Xin các anh, chị giúp em hiểu về cây Ngũ Gia Bì

Nguyễn Sĩ Tuấn

Senior Member
Chào các anh chị và các bạn!

? ? ? ? ? Hiện nay nhóm nghiên cứu của em đang thực hiện nuôi cấy mô và tế bào cây Ngũ gia bì (đó là nhận định của chúng em và của nơi cung cấp). Tuy nhiên, khi chúng em lên mang tra từ Ngũ gia bì thì thấy xuất hiện ít nhất là 3 loại tên khoa học và ít nhất là 2 loại hình thái lá khác nhau - trong đó có 1 laọi hình thái lá giống cây chúng em đang thực hiện.
? ? ? ? ? Theo sách "Cây cỏ Việt Nam - Phạm Hoàng Hộ" thì Ngũ gia bì có tên khoa học là Acanthopanax aculeatus, những khi check tên khoa hoc này lên google - image thì hình ảnh cây lại không giống như cây chúng em đang thực hiện (hình thái lá giống cây chúng em đang nghiên cứu lại có tên - theo google, là Cortex Schefferae heptaphyllae ).
? ? ? ? ? Vậy đâu là tên khoa học chính xác - được khoa học quốc tế công nhận của cây thuốc Ngũ Gia Bì ạ?
 
Ngũ gia bì ! Anh không biết em nói về cây ngũ gia bì nào ? Em nghiên cứu với mục đích gì thì anh em mới giúp chuẩn xác được :
Thứ ba, 12/4/2005, 15:01 GMT+7 ?

Ngũ gia bì

"Nhà tôi có trồng cây ngũ gia bì và thường dùng ngâm rượu để chữa đau bụng, đau lưng, mỏi gân cốt. Gần đây tôi đọc một tài liệu có chụp ảnh cây ngũ gia bì nhưng không giống với cây của nhà tôi. Xin cho biết thêm thông tin về loại cây này".
Ngũ gia bì (Cortex Acanthopanacis) còn được gọi là xuyên gia bì, thích gia bì. Vì lá có 5 lá chét to chụm vào với nhau và chỉ dùng vỏ rễ làm thuốc nên có tên như vậy. Ngoài vị trên, tên ngũ gia bì còn chỉ nhiều vị khác nhau. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Ngũ gia bì là một cây nhỏ, rất nhiều gai, cao chừng 2-3 m. Lá mọc so le, có 3-5 lá chét, phiến lá chét có hình bầu dục hay hơi thuôn dài, phía cuống hơi thót lại, đầu nhọn, mỏng, mép có răng cưa to, cuống lá dài 4-7 cm. Đầu mùa hạ ra hoa nhỏ màu vàng xanh. Quả mọng, hình cầu, đường kính chừng 2,5 mm, khi chín có màu đen.

Ngũ gia bì mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, hay gặp nhất là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Sa Pa, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Tây, Tuyên Quang.

Đông y coi ngũ gia bì là một vị thuốc có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp, chủ trị đau bụng, yếu chân, trẻ con lên 3 tuổi chưa biết đi, con trai âm suy (dương sự bất cử), con gái ngứa âm hộ, đau lưng, tê chân, làm mạnh gân cốt, tăng trí nhớ, ngâm rượu uống rất tốt. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Rượu ngũ gia bì: Ngũ gia bì sao vàng 100 g, rượu 1 lít. Ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống một cốc con vào buổi tối trước bữa cơm chiều, chữa đau người, đau lưng, đau xương.

Đơn thuốc dùng cho phụ nữ: Ngũ gia bì, mẫu đơn bì, xích thược, đương quy mỗi vị 40 g, tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 g, chữa những phụ nữ bị lao lực, mệt mỏi hơi thở ngắn, sốt, ra nhiều mồ hôi, không muốn ăn uống.

