Vaccine chống ung thư !!

Đào Anh Phúc

Senior Member
Tôi đọc qua về tại sao ung thư lẩn trốn được hệ miễn dịch của cỏ thể và việc áp dụng vaccine>Vaccine thì không nói làm gì rồi, nhưng còn về cơ chế lẩn trốn miễn dịch của ung thư thì vẫn thấy mình vẫn chưa thông lắm.
?Thông tin :
?Ung thư của hệ miễn dịch của cơ thể bằng 2 con đường chủ đạo là :
1 Đưa ra ít atigen đăc trưng ( tumour-associated antigens -TAAgs) ?làm cho tế ?bào miễn dịch ?không nhận ra để đáp ứng miễn dịch.
2 ?Tế bào ung thư ức chế tế bào đại ?thực bào ? ( không hiểu chỗ này ?:evil: cáu ?quá tiếng Anh chuyên về miễn dịch có hạn )
?Defects in immune response in patients with a variety of tumours have been well documented. These defects have been ascribed mostly to suppressor cell function. Some authors have shown defective function of macrophages in malignant disease. In recent studies, it has been shown that a distinct subset of IA+ epidermal APCs appear capable of inducing tolerance to tumour Ags and that activated macrophages may induce structural abnormalities of the TCR-CD3 complex.
( IA =?????)
3 Tế bào Dendrit (Dendritic cells - DCs) đóng vai trò như một tế bào trình diện kháng nguên, chúng thu nhận kháng nguyên của tế bào ung thư chế biến và gắn với MHC I và II, kích hoạt limpo CD4 loại bỏ tế bào ung thư.
? ?Kết luận : ? đáp ứng miễn dịch của cơ thế chống lại ung thư là một vấn đề cần được nghiên cứu, ?tạo ra một bước chuyển đổi lớn trong y học .

? ?Tôi không hiểu là mình đang không hiểu cái gì ( thế mới bực mình ?:x ?) bạn nào đã thông về vấn đề này, cung cấp thêm cho tôi thông tin ?:arrow: ?thanks ?:p
 
Tôi cũng ko hiểu nhiều về cái này nhưng có thể tóm lại ý của bạn cho dễ hiểu hơn. Tế bào ung thư có 2 cách để lẩn trốn sự truy sát của hệ miễn dịch cơ thể là:

1. giấu antigen lạ đi để tế bào lympho Tcd8 ko phát hiện được sự khác thường bên trong nội tại tế bào ung thư. Cái này liên quan đến hệ thống giao tiếp giữa các tế bào bằng các thụ thể bề mặt và cơ chế trình diện MHC I.

2. tế bào ung thư bằng cách nào đó lẫn trốn APC để ko kích hoạt được CD4+.

=> tuy nhiên theo nguồn mà bạn trích thì người ta tìm được 1 dòng tế bào APC có khả năng phát hiện một số dòng tế bào ung thư. Nghĩa là nó có khả năng phát hiện được antigen đặc trưng cho nhóm tế bào ung thư (phân biệt với những tế bào bình thường).
 
Muốn trả lời câu hỏi này thì trước hết phải thống nhất: Thế nào là tế bào ung thư? Nó có đặc điểm gì mà cơ thể lại thường không nhận ra được?
 
Nói đến anh VÁC- CẺNG ?chắc Minh rất thông ! ?trả lời giúp anh :

1 " Làm thế nào để tăng hoạt động của tế bào DENDRIC ( DCs ) nhận diện tế bào ung thư tốt hơn, giúp kích hoạt tế hệ thống miễn dịch ??"
2 Trả lời câu em vừa đặt ra luôn .
 
Em cũng không rõ về ung thư vì ở trường chả được học chữ nào, lớt quớt qua mấy quyển sách miễn dịch thôi :mrgreen: nhưng theo em được biết thì tế bào ung thư là tế bào bình thường của cơ thể nhưng do đột biến (do một hoặc nhiều yếu tố nào đó) làm đảo lộn quá trình phân chia, nó phân chia không ngừng chứ không tuân theo trình tự thông thường nữa. Kiểu như gen ức chế việc phân chia của các tế bào này bị mất tác dụng cho nên nó nhân lên tràn lan trong các tổ chức đó. Đến khi các u đủ lớn thì nó lại vỡ ra và các tế bào ung thư này di chuyển đến các khu vực khác nhau của cơ thể và các tế bào mất kiểm soát này lại nhân lên trên các mô đó (người ta gọi là di căn). Do nhân lên quá nhanh, lại không kiểm soát nên nó chèn ép các cơ quan trong cơ thể -> dẫn đến tử vong.

