Tảo spirulina platensis.

em mới nghe một người bạn nói về lọai tảo này, với những khả năng chưa bệnh và thành phần dinh dưỡng phong phú của chúng em rất muấn tìm hiểu thêm về laọi tảo này nhưng cậu bạn đó lại chẳng biết thêm gì nữa, vì thế em đành lên đây hỏi xem có báo nào biết về nó khong thì chi cho em vói. Đặc biệt em rất muấn biét về thành phần dinh dưỡng và những ứng dụng thực tiễn của nó hiện nay? thanks alot!
 
Tảo à ? trong diễn đàn cũng bàn nhiều rồi mà !
Đây chi là review

SPIRULINA (ARTHROSPIRA): ?AN EDIBLE MICROORGANISM. ?A REVIEW.

Martha Sánchez 1, Jaime Bernal-Castillo 1, Camilo ?Rozo 2, Ignacio Rodríguez 3

1 Departamento de Química, Facultad de Ciencias, Pontificia Universidad Javeriana, Cra. 7 ?43-88, Bogotá

2 Facultad de Ingeniería de Alimentos, Universidad de La Salle, Cra. 7 ?172-85, Bogotá

3 Departamento de Ingeniería Química, Universidad Nacional de Colombia, Ciudad Universitaria Cra. 30 Cl 45, Bogotá
E-mail: sanchezgm@tutopia.com; ?jabernal@javeriana.edu.co; ?ialimentos@jupiter.lasalle.edu.co; ignaciorod33@hotmail.com
http://www.javeriana.edu.co/ciencias/universitas/vol8n1/J_bernal.htm

Trang ?chuyên ngành ?http://www.spirulina.com/ cung cấp những thông tin em cần
:x
 
Em sẽ dịch bài review đó lên đây có gì sai sot anh sửa cho em nhé, coi như anh giup em kêt hợp học tiến anh chuyên ngành luân.
vì em sử dụng tiến anh còn kém lắm.
Abstract:
Tảo Spirulina là một loài có khả năng quang hợp, cơ thể của nó có dạng hình xoắn, đa bào, và có màu xanh. Hai loài quan trọng của nó là Spirulina maximar và Spirulina platensis. Đây là loại sinh vật sinh sản bằng hình thức nhân đôi. Trong thành phần của nó có chưa Chlorophil với lựong nhiều tương đương với ở thực vật, cacs nhà thục vật học thì cho nó giống như là vi tảo còn các nhà vi khuẩn học thì lại xếp nó vào các vi khuẩn do cá trúc đơn bào của nó . Trước Columbus thì người ?Mexico sử dụng nó như một loại vi sinh vật làm thức ăn cho Người, Sau đó thì nguời ?châu phi cũng sử dụng laọi thực phẩm này với cùng mục đích như vậy. Thành phần hóa học quan trọng của nó gồm có proteinproteins (55%-70%), carbohydrates (15%-25%), các acid béo (18%) các vitanin, caroten, chlorophil và các chát màu. Gần đây nó được sử dụng ở trong công nhiệp thực phẩm và công nghiệp mỹ phẩm. Spirulina là một laọi thực phẩm tốt, không độc, có tác dụng ức chế sự phát triển của virut, ngăn ngưa bệnh thiếu máu và chống bệnh ung thư. Nó là nguồn thức ăn gián tiếp bổ xung cho động vật nuôi, làm tăng giá trị dinh duỡng của trứng như làm tăng sắc tố vàng trong long đỏ trứng gà, đẩy mạnh sự phát triển và sinh sản của gia cầm.
HISTORY OF SPIRULINA IN HUMAN CONSUMPTION
Người ta không biết chính xác từ khi nào thì con người sủ dụng loại vi tảo này. Với sự phát triển của kha học công nghẹ và cuộc cách mạng xanh, năm 1521 các tá giả là Bernal Díaz del Castillo ? đã nuôi trồng loài S. maxima ?trong hồTexcoco, thuộc thành phố nay thộc mexio sau đó sản phẩm được sấy khô và đem bán cho người sử dụng, tác giả này đã làm một sản phẩm đó là'một lọai bánh ngọt làm từ chất mùn vi tảo này, trông giống như phoma và có huơng vị rất thơm ngon, chất này cũng mang lại màu đỏ tía dặc trưng cho bánh mì."
Ai đó dịch tiếp dup em giơ em co việc phải về mất rồi.
 