Tại Việt Nam, ngoài cây nói trên, tên ngũ gia bì còn được dùng cho các vị thuốc sau đây:
Vỏ cây chân chim Vitex quinata Williams, còn gọi là cây mạn kinh, thuộc họ cỏ roi ngựa. Cây cao chừng 25 m, cành hơi vuông, lá kép chân vịt gồm 3-5 lá chét, mặt trên trắng, mặt dưới vàng, có những hạch nhỏ, lá chét hai bên nhỏ hơn lá chét ở giữa. Hoa vàng nhạt, môi dưới trắng, mọc thành chùy ở đầu cành. Quả hạch, hình lê, màu đen xám, có đài. Cây này mọc nhiều ở vùng rừng núi miền Bắc, nhiều nhất ở vùng Hòa Bình. Nhân dân dùng vỏ sắc uống hay ngâm rượu vì cho rằng vị thuốc giúp ăn ngon, dễ tiêu.

- Lá và cành cây đùm đũm hay ngấy chĩa lá, đũm hương, thuộc họ hoa hồng.

? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?GS Đỗ Tất Lợi, Sức Khỏe & Đời Sống
Nguồn ?http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/Giai-dap/2005/04/3B9D849E/

Các tài liệu khác :
1
Bone and Sinew Formula
Zheng Gu Xu Jin Fang
is a combination of Du Huo and Loranthus Formula (Du Huo Ji Sheng Wan) and "Decoction
for Removing Blood Stasis in the Channels" (Shu Jing Huo Xue Tang) with herbs added
to supplement the kidneys and knit bones and sinews. It is intended to treat the
second and third stages of trauma where initial swelling and inflammation have
dissipated and what remains is blood stasis and invasion of wind and damp. The herbs
in this formula center on moving and supplementing blood to dispel blood stasis,
supplementing the kidney to heal bones and sinews, and dispelling wind and dampness to
drive out bi and prevent its return. It is ideal for speeding the healing of torn
ligaments or tendons, broken bones, or damaged cartilage.

Chinese Medical Actions
Dispels wind and damp, knits bones and sinews, supplements and moves blood, relieves
pain.

Ingredients
Ramulus Sangjisheng (Mulberry Mistletoe Stems, Loranthus / Sang Ji Sheng) 10%
Radix Angelicae Sinensis (Tang Kuei Root / Dang Gui) 8%
Herba Lycopodium (Lycopodium / Shen Jin Cao) 8%
Cortex Acanthopanacis Giraldii (Acanthopanacis Stem Bark / Hong Mao Wu Jia) 8%
Radix et Caulis Spatholobus (Spatholobus Root and Vine / Ji Xue Te n g) 8%
Cortex Eucommiae Ulmoidis (Eucommia Bark / Du Zhong) 8%
Radix Angelicae Pubescentis (Angelica Duhuo Root /Du Huo) 8%
Rhizoma Drynariae (Drynaria Rhizome / Gu Sui Bu) 7%
Fructus Psoraleae Corylifoliae (Psoralea Fruit / Bu Gu Zhi) 7%
Radix Dipsaci Asperi (Japanese Teasel Root, Dipsacus / Xu Duan) 7%
Gummi Olibanum (Frankincense / Ru Xiang) 6%
Myrrha (Myrrh / Mo Yao) 6%
Rhizoma et Radix Notopterygii (Notopterygium Root / Qiang Huo) 5%
Fructus Ziziphi Jujubae (Chinese Red Date, Jujube / Hong Zao, Da Zao) 3%
Pyritum (Pyrite / Zi Ran Tong) 1%

2
http://www.tcmtreatment.com/herbs/0-wujiapi.htm
3
Nếu em nghiên cứu về thảo dược có thể tham khảo thêm sau ! òm ?:? ?Em cung cấp cho đủ thông tin cho cac anh thì các anh mới giúp được ! ( nhớ nhé ?:idea: )
 
Về cây Ngũ gia bì

Tụi em nghiên cứu về nhân giống in vitro và nuôi cấy huyền phù tế bào cây Ngũ gia bì với mục đích thu nhận nguyên liệu cho việc chiết xuất các hoạt chất mang dược tính từ cây.
? ? ? ?Tui em mong nhận được câu trả lời chính xác về tên khoa học của cây kèm theo hình thái lá và cây cận cảnh.
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Cám ơn các anh chị!
 