Nếu hiểu theo cơ chế trên thì tế bào ung thư cũng là một tế bào của cơ thể và nó không được coi là lạ nên nó không gắn với yếu tố nhận biết của tế bào lympho T để tế bào T độc tiết chất độc tiêu diệt.

Anh Phúc đưa bài gốc full text của bài này lên đây được ko?
 
hic, chán thật những cái viết ở trên là điều sai gần hết ?mà là trong tế bào có sẵn gen ung thư (onco-gene). Người ta đã xác định được một số gen ung thư: Src-1, Src-2, Myc, Mos, Fas, Myb, P53.
Người ta đã xác định được một số virut gây ung thư: SV40, HTLV1, HTLV2, Epstein-Barr, Herpes simplex, herpes người typ 6, viêm gan B, papilloma, polyoma, adeno.

Các yếu tố chống ung thư:
- Gen kháng onco gen: Rb,p53, DCC
- Yếu tố hoại tử ung thư
- Interferon
- Interleukin-12
- Kháng thể kháng onco-gen hoặc kháng tế bào ung thư

Cơ sở miễn dịch của vacxin chống khối u:
- Thực hiện thông qua lympho T: một là CTL có thể nhận biết các protein nội tế bào được trình diện bởi MHC.
Hai là: lympho T có ký ức có thể được hoạt hóa để giết tế bào ung thư, trong khi CTL xuất hiện giữ vai trò chính trong đáp ứng miễn dịch phá hủy kháng nguyên. Các tế bào T hỗ trợ cần thiết để hoạt hóa các đại thực bào phá hủy khối u, các tế bào NK, LAK.

- Đáp ứng miễn dịch đối với kháng nguyên khối u ít có khả năng phá hủy toàn bộ khối u, và vai trò hàng đầu của miễn dịch trị liệu do vắc xin là tiêu diệt tế bào di căn
 
I P53

? P53 là một Phosphoprotein (ở người gồm 393 aa ) đóng vai trò điều khiển chu trình phân bào. Cơ chế :
 
? 1 P53 HOẠT HÓA P21
  2 P21 ỨC CHẾ CDK4 VÀ CDK6 KHÔNG CHO CHÚNG BÁM VÀO pRB1, NHÂN TỐ KÍCH THÍCH (E2F)  SAO MÃ TẠO RA PROTEIN CHO QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI CỦA ADN KHÔNG GIẢI PHÓNG. QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI CỦA ADN BỊ ỨC CHẾ.
 Thông thường P53 trong tế bào tồn tại với nồng độ rất thấp, do protein  ức chế gắn p53 - MDM2. p53 hoạt động khi tế  bào nhận được yếu tố gây hại cho adn và các protein trong quá trình biệt hóa của tế bào.
 
 Khi tế bào bị xâm nhiễm bởi virus papilomavirus, chúng giải phóng 2 loại protein :
    + E 6 bám vào p53 ức chế hoạt động của p53
    + E 7 bám vào Rb1 làm giải phóng Rb1 ra khỏi phức hợp RB1- E2F, E2F sẽ bám vào adn thúc đẩy quá trình sao mã tạo ra các  protein ezyme cho quá trình tự nhân đôi của adn và làm cho tế bào phân chia không ngừng.

?Ngoài p53 thì còn có nhiều protein khác ức chế sự phân bào tạo thành 1 nhóm protein chống ung thư được quy định bởi 1 nhóm gen chống ung thư trong tế bào.

