Phát hiện thêm bốn loài bọ cạp mới tại Indonesia
Một nhóm nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Indonesia (LIPI) cùng một số nhà khoa học người Australia và Nhật Bản vừa phát hiện bốn loài bò cạp không đuôi, tên khoa học là Amblygpygi, tại các tỉnh Đông và Trung Kalimantan, Indonesia.
Trong bốn loài đó, loài Sarax Yayukae được tìm thấy ở khu vực hang Sangkulirang và ở vùng núi Muller thuộc tỉnh Trung Kalimantan.
Loài thứ hai tên là Sarax Cavemicola tìm thấy tại nhiều hang động thuộc tỉnh Đông Kalimantan. Chúng được mô tả có cặp mắt nhỏ, màu nâu nhạt và chân dài.
Loài thứ ba tên là Sarax Mardua và loài thứ tư có tên là Sarax Sangkuliranggenesis được phát hiện tại nhiều địa phương cũng trong tỉnh này.
Với địa hình trải rộng và đa dạng, Indonesia là một trong những quốc gia có hệ sinh thái phong phú nhất thế giới, lôi cuốn các nhà khoa học nhiều nước tới nghiên cứu./.
Theo TTXVN/Vietnam+
Giải mã trên 90% trình tự hệ gen của loài gà tây
Các nhà khoa học quốc tế đến từ Australia, Anh, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Mỹ vừa hoàn thành trên 90% trình tự gen của gà tây.
Theo các nhà khoa học, trong thời gian ngắn kết quả trình tự gen có thể cung cấp nhiều thông tin quan trọng về sản lượng, chất lượng, sinh trưởng, sinh sản và kháng bệnh của gà tây.
Trên cơ sở những thông tin trên, các nhà khoa học có thể phối được giống các chủng loại gà tây khác nhau, qua đó giúp nâng cao biện pháp dự phòng và điều trị bệnh cho gà tây.
Đa phần số liệu trình tự gen trên đều được lấy từ 10 nhiễm sắc thể lớn nhất của gà tây. Các nhà khoa học cho biết dự án trình tự gen gà tây đã được khởi động từ năm 2008, cho đến nay đã phát hiện được hàng nghìn gen mà trước kia giới khoa học chưa từng biết đến.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Thư viện khoa học công cộng và sinh vật học của Mỹ./.
Theo Ngọc Thúy (Vietnam+)
Một nhóm nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Indonesia (LIPI) cùng một số nhà khoa học người Australia và Nhật Bản vừa phát hiện bốn loài bò cạp không đuôi, tên khoa học là Amblygpygi, tại các tỉnh Đông và Trung Kalimantan, Indonesia.
Một loài bọ cạp không đuôi thuộc nhánh Ambiypygi. (Ảnh minh họa: Internet)
Nhà nghiên cứu Cahyo Rahmadi làm việc tại LIPI cho biết, bốn loài bọ cạp mới thuộc họ Charinidae, nhánh Ambiypygi và lớp Arachnida. Trong bốn loài đó, loài Sarax Yayukae được tìm thấy ở khu vực hang Sangkulirang và ở vùng núi Muller thuộc tỉnh Trung Kalimantan.
Loài thứ hai tên là Sarax Cavemicola tìm thấy tại nhiều hang động thuộc tỉnh Đông Kalimantan. Chúng được mô tả có cặp mắt nhỏ, màu nâu nhạt và chân dài.
Loài thứ ba tên là Sarax Mardua và loài thứ tư có tên là Sarax Sangkuliranggenesis được phát hiện tại nhiều địa phương cũng trong tỉnh này.
Với địa hình trải rộng và đa dạng, Indonesia là một trong những quốc gia có hệ sinh thái phong phú nhất thế giới, lôi cuốn các nhà khoa học nhiều nước tới nghiên cứu./.
Theo TTXVN/Vietnam+
Giải mã trên 90% trình tự hệ gen của loài gà tây
Các nhà khoa học quốc tế đến từ Australia, Anh, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Mỹ vừa hoàn thành trên 90% trình tự gen của gà tây.
Trên cơ sở những thông tin trên, các nhà khoa học có thể phối được giống các chủng loại gà tây khác nhau, qua đó giúp nâng cao biện pháp dự phòng và điều trị bệnh cho gà tây.
Đa phần số liệu trình tự gen trên đều được lấy từ 10 nhiễm sắc thể lớn nhất của gà tây. Các nhà khoa học cho biết dự án trình tự gen gà tây đã được khởi động từ năm 2008, cho đến nay đã phát hiện được hàng nghìn gen mà trước kia giới khoa học chưa từng biết đến.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Thư viện khoa học công cộng và sinh vật học của Mỹ./.
Theo Ngọc Thúy (Vietnam+)