Chú làm anh rối cả lên !

1 Chú vào bài mới ?trên diễn đàn về cách đặt tên loài !! ( chú làm anh mất công nghi ngờ )
2
Cortex Schefferae heptaphyllae.Cortex không phải là thành phần của tên loài . Vậy tên loài là bỏ Cortex đi !! ?(chú ghi đó là tên loài thì ai có thể ?tìm cho chú được !)
3
Có nhiều loại ngũ gia bì ! Anh không có thông tin gì về hình thái giải phẫu và sinh lý của cây ngũ gia bì chú đưa cho hết cả.
4 Chốt :"Chú phải nói là những gì anh đưa ra có đúng hay không chứ ! Nói kiểu tù mù thì đưa thông tin kiểu tù mù vậy ":


I ?Chú tham khảo tài liệu này và mô tả đúng loại cây mà chú cần làm
Thảo dược việt nam
http://www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/search.plx?char=N
II Thông tin về loài Schefferae heptaphyllae ( có thể là đúng ??)
1Thông tin ghi đầy đủ trên hình : ( hình đầu tiên là loài ngũ gia bì tìm thấy ở việt nam )
NMC1317.jpg


Schefflera_heptaphylla_6874.jpg


Schefflera_heptaphylla_6876.jpg


Schefflera_heptaphylla_6877.jpg


Schefflera_heptaphylla_6878.jpg


Schefflera_heptaphylla_9923.jpg


2 database

Taxonomy
Current name: Schefflera heptaphylla
Authority: (L.) Frodin
Family: Araliaceae

Synonym(s)
Schefflera octophylla (Lour.) Harms
Vitis heptaphylla L.

Common names

(Lao (Sino-Tibetan)) : ko tan
(Vietnamese) : nam s[aa]m

Botanic description
A small to medium-sized, semi-deciduous or evergreen tree up to 25 m tall, bole up to 80 cm in diameter. Leaves palmately 6-8(-11)-foliolate, polymorphic, petiole 8-35 cm long, leaflets elliptical to ovate-elliptical, 7-20 cm x 3-6 cm, base attenuate, apex narrowly pointed, margin entire, glabrous, petiolules unequal, 1-5 cm long. Inflorescence a well-developed panicle with hairy branches; flowers in many-flowered umbellules or sometimes solitary at the top of secondary axes; flowers 5-merous, ovary 5-8(-10)-locular. Fruit globular, 3-4 mm in diameter, black. In the light of recent taxonomical insight, the species known almost universally since the 1890s as Schefflera octophylla (Lour.) Harms should be called S. heptaphylla (L.) Frodin. It is a renowned medicinal plant from Indo-China, southern China, Taiwan and the Ryukyu Islands.

Ecology and distribution
Natural Habitat
S. heptaphylla is found in relatively open forest and forest edges. In southernmost Japan it occurs near sea-level; in the Ryukyu Islands up to 600 m elevation. Southward in the tropics its maximum altitude rises to 1200(-1400) m, or it even becomes entirely montane. Its distribution corresponds with the 20 deg. C average January isotherm. Exploited from wild sources as well as from cultivation, this species can probably be grown easily at higher elevations in the Malesian region.
Burma (Myanmar), Thailand, Indo-China, the Philippines (Batan Island), southern China, Taiwan, the Ryukyu Islands and southern most Japan.

Biophysical limits
Altitude: Up to 1200(-1400) m.


