Một nhóm các nhà nghiên cứu hàng đầu về y học của Canada và Mỹ ngày 21/6 đã công bố một phát hiện gây xôn xao thế giới. Họ đã tìm ra vùng bệnh trong cơ thể con người có virus căn bệnh thế kỷ AIDS ẩn nấp.
Các nhà khoa học tin rằng sự kết hợp giữa phương pháp hóa học trị liệu và trị xạ một ngày gần đây sẽ được sử dụng để tấn công "vùng trú ẩn của virus HIV".
Theo nhà nghiên cứu Rafick Pierre Sekaly của trường đại học Montreal, với những can thiệp y học hiện tại hầu như không thể triệt tận gốc bệnh AIDS. Những mầm mống của bệnh tật, cụ thể là virus HIV vẫn sống dai dẳng trong cơ thể người bệnh. Phát hiện về nơi ẩn náu của virus HIV sẽ là tiền đề cho giới y học tìm ra cách tiếp cận mới tiêu diệt tận gốc mầm mống bệnh AIDS.
Chìa khóa của phát hiện này là việc các nhà khoa học nhận thấy virus HIV có thể sống sót nhờ bám vào 2 tập con của tế bào ghi nhớ dạng chữ T. Tế bào ghi nhớ chữ T là một phân đoạn của hệ miễn dịch trong cơ thể con người có chức năng ghi nhớ để phát hiện và tấn công các tế bào bệnh tật xâm nhập. Một khi virus HIV ẩn nấp trong lòng tế bào này nó sẽ trở nên độc lập và sống yên ổn trong đó. Chỉ khi tế bào chết virus mới chết, còn nếu tế bào tiếp tục sinh trưởng thì đó là nơi trú ngụ lý tưởng cho virus.
Nhờ vào kết quả nghiên cứu mới này chúng ta có thể kết hợp cả 2 phương pháp trị liệu nhằm khử ngay những phiên bản tái tạo của virus HIV, đồng thời sử dụng thuốc để ngăn chặn virus tấn công vào tế bào ghi nhớ dạng chữ T theo từng vùng bệnh.
Khánh An (Xinhua
Tận diệt HIV nhờ kết hợp hoá trị và thuốc kháng virus
Các nhà nghiên cứu Mỹ và Canada vừa công bố một hướng mới trong điều trị cho người nhiễm HIV, đó là kết hợp thuốc kháng virus với hoá trị liệu.
Phương pháp điều trị mới cho phép tiêu diệt các virus chuyển động trong cơ thể, cũng như những virus lẩn trốn trong các tế bào của hệ miễn dịch.
Giáo sư Sékaly thuộc Đại học Montréal, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết các phương pháp chữa trị hiện thời không cho phép tiêu diệt tận gốc HIV do chúng "lẩn trốn" trong các tế bào của hệ miễn dịch. Nghiên cứu trên cho phép nhận dạng những tế bào có virus ẩn nấp và cơ chế khiến chúng thoát khỏi các liệu pháp chữa trị bằng thuốc kháng virus (ARV) như hiện nay.
Tế bào nhiễm HIV. Giống như phương pháp chữa ung thư máu, liệu pháp hóa trị kết hợp với thuốc ARV cho phép tiêu diệt toàn bộ những tế bào chứa virus, đồng thời giúp hệ miễn dịch có đủ thời gian sản sinh các tế bào khoẻ mạnh.
Giáo sư Routy thuộc Trung tâm Đại học Y khoa McGuill, cho biết, nghiên cứu chỉ ra rằng, không phải các thuốc ARV khiến HIV co cụm thành "ổ" mà chính khả năng tồn tại dai dẳng của virus trong hệ miễn dịch đã giúp co cụm lại. Mỗi loại "ổ" virus cần một biện pháp chữa trị riêng mới có thể tiêu diệt được toàn bộ.
Virus có thể ẩn nấp ở những tế bào nhiễm bệnh nằm trong "ổ", nhưng lại phụ thuộc hoàn toàn vào sự sống của tế bào. Khi tiêu diệt các tế bào ổ bệnh, virus chứa trong đó sẽ tự bị tiêu diệt. Nếu như thuốc ARV tiêu diệt virus "lang thang" trong cơ thể thì liệu pháp hóa trị cho phép tiêu diệt những virus lẩn trốn.
