ thôi, không thì bộ cũng được, nếu cụ thể hơn càng tốt.
À, còn một câu nữa. Lấy căn cứ gì để xếp nấm vào thực vật vậy. Tui đọc quyển phân loại thực vật cho sư phạm thấy viết vậy mà theo các tài liệu khác thì nấm được tách ra làm một giới riêng cơ.
Cám ơn trước. ?:)
 
Trời ơi ! em đang ở thế kỷ nào rồi mà còn xếp nấm vào giới thực vật vậy ! đừng ôm cái quyển sách từ thời Napoleon đấy nữa ! ?trên diễn đàn có tài liệu về phân loại 6 giới !
Em tìm lại nhé !
 
Phân loại đúng là mệt thật!
Bác Phúc ơi! Quyển sách em đọc là quyển năm 2003 đấy chứ, có cổ lắm đâu mà. Thầy giáo em thì mới dùng sách cổ bác ạ, có 2 quyển phân loại TV dày cộp mà giấy đen hết cả rồi. Trong quyển đó em thấy kiến thức nó cũ lắm rồi. Nhưng mà khi đi thi mà không theo nó thì em tèo mất.
Bác xem hộ em cái quyển của trường sư phạm ấy, tác giả tên là Sản còn họ thì em quên rồi. Mà bác tư vấn cho em nên học quyển nào cho chính xác giờ. Em cám ơn nhiều.
Còn hệ thống phân loại thực vật bậc thấp tui mong mọi người giúp đỡ hộ cái. Post hộ cho một cái khung về bọn nó đề tui còn so sánh với những gì mình học. Hệ thống phân loại mà trên diễn đàn nó chung chung quá. Tui cần nói về TV bậc thấp và ít nhất là phân loại đến bộ cơ.
Xin mọi người giúp đỡ nha. ?:D
 
Làm sinh viên mà không nghe lời thầy giáo thì toi mạng ! nhưng nghe lời thầy thì quá " cổ hủ " về kiến thức ( khó nghĩ đây! )
? Anh ngày xưa cũng học ?sách phân loại của cô " Hoang Thị Sản " nhưng cũng bất cập lắm. Còn vể học thì :
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? 1 học để thi
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? 2 học để hiểu nhưng bị trượt .... haha
?Thầy giáo dạy em thế nào thì em học thế đấy, ?học để thi mà việc gì phải lăn tăn ? Học xong quên ngay đấy mà.
?Còn em muốn quyển khác, thì vào Amazom mà tìm, từ khóa là " plant classification " ( học để hiểu ) Chứ việt nam thì không còn quyển nào đâu !
?chúc em thành công với môn học chuối này !
 
Ok!
Thanhyou bác.
Em cũng nghĩ như bác vậy. Học để thi thì phải theo thầy thôi, nhưng mà mình chỉ học để rồi quên thôi. Muốn kiến thức chính xác thì tự mình mò mẫm vậy.
Sau này còn gì thắc mắc về cái này xin mọi người giúp đỡ nha!
 
Dưới đây là hình ảnh sơ bộ về cây phân loại của các loài eukaryote, tuy nhiên phần trật tự sắp xếp còn nhiều tranh cãi (chi tiết xem file pdf )
 
anh Khắc Học ơi, nấm ko thể nào xếp vô giới thực vật được vì nó ko có 1 điều kiện căn bản là ko có sắc tố quang hợp.
Còn nữa theo kinh nghiệm xương máu của em thì ko nên chỉ đọc 1 cuốn sách về 1 chủ đề nào đó vì đôi khi nó có điểm sai, nên tham khảo thêm nhiều sách và tốt nhất là nên hỏi thầy cô của mình. Trên thị trường bây giờ có nhiều sách sinh lắm nhưng anh nên gửi "sinh mạng" của mình cho những thầy cô viết sách nổi tiếng như Vũ Văn Vụ (sinh lý thực vật)
 
Phân loại thực vật

Về việc bạn xếp nấm ào giới thực vật thì đến thời điểm này thì không còn đúng nữa. Tuy nhiên về việc tham khảo tài liệu tôi nghĩ vấn đề không phải ở chỗ tài liệu cũ hay mới, mà là ở chỗ nội dung thông tin trong tài liệu đó có còn đúng hay không, độ chính xác của thông tin nó ở mức nào? Nếu là tài liệu có nội dung không mang tích chất phải cập nhật, thì giá trị của nó vẫn không kém gì những cuốn tài liệu mới, thậm chí nó là cở sở ra đời của những tài liệu mới. Mình cũng đang nghiên cứu trong lĩnh vực này và cũng đã được tham khảo những cuốn sách "đen sì" như bạn nói, của những nhà Thực vật học hàng đầu Việt Nam như: Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Bân, Phạm Hoàng Hộ. Dương Đức Tiến, Võ Văn Chi... bạn thử thảm khảo tài liệu của những tác giả trên nha.
Chúc bạn thành công.
 
