Nguyễn Tiến Đạt
Senior Member
Điều khiển giới tính ở tôm càng xanh
Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii được nuôi phổ biến ở Đông Nam Á, và nhiều nơi trên thế giới. Do tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái nên sẽ đạt kích thước thương phẩm sớm hơn. Nên người ta đã nghĩ đến nuôi tôm càng xanh toàn đực.
Ở tôm càng xanh, hai chức năng tạo tinh trùng và nội tiết được thực hiện bởi hai cơ quan riêng rẻ là tinh sào và tuyến đực. Tuyến đực – androgenic gland là một cơ quan biệt lập có chức năng tiết ra hormon, tham gia sự biệt hoá giới tính và phát triển những đặc điểm sinh học thứ cấp.
Phân biệt đực cái
Có thể phân biệt đực cái khi tôm chưa thành thục hoàn toàn nhưng khi cơ quan sinh dục ngoài đã biểu hiện. Ở gốc đôi chân bò thứ 5 nếu có lỗ sinh dục thì đó là tôm đực. Con cái có lỗ sinh dục ở giữa đôi chân bò thứ 3. Ngoài ra, tôm đực còn có phụ bộ đực trên chân bơi thứ 2 hay là trâm giao hợp (đây không phải là ống dẫn tinh). Bằng mắt thường ta có thể thấy trên chân bơi thứ hai của tôm đực có 2 nhánh còn tôm cái chỉ có một nhánh.
Ở tôm trưởng thành, tôm đực khác tôm cái rõ ràng hơn. Tôm đực lớn nhanh hơn, bên cạnh đó tôm dực cùng cỡ thì con đực có đầu và càng to hơn con cái.
Tôm đực trưởng thành có thể có ba kiểu hình: đực nhỏ, đực có càng màu cam, đực có càng màu xanh dương..
Tuyến đực ở tôm càng xanh
Ở tôm đực lớn người ta có thể thấy được tuyến đực tương đối rõ. Đó là một khối tế bào có hình kim tự tháp, lòng thòng dính với phần sau ống dẫn tinh. Cũng như ống dẫn tinh và tuyến sinh dục, tuyến đực chịu sự ức chế của một tuyến nội tiết nằm ở cuống mắt tôm. Ống dẫn tinh và tuyến đực sẽ phì đại khi mắt tôm bị cắt sau hai tuần.
Hiệu ứng của việc cắt bỏ tuyến đực
Việc này tuỳ thuộc lớn vào tuổi của tôm. Các nhà khao học Israel (Sagi &Cohen 1990) đã nghiên cứu và tìm hiểu vai trò của tuyến đực đối với sự biến dạng của các kiểu hình của càng đã nói ở trên ở những tôm trưởng thành.
Khi cắt tuyến đực của tôm đực nhỏ, nó có thể biến dạng thành tôm càng cam nhưng không thể biến thành tôm càng màu xanh dương. Khi cắt tuyến đực của tôm càng cam, nó vẫn biến thành tôm càng màu xanh dương. Ở cả hai trường hợp, cơ quan sinh dục dục ngoài đều biến mất cùng với sự tiêu biến ống dẫn tinh cũng như tinh sào (Sagi et al 1990). Sau khi giải phẩu, các cá thể bị cắt tuyế đực có càng nhỏ hơn và lớn chậm rõ rệt so với đối chứng không bị cắt và giả cắt (sham operated) – (chỗ này em chưa hiểu rõ lắm hình như là chỉ cắt một bên).
84% tôm bị cắt tuyến đực đã phát triển tuyến sinh dục cái, trong đó, 44% đã đẻ trứng và về hình dáng thì không thể phân biệt được với tôm cái bình thường. Những con cái này được cho giao phối với những con đực bình thường thu được kết quả: quần thể thứ I 100% đực, quần thể thứ II chỉ có một cái duy nhất (Sagi & Cohen, 1990).
Hiệu ứng của việc cấu tuyến đực cho tôm cái
Trong một thí nghiệm khác (Malecha et al,1992) người ta đã cấy mô tuyến đực từ tôm càng xanh đực trưởng thành cho những tôm giả định là cái còn non. Những con cái với kích thước vỏ đầu ức (phần đầu tôm bỏ đi khi ăn). 6,5 – 7,5mm đã chuyển đổi giới tính thành đực gần như 100%. Người ta đã phối giống những con đực chuyển giới từ cái với những con cái bình thường. Kết quả thu được 1 đực/3,2 cái, phù hợp với giả thuyết cơ chế NST định đoạt giới tính ở tôm càng xanh là ZW.
Hoạt chất của tuyến đực
Không thể cả hai phương pháp trên để tạo tôm toàn đực ở quy mô sản xuất. Những tôm cái ZZ làm tôm mẹ có tỷ lệ chết đáng kể và đặc biệt việc giải phẩu trên là rất khó khăn. Do đó có nhiều nghiên cứu nhằm xác định bản chất và cấu trúc hoá học từ tuyến đực.
Tuyến đực gồm ba kiểu tế bào khác nhau về hình thái nhưng đều bắt màu như một chất có gốc lipid. Chất bắt màu này phân bố toàn tuyến đực và tế bào biểu bì bên trong ống dẫn tinh (Veith & Malecha, 1983). Người ta giả định sản phẩm của tuyến đực là những protein có tên AGH – I, AGH – II (androgenic gland hormone) như ở loài tôm Armandillium vulgare (Hasegwa et al., 1987) hoặc là chất farnesylacetone như ở cua Carcinus maenas (Berreur Bonnenfantm 1978) hoặc một chất nào khác chưa biết được. (Sagi & Cohen, 1990).
Điều đặc biệt là các androgen và estrogen của động vật có xương sống như methyltestosteron, diethylstibestrol và ethynylestradiol không ảnh hưởng đến sự biệt hoá giới tính của tôm càng xanh (Phạm Anh Tuấn et al.,2001)
Ai biết thêm về hoạt chất của tuyến đực tôm càng xanh cho em xin để làm phong phú thêm bài viết và kiến thức của em? đặc biệt những nghiên cứu về đổi giới tính tính ở tôm trên thế giới. thanks a lot