Phát hiện mới này cần được nghiên cứu thêm, nhưng nó cung cấp một hướng mới cho các nhà nghiên cứu, giúp các phòng thí nghiệm nhanh chóng tìm ra liệu pháp chữa trị triệt để căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus, có nghĩa là virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
HIV gây hại gì trong cơ thể người ta?
Hệ thống miễn dịch rất quan trọng với cơ thể con người. Nhờ có hệ thống này, con người được bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng của môi trường ngoài và trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch bao gồm miễn dịch tế bào (các bạch cầu) và miễn dịch dịch thể do các tế bào lympho tiết ra.
Khi nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch, đặc biệt là các tế bào lympho, bị virus HIV tấn công và xâm nhập. Chúng phát triển và nhân lên trong tế bào lympho, sau đó phá vỡ tế bào này, gây suy giảm miễn dịch. Cơ thể bị suy yếu và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi do nấm, tiêu chảy kéo dài, lao..., đồng thời lâm vào tình trạng suy kiệt, có thể dẫn đến cái chết nếu các bệnh cơ hội đó không được điều trị tích cực.
Khả năng tồn tại của HIV
Trong cơ thể người, HIV tồn tại suốt đời, cho đến 1-2 ngày sau khi bệnh nhân chết.
HIV rất dễ bị tiêu diệt trong nước sôi, trong điều kiện hấp, sấy hoặc dưới tác động của các dung dịch sát khuẩn. HIV có thể tồn tại khoảng 72 giờ trong máu khô ở ngoài môi trường. Do vậy, bất kỳ dụng cụ hay bề mặt nào bị nhiễm HIV cũng phải được xử trí bằng nhiệt hoặc hoá chất.
HIV lây truyền trong điều kiện nào?
Phải có lượng HIV đủ lớn: HIV tồn tại trong rất nhiều chất dịch của cơ thể con người, nhưng có những dịch không có chứa HIV hoặc chứa rất ít, không đủ để có thể làm lây nhiễm, như nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi... HIV có nhiều nhất ở trong máu và chất dịch sinh dục. Ngoài ra, sữa mẹ cũng có khả năng làm lây nhiễm HIV, nhưng ít hơn nhiều so với máu và các dịch tiết khác của cơ thể.
Virus phải đi vào trong cơ thể: Da là một vỏ bọc chắc chắn, nếu không bị xây xát gì thì HIV không đi qua được. HIV đi được vào cơ thể theo kim tiêm đâm vào đường máu, hay qua vết xước ở da, niêm mạc (trong âm đạo, lỗ dương vật, bên trong hậu môn)... để vào máu.
Hà Trang (theo MaxiScience)
Các nhà khoa học tin rằng sự kết hợp giữa phương pháp hóa học trị liệu và trị xạ một ngày gần đây sẽ được sử dụng để tấn công "vùng trú ẩn của virus HIV".
Theo nhà nghiên cứu Rafick Pierre Sekaly của trường đại học Montreal, với những can thiệp y học hiện tại hầu như không thể triệt tận gốc bệnh AIDS. Những mầm mống của bệnh tật, cụ thể là virus HIV vẫn sống dai dẳng trong cơ thể người bệnh. Phát hiện về nơi ẩn náu của virus HIV sẽ là tiền đề cho giới y học tìm ra cách tiếp cận mới tiêu diệt tận gốc mầm mống bệnh AIDS.
Chìa khóa của phát hiện này là việc các nhà khoa học nhận thấy virus HIV có thể sống sót nhờ bám vào 2 tập con của tế bào ghi nhớ dạng chữ T. Tế bào ghi nhớ chữ T là một phân đoạn của hệ miễn dịch trong cơ thể con người có chức năng ghi nhớ để phát hiện và tấn công các tế bào bệnh tật xâm nhập. Một khi virus HIV ẩn nấp trong lòng tế bào này nó sẽ trở nên độc lập và sống yên ổn trong đó. Chỉ khi tế bào chết virus mới chết, còn nếu tế bào tiếp tục sinh trưởng thì đó là nơi trú ngụ lý tưởng cho virus.
Nhờ vào kết quả nghiên cứu mới này chúng ta có thể kết hợp cả 2 phương pháp trị liệu nhằm khử ngay những phiên bản tái tạo của virus HIV, đồng thời sử dụng thuốc để ngăn chặn virus tấn công vào tế bào ghi nhớ dạng chữ T theo từng vùng bệnh.