em dich tiếp nhé: em bỏ phần lịch sử vì nó dài quá.
ULTRA-STRUCTURE:
Quan sát loại tảo này dưới kính hiển vi điện tử cho thấy Spirulina có cấu tạo đơn bào hoặc tổ chức đơn bào, cấu tạo từ các bào nang, có thành tế bào nhiều lớp , có thể quang hợp, ribôxom và DNA, thể vùi nhiều. Các bào nang có cấu trúc từ các sợi nhỏ, và bao quanh là một lớp sợi khác bảo vệ cho chúng, sự hiện diện của các quả nag khong đồng đều quanh sợi của S. platensis là sự khác nhau về hình thái học để so sánh với S. maxima bề mắt rộng của các sợi thay đổi từ 6 to 12 μm, nó bao gồm các tế bào hình trụ đường kính xoắn ốc của nó từ  30 to 70 μm, chiều dài cả túm lông là khoảng 500 mỉcormet, trong một vài điều kiện nuôi cấy khi có kích thích thì chiều dài của các sợi có thể lên đến 1 mm, nó rất quan trọng để giải thích cái hình dáng xoắn ốc của tảo  Spirulina trong môi trường nôi cấy lỏng, và sự thây đổi hình dạng của nó trong môi trường nôi cấ rắn. Những thay đổi này là do chất hydratation or dehydratation oligopeptides trong peptidoglican tạo lên.
Thành tế bào của Spirulina  có cấu tạo gồm 4 lớp, cá lớp này đều rất mỏng, lớp 2 được cấu tạo từ peptidoglycan, chất này dữ cho thành tế bào cứng chắc. Lớp 1 chứa b-1,2-glucan một chất khó tiêu hoá đối với con người tuy nhiên nồng độ củ nó rất nhó(<1%), còn các protein và các poliacharit tự nhiên rất dê tiieu hoá đối với con người.
 Trong loại tảo này còn có chứa chllorophy , caroten và phycobilisome, đây là những chất tạo nên sắc tố xanh của tảo, cấc chất này được dắt vào trong hệ thống thilakoid hoặc hệ thống quang hợp.
Riboxom và các sợi DNA nằm ở vùng trung tâm.
 Spirulina chứa nhiều tổ chức ngoại vi kết hợp với  thylakoids, chúng là các hạt cyanophycin, các hạt poliglucan hạt lipit, các hạt poliphotphat. Các hạt cyanophycin và các hạt dự trữ khác có vai trò quan trọng do các hợp chất hoá hóc tự nhiên của chúng và các nhóm sắc tố của chúng.The polyhedral bodies or carboxysomes có chứa thành phần chính la enyme ribulose 1,5-diphosphate carboxylase nó cho phép cố định CO2 trong hệ thống quang hợp để tạo ra các hạt dự trữ. Các hạt poliglucan hoặc glycogen hoặc a-granules là các glucose polymers.Các hạt lipit,b-granules hoặc hạt osmophile  cấu tạo bằng các by poly-b-hydroxybutyrate , chỉ tìm thày ơt trong các tế bào prokaryotes, chúng được coi như là nhưng chất dự trữ năng lượng.
Hôm sau em sẽ dich tiếp phần sau, nhân tiện hỏi luân mọi người có ai biết về sự phân bố loại tảo này ở Việt Nan không , em muấn biết xem hiện nay ở nước ta có ai nghiên cứu về laọi tảo này chưa?
 
Chế phẩm  được tạo ra từ loại tảo này đã được ứng dụng ở viet nam rồi ! em dùng từ khóa Spirulina để search trong www.vinaseek.com thì sẽ tìm đựoc những thông tin cần thiết.
Anh có thể tìm tài liệu tàm tạm thôi ! nhưng khả năng dịch của anh cũng chẳng hơn được em đâu ! hãy tập trung rèn luyện từ trong trường đại học rất có ích cho mai sau
Anh đồng ý với đề nghị của em ( anh cũng tù mà tù mù về nó mà 8) ?)
Các bạn trong diễn đàn ai thông thuộc vấn đề này chúng ta thảo luận cho sôi nổi
?:p
 
thì ra loài tảo này có nhiều ứng dụng lắm mọi người a mình thử tổng hợp lại đây các bạn cùng dọc nhé:
?
? ? ? Vai trò của tảo Spirulina trong dưỡng dược