II Proto-oncogenes

? ? Trong tế bào có sẵn gen tiền ung thư gọi là Proto-oncogenes, ở trong điều kiện bình thường thì gen này không hoạt động, tế bào phân chia bình thường
? ? Khi tế bào bị xâm nhiễm, VR gắn promoter của chúng vào Proto-oncogenes hoạt hóa chúng hoạt động tạo ra các nhân tố thúc đẩy quá trình phân bào của tế bào.
? ? Proto-oncogenes  cũng có thể được hoạt hóa bởi các tác nhân gây đột biến của môi trường.
? ? ( Một số loại Proto-oncogenes  được Minh cung cấp ở trên  :arrow:  :arrow:  )

III Vaccine chống ung thư :

? ? Còn rât  nhiều thông tin liên quan đến cơ chế của ung thư, do quá dài nên tôi sẽ đi vào trọng tâm chính Vaccine chống ung thư .
? ? Ung thư là tế bào  bên trong cơ thể chúng có cơ chế " lẩn trốn hệ MD". nhưng ngoài những kháng nguyên của tế bào bình thường của cơ thể  thì chúng cũng có những kháng nguyên đặc trưng - chỉ chúng mới có.  Nhiệm vụ của các nhà khoa học là tìm ra kháng nguyên đặc trưng đó để tạo vaccine.

? ?Hiện tại có 4 loại vaccine chính :
? ? ? ? 1 Dna base antigen. Sử dụng đoạn ADn quy định kháng nguyên của  tb ung thư, chuyển chúng vào PLasmit tiêm vào cơ thể. Tế bào Dendric sẽ thực bào và biẻu hiện gen quy định kháng nguyên, chế biến chúng và trình diện thông qua MHC I và II
? ? ? ? 2 Recombinat viral/ bacteria vector. Cơ chế tương tự như trên.
? ? ? ? 3 Protein/ peptid base vaccine.  Sư dụng phương pháp tổng hợp kháng nguyên của tế bào ung thư bằng phương pháp invitro, sau đó ...
? ? ? ?4 Drenddritic cell vaccine. Nhân tế bào này của cơ thể, cho chúng kết hợp với kháng nguyên, sau đó tiêm vào cơ thể.

@ Thông tin chưa được nhiều và còn nhiều vấn đề còn khúc mắc trong cơ  chế, mong các bạn quan tâm và bổ xung . :p
 
bài này rất cơ bản, có thể làm tư liệu, nhưng Phúc bổ sung cho đầy đủ hình ảnh (nếu có) tài liệu tham khảo và nhất là chổ

Một số loại Proto-oncogenes ?được Minh cung cấp ở trên
Cơ chế tương tự như trên

...

Tuần sau sẽ đưa lên index.

Thân.
 
Hoàng Đức Minh said:
hic, chán thật những cái viết ở trên là điều sai gần hết ?mà là trong tế bào có sẵn gen ung thư (onco-gene). Người ta đã xác định được một số gen ung thư: Src-1, Src-2, Myc, Mos, Fas, Myb, P53.
Người ta đã xác định được một số virut gây ung thư: SV40, HTLV1, HTLV2, Epstein-Barr, Herpes simplex, herpes người typ 6, viêm gan B, papilloma, polyoma, adeno.

Các yếu tố chống ung thư:
- Gen kháng onco gen: Rb,p53, DCC
- Yếu tố hoại tử ung thư
- Interferon
- Interleukin-12
- Kháng thể kháng onco-gen hoặc kháng tế bào ung thư

Cơ sở miễn dịch của vacxin chống khối u:
- Thực hiện thông qua lympho T: một là CTL có thể nhận biết các protein nội tế bào được trình diện bởi MHC.
Hai là: lympho T có ký ức có thể được hoạt hóa để giết tế bào ung thư, trong khi CTL xuất hiện giữ vai trò chính trong đáp ứng miễn dịch phá hủy kháng nguyên. Các tế bào T hỗ trợ cần thiết để hoạt hóa các đại thực bào phá hủy khối u, các tế bào NK, LAK.