Khánh An (Xinhua
Tận diệt HIV nhờ kết hợp hoá trị và thuốc kháng virus
Các nhà nghiên cứu Mỹ và Canada vừa công bố một hướng mới trong điều trị cho người nhiễm HIV, đó là kết hợp thuốc kháng virus với hoá trị liệu.
Phương pháp điều trị mới cho phép tiêu diệt các virus chuyển động trong cơ thể, cũng như những virus lẩn trốn trong các tế bào của hệ miễn dịch.
Giáo sư Sékaly thuộc Đại học Montréal, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết các phương pháp chữa trị hiện thời không cho phép tiêu diệt tận gốc HIV do chúng "lẩn trốn" trong các tế bào của hệ miễn dịch. Nghiên cứu trên cho phép nhận dạng những tế bào có virus ẩn nấp và cơ chế khiến chúng thoát khỏi các liệu pháp chữa trị bằng thuốc kháng virus (ARV) như hiện nay.
Giáo sư Routy thuộc Trung tâm Đại học Y khoa McGuill, cho biết, nghiên cứu chỉ ra rằng, không phải các thuốc ARV khiến HIV co cụm thành "ổ" mà chính khả năng tồn tại dai dẳng của virus trong hệ miễn dịch đã giúp co cụm lại. Mỗi loại "ổ" virus cần một biện pháp chữa trị riêng mới có thể tiêu diệt được toàn bộ.
Virus có thể ẩn nấp ở những tế bào nhiễm bệnh nằm trong "ổ", nhưng lại phụ thuộc hoàn toàn vào sự sống của tế bào. Khi tiêu diệt các tế bào ổ bệnh, virus chứa trong đó sẽ tự bị tiêu diệt. Nếu như thuốc ARV tiêu diệt virus "lang thang" trong cơ thể thì liệu pháp hóa trị cho phép tiêu diệt những virus lẩn trốn.
Phát hiện mới này cần được nghiên cứu thêm, nhưng nó cung cấp một hướng mới cho các nhà nghiên cứu, giúp các phòng thí nghiệm nhanh chóng tìm ra liệu pháp chữa trị triệt để căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus, có nghĩa là virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
HIV gây hại gì trong cơ thể người ta?
Hệ thống miễn dịch rất quan trọng với cơ thể con người. Nhờ có hệ thống này, con người được bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng của môi trường ngoài và trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch bao gồm miễn dịch tế bào (các bạch cầu) và miễn dịch dịch thể do các tế bào lympho tiết ra.
Khi nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch, đặc biệt là các tế bào lympho, bị virus HIV tấn công và xâm nhập. Chúng phát triển và nhân lên trong tế bào lympho, sau đó phá vỡ tế bào này, gây suy giảm miễn dịch. Cơ thể bị suy yếu và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi do nấm, tiêu chảy kéo dài, lao..., đồng thời lâm vào tình trạng suy kiệt, có thể dẫn đến cái chết nếu các bệnh cơ hội đó không được điều trị tích cực.
Khả năng tồn tại của HIV
Trong cơ thể người, HIV tồn tại suốt đời, cho đến 1-2 ngày sau khi bệnh nhân chết.
HIV rất dễ bị tiêu diệt trong nước sôi, trong điều kiện hấp, sấy hoặc dưới tác động của các dung dịch sát khuẩn. HIV có thể tồn tại khoảng 72 giờ trong máu khô ở ngoài môi trường. Do vậy, bất kỳ dụng cụ hay bề mặt nào bị nhiễm HIV cũng phải được xử trí bằng nhiệt hoặc hoá chất.
HIV lây truyền trong điều kiện nào?
Phải có lượng HIV đủ lớn: HIV tồn tại trong rất nhiều chất dịch của cơ thể con người, nhưng có những dịch không có chứa HIV hoặc chứa rất ít, không đủ để có thể làm lây nhiễm, như nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi... HIV có nhiều nhất ở trong máu và chất dịch sinh dục. Ngoài ra, sữa mẹ cũng có khả năng làm lây nhiễm HIV, nhưng ít hơn nhiều so với máu và các dịch tiết khác của cơ thể.
Virus phải đi vào trong cơ thể: Da là một vỏ bọc chắc chắn, nếu không bị xây xát gì thì HIV không đi qua được. HIV đi được vào cơ thể theo kim tiêm đâm vào đường máu, hay qua vết xước ở da, niêm mạc (trong âm đạo, lỗ dương vật, bên trong hậu môn)... để vào máu.
Hà Trang (theo MaxiScience)