Propagation and management
Functional uses
Products
Medicine: The bark is widely used in folk medicine for its diuretic properties and as a tonic. The ashes are sometimes used to treat dropsy. In Hong Kong the fresh branchlets are used as a wash to soothe itching of the skin. Timber and Fibre: The wood of S. heptaphylla is soft, light and easy to work, and can be used for paper, musical instruments and matchboxes. Adulterations and substitutes: Asiatic acid and asiaticoside have also been reported in extracts of Centella asiatica (L.) Urb., which is a pantropical species extending into some subtropical regions. Asiatic acid has also been found in ether extracts from the wood of Terminalia brassii Exell and T. complanata K. Schumann.

Services
Ornamental: In Vietnam, S. heptaphylla is reported to be cultivated as ornamentals and pot plants. Soil improver: The leaves and young branches are used as green manure.

Additional Information
Properties
Medicine: Phytochemical investigations have revealed the presence of terpenoid saponins in the leaves and bark of S. heptaphylla. Asiaticoside and its aglycone asiatic acid have been isolated from the bark, together with cauloside D and several new related triterpene saponin glycosides. In general, the glycosides mentioned can be divided into two series of six corresponding ursene and oleanene glycosides, all of which have the same triose moiety in the C-28 position. This is why the names scheffursosides A-F and scheffoleosides A-F have been proposed for these corresponding pairs of glycosides, respectively (asiaticoside=scheffursoside A, cauloside D=scheffoleoside C). From the leaves of S. heptaphylla, 3-epi-betulinic acid and some of its (acetylated) glycosides (3,28-bidesmosidic saponins), oleanonic acid and other closely related triterpene saponins have been isolated. Asiaticoside and asiatic acid are known to have several pharmacological effects, mainly involved in wound healing. There are literature reports of stimulation of human fibrinoblast collagen I synthesis (in vitro), just as bacteriostatic actions in tuberculosis models.

Đúng hay sai nhỉ ? :arrow: ?chỉ có Nguyễn sĩ ?Tuấn mới biết ?:D !
 
Cám ơn rất nhiều!

Những tài liệu anh gửi rất quí, nhưng không giống hình thái cây mà nhóm em đang làm.
? ? ? Mai em chụp lại hình cây rồi nhờ anh giúp, anh nhớ giúp em đấy.
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Cám ơn anh!
 
Giờ em mới chú ý hình cuối cùng khá giống cây ngũ gia bì nhà em.Em muốn hỏi tại sao thân cây ngũ gia bì nhà em và trong cái hình này ốm thế?Có cách nào cho nó mập hơn không?
 
hình thái lá giống cây chúng em đang nghiên cứu lại có tên - theo google, là Cortex Schefferae heptaphyllae

Acanthopanax gracilistylus W.W. Sm - Ngũ gia, ngũ gia bì, ngũ gia nhỏ.Cây gỗ nhỡ cao 2-3 m .Thân cành có gai thưa. Lá kép chân vịt có 5 lá chét hình trái xoan ngược, mép có răng, gên bên 4-5 dôi, cuống phụ ngắn, cuống chung dài.

Tán ở nách lá, mang nhièu hoa, hoa có 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu có hai vòi nhụy. Quả tron tròn dẹt, khi chín có màu đen

Phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta cũng chỉ mới gặp tại một số nơi của tỉnh Hà Giang (Đồng Văn, Phó Bảng)
Cây mọc tự nhiên rải rác ở ven rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao 1200-1500m. Cây ưa sáng và ẩm. Cũng được gây trồng làm hàng rào quanh nhà và ở vườn. Trồng bằng chồi rễ và giâm cành.
Ra hoa tháng 6-9, có quả tháng 9-12
Vỏ thân và vỏ rễ được dùng làm thuốc mạnh gân xương, chữa đau mình mẩy, phong thấp đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương, cam tích, thận hư, làm tăng trí nhớ và dùng cho trẻ em chậm biết đi, cước khí, gãy xương.

Ngày dùng 6-12g, ngâm rượu uống hoặc sắc thuốc.