- Đáp ứng miễn dịch đối với kháng nguyên khối u ít có khả năng phá hủy toàn bộ khối u, và vai trò hàng đầu của miễn dịch trị liệu do vắc xin là tiêu diệt tế bào di căn

1. Minh ơi, nguồn của em là đâu vậy? Chị ko biết là adenovirus có thể gây ưng thư?
Theo như chị biết thì lại là ngược lại. Adenovirus có thể được ứng dụng vào việc điều trị ung thư.
Tuy rằng Adenovirus sản xuất E1 protein để kích hoạt cell cycle vào chu kỳ S (nhân đôi), nhưng E1 đồng thời cũng kích hoạt p53, p53 làm tế bào ngừng phân chia hoặc tự tử. Adenovirus cũng sản xuất E2 protein, protein này có thể inactivate p53 thật. Nhưng thực sự adenovirus có là nguyên nhân gây ung thư ko thì chị chưa nghe nói đến.

2. Đa phần các loại virus mà em nêu ở trên ?(SV40, HTLV, EBV, Herpes, etc.) có thể gây ưng thư vì chúng hoặc là tạo ra những protein ngăn chặn quá trình apoptosis của tế bào, hoặc là tác động lên các protein điều chế chu trình phân chia tế bào (như p53, Rb).

3. Gene kháng oncogene DCC mà em nói ở trên là gene gì vậy?

4. IL-12 nếu gọi là yếu tố chống ung thư thì ko chính xác. IL-12 được tiết ra từ các tế bào Antigen Presenting Cells khi các tế bào này đang kích hoạt (activated, tức là khi những tế bào này process & present antigen). IL-12 sẽ kích hoạt các tế bào T cells. Tất nhiên kết quả sẽ là kích hoạt hệ thống miễn dịch, nhưng ko có nghĩa là IL-12 có thể được coi là có tác dụng chống ung thư được.

5. Em có biết vai trò của Interferon ko? Hiện nay nghiên cứu về IFN là khá là hot đấy.

Chúc vui
 
Hì, hôm nay mới nhìn thấy topic này

1. Minh ơi, nguồn của em là đâu vậy? Chị ko biết là adenovirus có thể gây ưng thư?

Em lấy ở cuốn vắc xin và ?chế phẩm miễn dịch trong phòng và điều trị của Nguyễn Đình Bảng, Nguyễn Thị Kim Hương, nxb: y học.

Em ko biết bằng chứng ra sao, nhưng adnovirus có rất nhiều loại cũng có thể một loại nào đó có khả năng gây ung thư. Nhưng em nghĩ nó có khả năng chữa trị ung thư thì nó cũng có khả năng gây ung thư -> hơi phản khoa học vì cái gì cũng phải chứng minh và bằng chứng rõ ràng, nhưng theo tư duy thì có thể là như vậy. Giống như bên cạnh hang rắn độc bao giờ cũng có cái gì đó trị được độc do nó cắn.

Gene kháng oncogene DCC mà em nói ở trên là gene gì vậy?

Delated in colorectal carcinome, ở nst số 18.

5. Em có biết vai trò của Interferon ko? Hiện nay nghiên cứu về IFN là khá là hot đấy.

Em chỉ biết 3 loại: alpha, beta, gamma. Vai trò của nó là các tế bào bị nhiễm tiết ra để phòng tránh cho các tế bào lành cùng loại khác ko bị nhiễm virus.
------------------

Còn các phần khác ko hiểu. Để em đọc kỹ lại đã, rồi sẽ hỏi lại sau.
 
( Tôi xin mạn phép nói hơi xa vấn đề 1 tý nhé, mong anh em thông cảm)
?Telomerase và ung thư :
Telomerase ?là enzym làm nhiệm vụ elongation đoạn telomer bị mất đi trong quá trình tự nhân đôi của ADN, nhưng ?sự biểu hiện ?của Telomerase của những tế bào khác nhau là khác nhau vd; các stemcell thì Telomerase ?hoạt động mạnh, còn các tế bào đã biệt hóa thì Telomerase hoạt động ít hơn......
?Gen quy định Telomerase ?gồm Tert và Tertc ?over- expression sẽ dẫn đến việc duy trì tuổi thọ của tế bào và khả ?năng di chuyển cũng như khả năng phân bào của chúng dẫn đến ung thư.
? Vấn đề của thắc mắc ở đây là việc ung thư do Telomerase có khác so với việc ung thư do các tác nhân khác hay không...antigen - specific ?của chúng ??
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,684
Messages
71,582
Members
56,730
Latest member
thunghiep
Back
Top