Mono saccarit

mono ssccarit gồm: fructozo và glucozo. cấu tạo của glucozo có 1 nhóm -CH=O ở vị trí C số 1 do đó glucozo mang tính khử của 1 anđehit. nó có thể khử Cu(II) trong Cu(OH)2 thành Cu2O kết tủa đỏ gạch. làm mất màu dd Br2, khử Ag+ trong phức [Ag(NH3)2]OH thành Ag.
fructozo có nhóm C=O ở C thứ 2. trong môi trg kiềm chuyển thành glucozo nên tác dụng khử đc Cu(OH)2 thành Cu2O. khử Ag+ thành Ag.
 
Tính khử của đường khử rất yếu, phải ở nhiệt độ cao mới thể hiện đc. Nên ở trong cơ thể nó chả khử được cái gì đâu.
 
Gọi là đường khử vì nó có -CHO và -CO thôi chứ chả khử nổi cái gì trong cơ thể :D
 
Thì tớ cứ theo phương trình thui.^^
C6H12O6 +6O2-->6CO2 + 6H2O.
Các phản ứng trong quá trình hô hấp là các phản ứng oxi hoá khử nhỉ?
C6H12O6 là chất cho e ( chất khử) truyền e qua các chất trung gian rồi đến oxi.oxi nhận e và H+ thành H2O
 
Nói đến tính khử của đường ng ta chỉ nói đến khả năng khử của nhóm C=O thôi. Còn phản ứng ô xy hóa chất hữu cơ như thế kia thì đường nào chả làm như vậy đc. Cứ đem đường ra đốt là xong mà.
 
Tại sao lại phải dùng đường đơn vào hô hấp tế bào?chẳng phải là do nó có tính khử sao?Nói đến tính khử thì tất nhiên là phải nói đến khả năng khử của nhóm C=O rùi.Nhờ nó thì mới khử được chứ.
 
Tất cả C trong phân tử đường đều có tính khử hết (chưa lên hết số ô xy hóa thì vẫn còn khả năng khử).
Tính khử trong "đường khử" là ám chỉ C=O. Nó có ý nghĩa trong kỹ thuật, nhất là chế biến thực phẩm. Các phản ứng tạo màu nâu của đường khử dưới nhiệt độ cao như Caramelization hay Maillard reaction liên qua mật thiết đến cái C=O này. Trong cơ thể, việc đường có phải là "đường khử" hay ko chả quan trọng mấy vì sớm muộn nó cũng bị thủy phân đến cùng cho ra glucose để đi vào glycolysis.
Quá trình cellular respiration, oxy hóa glucose để tạo ra năng lượng thì quá trình ôxy hóa khử chính là chu trình Krebs với sự tham gia của pyruvic acid chứ ko phải ở glycolysis. Lý do chỉ có glucose mới tham gia vào hô hấp tế bào là vì nó có gốc C=O thì ko hợp lý.
 
Đường phân có 3 giai đoạn,2 giai đoạn đầu chủ yếu là phản ứng đồng phân.Giai đoạn 3 gồm 1 số phản ứng oxi hoá,phosphrin hoá,biến đổi chức aldehyt thành axit kèm theo tổng hợp ATP,NADH.Vậy không phải NAD+ nhận H+ và e- sao?Hơn nữa đâu phải tất cả C đều lên +4 đâu,hầu hết vẫn ở dạng sản phẩm trung gian đấy chứ
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top