Loài được đưa vào sách đỏ; cần được bảo vệ, không chặt phá, gây trồng để tạo nguồn nguyên liệu.

trích trong Võ Văn chi. Từ điển thực vật thông dụng. KHKT, 2003. Tập 1, trang 164 - 165

Mong các bạn khi học về thực vật hoặc động vật Việt Nam thì đừng "nhặt" mấy cái hình ảnh trên mạng. Vì cho dù chuyên gia phân loại siêu thế nào đi chăng nữa mà nhìn hình ảnh mấy cái lá kia thì cũng bó tay. Muốn định danh một cây thì phải có hoa, có quả, còn ko thì bó tay. (he he, anh Trung dạy mình đó :mrgreen:)

@Hiển: Anh vẫn vào bình thường mà.
 
Thực sự tôi không hiểu Anh chàng nguyễn sĩ tuấn này nghĩ gì nữa !!
  Thực sự cần anh em ! khi anh em nhiệt tình thì chẳng thấy o`` e gì cả ??? chán mớ !
Còn thông tin của Minh đưa ra thì mình cũng đã đưa trang đấy lên bài lần trước rồi ! ( Đưa cho đường link >>> xem lại bài trên )
 
   Chán mù !

  Em vào xem trang web anh đưa thật kỹ đi ! nếu em không rõ nữa, thì phải hỏi tên thường gọi khác của nó !! còn không nữa thì em vào viện phân loại ! hay sang forum mà Minh đưa cho >>> nhờ người có chuyên môn giúp
 Méo mặt :arrow:  :wink: hay lại đang nói tới sâm Ngọc Linh ( Panax vietnamensis ?) http://pharm1.pharmazie.uni-greifswald.de/gallery/yamasaki.htm kéo xuống và xem ?8)
 
Trước hết em phải xin lỗi vì đã không vào những đường link phía trong của các link kia để xem hết, vì nhiều bỏ xừ, anh dội bom thông tin thế lại còn không làm nổi bật thông tin cần thảo luận lên nữa thì làm sao mà xem hết được, mà cũng chả có thời gian mà xem.

Còn thông tin của Minh đưa ra thì mình cũng đã đưa trang đấy lên bài lần trước rồi

trích trong Võ Văn chi. Từ điển thực vật thông dụng. KHKT, 2003. Tập 1, trang 164 - 165

Em tìm thấy tài liệu ở đâu em trích dẫn đầy đủ không trích sai một dấu phẩy, có ghi số trang, mọi người có thể kiểm tra lại. Đâu nhất thiết là phải ở http://www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/N/NguGiaNho.htm&key=&char=N như anh nói.
Đó gọi là tính đa dạng của tài liệu tham khảo.

Tuy nhiên, khi chúng em lên mang tra từ Ngũ gia bì thì thấy xuất hiện ít nhất là 3 loại tên khoa học và ít nhất là 2 loại hình thái lá khác nhau - trong đó có 1 laọi hình thái lá giống cây chúng em đang thực hiện.

Em phải công nhận bạn Tuấn cực siêu chỉ nhìn hình thái lá mà phân loại được cây.

Bạn Tuấn thì theo em hiểu (chẳng biết đúng hay sai nữa) bạn ấy đứng ở góc độ nhà công nghệ để sản xuất ra nhiều cây tức là bạn ấy quan tâm đến môi trường nào, nồng độ bao nhiêu cần cho cái gì, thứ tự thế nào? điều kiện ra sao? để mấy cái calus, hoặc chồi nách, một mảnh mô nhỏ, hoặc một phần lá hay đại loại cái gì đó như vậy để có thể nhân ra thành càng nhiều cây con càng tốt và chiết xuất ra hoạt chất mong muốn chứ bạn ấy không thực sự quan tâm tới phân loại xem nó có thực là ngũ gia bì (lấy phần bì: phần vỏ) để chiết xuất ra hoạt chất.
---------------------------------------------
Rút kinh nghiệm sai lầm trên, em đã vào google search thử với từ khoá: "ngũ gia bì" kết quả ra 9 160 trang có từ khóa này, chỉ vào một số cái link đó thôi là bạn Tuấn hoàn toàn có thể tìm ra tên khoa học của loại cây này? Em ví dụ với đường link thứ 9 ngay trang đầu tìm kiếm là : http://www.cimsi.org.vn/Duoc pham/Thuoc Dong y/N/Ngugiabi.htm thì bạn Tuấn hoàn toàn có cơ sở để biết tên la tin và so sánh nó rồi chứ đừng nói là phải vào đây nói là muốn tìm hiểu thêm về cái này cái nọ cái kia.
 