Phân loại thực vật bậc thấp

Vi tảo (Microalgae) là tất cả các tảo (Algae) có kích thước hiển vi. Muốn quan sát chúng phải sử dụng tới kính hiển vi.Trong số khoảng 50 000 loài tảo trên thế giới thì vi tảo chiếm đến khoảng 2/3.
Năm 1969 R.H. Whitake đưa ra hệ thống phân loại 5 giới, trong đó toàn bộ Tảo được xếp trong giới Nguyên sinh. Sau khi đề xuất việc phân chia sinh giới thành 3 lĩnh giới (domain) Carl R. Woese đề xuất hệ thống phân loại 6 giới ( Vi khuẩn, Cổ khuẩn, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật) thì toàn bộ Tảo vẫn được xếp trong giới Nguyên sinh.
Gần đây , theo P.H. Raven và G.B. Johnson (2002) còn có hệ thống phân loại chia lĩnh giới Sinh vật nhân thật (Eukarya hay Eukaryotic Kingdoms) ra thành 6 giới, gồm có:
-Giới Archezoa: gồm các Nguyên sinh chưa có ty thể, bao gồm Pelomyxa, Giardia.
-Giới Protozoa (Động vật nguyên sinh): bao gồm 14 ngành Nguyên sinh- trong đó có Hypermastigotes, Euglenoides, Slime molds (Nấm nhầy), Choanoflagellates, Dinoglagellates, Ciliates, Apicomplexans, Rhizopods, Heliozoans, Foraminiferans, và Radiolarians.
-Giới Chromista: gồm 10 ngành Nguyên sinh, trong đó có Tảo nâu (Phaeophyta) và Tảo silic (Diatoms )
-Giới Fungi (Nấm): Bao gồm nấm và 1 ngành Nguyên sinh sống hoại sinh là ngành Chytridiomycota.
-Giới Plantae (Thực vật) : bao gồm Thực vật và 5 ngành Nguyên sinh (nhiều Tảo lục như Volvox, Ulva, Spirogyra và Tảo đỏ (Rhodophyta).
-Giới Animalia (Động vật) .
Như vậy chứng tỏ việc gộp rất nhiều nhóm sinh vật khác nhau rất xa vào giới Nguyên sinh là chưa hợp lý.

Có nhiều hệ thống phân loại tảo rất khác nhau. Chúng tôi giới thiệu hệ thống các ngành Tảo (bao gồm cả Vi khuẩn lam- Cyanophyta) và các lớp , bộ chủ yếu theo Peter Pancik ( http://www.thallobionta.czm.sk ) như sau:

Cyanophyta - Vi khuẩn lam
1.1
Chroococcales
1.2
Oscillatoriales
Prochlorophyta - Ngành Tảo tiền lục
Rhodophyta- Ngành Tảo đỏ
1
Bangiophycidae
2
Florideophycidae
Heterokontophyta- Ngành Tảo lông roi lệch
1
Chrysophyceae- Tảo vàng ánh
1.1
Chrysomonadales
1.2
Rhizochrysidales
1.3
Chrysocapsales
1.4
Chrysosphaerales
1.5
Phaeothamniales
2
Xantophyceae- Tảo vàng lục
2.1
Heterochloridales
2.2
Rhizochloridales
2.3
Heterogloeales
2.4
Mischococcales
2.5
Heterotrichales
2.6
Botrydiales
3
Bacillariophyceae- Tảo silic
3.1
Coscinodiscales
3.2
Naviculales
4
Phaeophyceae- Tảo nâu
4.1
Isogeneratae
4.2
Heterogeneratae
4.3
Cyclosporae
5
Raphidophyceae
Haptophyta- Ngành Tảo lông roi bám
Eustigmatophyta- Ngành Tảo hạt
Cryptophyta- Ngành Tảo hai lông roi
Dinophyta- Ngành Tảo hai rãnh
Euglenophyta- Tảo mắt
Chlorophyta- Ngành Tảo lục
1 Prasinophyceae
2
Chlorophyceae- Lớp tảo lục
2.1
Volvocales
2.2
Tetrasporales
2.3
Chlorococcales
2.4
Ulotrichales
2.5
Bryopsidales
2.6
Siphonocladales
3
Conjugatophyceae- Lớp Tảo tiếp hợp
3.1
Zygnematales
3.2
Mesotaeniales
3.3
Desmidiales
4
Charophyceae- Lớp Tảo vòng


Bạn có thể tham khảo tại đây:
http://vietsciences.free.fr/
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top