Mình thực sự cảm thấy Tuấn không mặn mà lắm thì phải ( mr Minh nghĩ thế nào ??)
?Nghiên cứu mà không biết được " CHUẨN XÁC " tên khoa học của ?loài thì bó tay . Còn trong họ nhân sâm thì cây nào mà trông chẳng giống nhau.
?Hình như Tuấn..........
 
Chào các anh!

Thực ra các anh hiểu lầm ý của em rồi.
? ? ? ?Thứ nhất, em rất cám ơn thông tin của các anh, em cung đã nói là để em chụp hình gửi lên đối chứng, nhưng em phải trồng cây in vitro thanh ẽ vitro đã.
? ? ? ? Thứ 2, em biết minh đang lam cây gi chứ ạ, co điều em thấy hình thái cây của em sao lạ so với cây khi truy cập trên google. Dường như anh Phúc rất bức xúc? KHÔNG PHẢI LÀ EM KHÔNG BIẾT TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY NGŨ GIA BÌ, MÀ LÀ MUỐN HIỂU RÕ LIỆU NÓ CÒN CÓ THỂ CÓ TÊN KHÁC HAY KHÔNG.
? ? ? ? Em se nhanh chong đưa hình cây nhóm em đang thực hiện để các anh cho ý kiến. Tuy nhiên, các anh dường như bc xúc quá, em thấy hơi buồn vì đã đụng chạm đến nghề nghiệp, anh Phúc nha.
 
Khò ! ai bức xúc " quá" đâu !! giúp đỡ nhau được là cái tốt !!
?Em đang nuôi cấy mô để chiết suất dược chất( thông tin đầy đủ về loài và về dược chất em đã ?có đầy đủ thông tin chưa ??) ! Nói qua cho anh nghe với ( em làm còn anh học thêm được một tý ... hì ). Giúp em chính là anh đang ?giúp chính mình mà !! Còn anh không có ý gì ?khi nói đến chuyên môn nghề nghiệp của em, vì anh có biết cái gì đâu ( anh hơi buồn vì điều đó ....), kiến thức của anh ruồi thôi, cần anh em trong chuyên ngành chỉ bảo nhiều !

Chúc thành công ! ( để anh em còn được ăn khao to )
 
Thứ nhất, em rất cám ơn thông tin của các anh, em cung đã nói là để em chụp hình gửi lên đối chứng
Bạn có chụp hình đưa lên, mà ko có hoa, có quả thì có là chuyên gia phân loại cũng bó tay thì nói gì đến loại chép sách lên mà ko hiểu ý nghĩa, cơ sở để phân biệt, phân loại cây dựa trên các đặc điểm đã mô tả như tôi.

Hơn nữa cùng một loài thực vật có hàng ngàn thứ, hàng ngàn giống khác nhau mỗi loại lại mang một đặc tính riêng một môi trường và điều kiện nuôi cấy riêng. Bạn đã là nuôi cấy mô thực vật rồi thì tất nhiên rõ điều này hơn tôi.

Có lẽ bạn nên hỏi lại người cung cấp cây cho bạn xem họ lấy cây đó ở đâu? Nơi nào định danh tên cây để biết chính xác. Bạn nói vậy làm tôi liên tưởng đến bạn nhặt một cây mà người ta gọi là "ngũ gia bì" ở đâu đó rồi xem đó là ngũ gia bì và đem đi làm hùng hục. Như vậy thì chết.

KHÔNG PHẢI LÀ EM KHÔNG BIẾT TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY NGŨ GIA BÌ, MÀ LÀ MUỐN HIỂU RÕ LIỆU NÓ CÒN CÓ THỂ CÓ TÊN KHÁC HAY KHÔNG
ko hiểu ý bạn ở đây là gì? Bạn đùa chăng?

@anh Phúc: Có lẽ dân amater về nuôi cấy mô tế bào thực vật như anh em mình nên biến đi nơi khác để các nhà công nghệ làm việc nhỉ?
 
Mọi người Calm down một chút, kể cần người có vậy là quá tốt, nhưng do làm việc chưa nhiều nên chưa kiểu ý nhau, đừng vậy mà "giận lẫy" nhau như vậy.

Tui cũng nhớ mang mang hồi đó học thực vật, tui đi "hái hoa bắt bướm" được 1 bao tải to tướng nhưng cuối cùng phải ngậm ngùi tiễn chúng vào sọt rác vì mẫu vật kô có hoa. Lúc đó dù thầy cô nhìn nó quen mặt, có thể gọi tên điểm mặt dể dàng nhưng thầy cô cương quyết kô "nhận bà con" những "chị" không "đeo bông tai". Minh nói đúng là hình mậu vật mà kô có hoa e là hơi khó nhận danh chính xác.

Tuy vậy cũng nên hiểu cho Tuấn, bạn ấy kô có ý "chảnh chọe" ra vẻ làm tay đây là dân "công nghệ công gừng" gì đâu.

Tuấn thử mang mẫu vật qua bộ môn TV trường ĐH KHTN Tp để nhờ thầy cô bên đó giúp đỡ, họ sẽ sẵn lòng giúp bạn đấy. à quên, còn Viện bảo tàng thực vật trên đường Trần Quốc Toản nữa, vào đó kiếm chị Lâm, chị ấy dễ thương lắm sẽ nhiệt tình giúp bạn đấy (chị Lâm đã có học vị Thạc sỹ, kô biết có làm TS kô???)

Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ
 
Không đến nỗi camp down đâu bác ạ !!
Hòm hòm !! không sao cả ! chuyện anh em "sống" cùng nhau trên diễn đàn thì chuyện củ tỏi cãi nhau với củ gừng là không thể tránh khỏi, tuy không hay nhưng đó là cần thiết. Thông qua chuyện này anh em trong room sẽ rút được nhiều, đặc biệt là những thành viên trẻ !
Thông qua đây cũng xin gửi lời cảm ơn của em tới các bác đã ?giúp em làm quen với diễn đàn . thanks
? ? ? ? ? Luôn luôn trải nghiệm !!
 
Chào các anh!

Trước tiên, em rất cảm ơn anh Phúc và đặc biệt là anh Dũng - đã hiểu em và cho những chỉ bảo chân thành, mang tính chất góp ý. Nói thực, về phân loại gọc thực vật thì em rất tệ và thực ra là chỉ được học qua sách vở (Ở trường không dạy môn này).
? ? ? ? ? Thứ hai, bạn Hoàng nói đúng, làm gì thì làm cũng phải hiểu rõ đối tượng mình nghiên cứu.
? ? ? ? ? Xin rút kinh nghiệm từ đây.
? ? ? ? ? Em sẽ đem mẫu vật đi các địa chỉ mà anh Dung gợi ý, tuy nhiên, em cũng xin gửi hình lên đây, nếu các anh biết thì cho em xin.
? ? ? ? ? Cuối cùng, như anh Dũng nói, em hoàn toàn không dám "chảnh" ở đây. Tất nhiên là không giỡi rồi. Có lẽ là ngôn ngữ của em dùng không chính xác, các anh bỏ QUÁ cho em NÓ nhớ.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top