Tảo Spirulina được ca ngợi với nhiều mỹ từ như “chất bổ dưỡng của thế kỷ 21” nên được dùng để bào chế dược phẩm, thực phẩm dinh dưỡng cho người. Ở nước ta, tảo Spirulina được nghiên cứu từ những năm 1977 với đề tài cấp nhà nước do Viện Sinh học công nghệ quốc gia chủ trì và sau đó được ứng dụng nuôi ở vùng suối khoáng Vĩnh Hảo -Bình Thuận.
Một số nghiên cứu khác cũng được tiến hành ở Hà Nội, Hà Tây, Hà Bắc, Bình Định…. Nhóm nghiên cứu đề tài “Công nghệ sạch sản xuất tảo Spirulina và dẫn chất dùng trong dinh dưỡng, dược phẩm và mỹ phẩm” đã triển khai sản xuất tảo Spirulina tại TPHCM để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Số liệu trên cho thấy tảo Spirulina có rất nhiều hoạt chất sinh học tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Tìm đọc các công trình của các nhà nghiên cứu y dược học cho thấy tảo này có tác dụng rất tốt trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chống suy dinh dưỡng bào thai cho và lợi sữa cho bà mẹ sau khi sinh…
Do vậy ở nước ngoài từ lâu Spirulina được gọi là thần dược của người nghèo hay thức ăn “kỳ diệu” của thế kỷ 21. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng công nhận tảo Spirulina là thực phẩm dinh dưỡng chuẩn mực và hy hữu xét về góc độ cân bằng các dưỡng chất thiết yếu và vitamin mà thiên nhiên ban tặng.
Đặc biệt Spirulina còn có những hoạt tính quý như điều hòa dưỡng huyết khi dùng để ăn kiêng hạ cholesterol, chống béo phì hoặc cung cấp chất khoáng như calci, kali, kẽm, co ban… tăng miễn dịch, chống oxy hóa, giải độc cho cơ thể để chống lão hóa.
Tảo Spirulina trong thực phẩm chức năng còn phối hợp với chitosan, chiết xuất trà xanh, men Lactobacillus… và dùng trong mỹ phẩm làm đẹp như lotio, mask dưỡng da. Tảo Spirulina và chế phẩm chứa tảo được sản xuất ở nước ta có tác dụng quý, có lợi cho sức khỏe con người - nhất là phù hợp với nhu cầu trong xã hội mới phát triển.
? ?
? Tảo Spirulina ?3 sản phẩm: Spilina; Spical; Spfit.
- Spilina: Được sản xuất từ 100% tảo xoắn Spirulina, là sản phẩm dinh dưỡng dành cho mọi lứa tuổi.
- Spical: Được kết hợp từ tảo Spirulina nguyên chất với canxi và vitamin D3 giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng canxi chống loãng xương, sử dụng cho phụ nữ có thai - sau khi sinh và người lớn tuổi rất tốt.
- Spifit: Spirulina được kết hợp với Chitosan giúp cơ thể tan mỡ chống béo phì, giảm Cholesterol và các bệnh về tim mạch.

Sản phẩm bán tại siêu thị và các nhà thuốc. Do Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Tiên phân phối độc quyền: 156 Lý Thái Tổ, Q.3, TPHCM - ĐT: 830 8578 - 0913 989 754. Hà Nội: 184 Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa ĐT: (04) 913 5442 - 511 8238.
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?ThS. LÊ VĂN LĂNG
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? (báo sài gòn oline)




Thứ hai, 5/8/2002, 10:48 (GMT+7)
? ? ?Chiết xuất thành công chất chữa ung thư từ tảo lam Spirulina
Tảo lam Spirulina.
Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ (Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường) đã chiết tách được phycoxianin - một chất có tác dụng chữa ung thư - từ tảo lam Spirulina. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, hoạt chất này đem lại hiệu quả đáng kể trong điều trị ung thư vùng hàm, vòm họng.
Các nhà nghiên cứu đã dùng kết hợp chất phycoxianin chiết xuất từ tảo Spirulina và tia xạ gamma Cobalt 60 để điều trị cho các bệnh nhân bị ung thư vùng hàm, vòm họng. Kết quả là hoạt chất này làm giảm tác hại của bức xạ xuyên, giúp tăng thể trọng bệnh nhân, tăng lượng huyết cầu tố và hàm lượng protein trong máu mà không có tác dụng phụ. Các nhà khoa học nhận thấy, sau 15 ngày điều trị với liều 8 mg phycoxianin/kg thể trọng, chức năng gan, thận của bệnh nhân không bị ảnh hưởng. Phương pháp này có tác dụng hạn chế 70%-80% sự phát triển các tế bào ung thư.
Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ cũng đã chiết xuất được B-caroten từ tảo Spirulina. Chất này có tác dụng làm thức ăn bồi dưỡng sức khỏe, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu ở đây cũng phát hiện loại tảo Spirulina có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của chất phóng xạ và chống suy mòn do nhiễm hơi độc.
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?( Sài Gòn Giải Phóng)


Nuôi trồng tảo Spirulina: Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm
(VNN, 25/5/2004)

So với sử dụng đất để trồng lúa với thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm, việc chuyển sang nuôi tảo Spirulina sẽ tạo mức thu nhập khoảng 1.200 triệu đồng/năm, tăng gấp 24 lần so với trồng lúa.
Tảo xoắn (Spirulina) được dùng làm nguyên liệu trong việc bào chế thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chống suy dinh dưỡng. Theo ThS Lê Văn Lăng (ĐH Y Dược TP.HCM), nguồn gien Spirulina ở Việt Nam khá phong phú, hiện tượng tảo xoắn mọc tự nhiên ở nhiều nơi. Tuy vậy, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu và đưa loại ?tảo này vào nuôi trồng. Đa phần những chất chiết xuất từ tảo Spirulina phải nhập ngoại và có giá thành rất cao, chẳng hạn bột acide amin có giá 70 UDS/kg, chất phycocyanin tinh chế dùng trong chẩn đoán bệnh có giá 50 USD/1mg, chất provitamin A có giá thành khoảng 200 USD/kg, chất phycocyanin thô dùng nhuộm màu dược phẩm và mỹ phẩm có giá 150 USD/kg...
Nuôi tảo bằng nhà kính tại Long An, theo quy trình nuôi tảo sạch của ThS Lăng. ?
ThS Lăng đã nghiên cứu và xây dựng thành công quy trình nuôi trồng sản xuất sạch tảo Spirulina trên đất nông nghiệp nghèo dinh dưỡng. Bằng việc đưa tảo xoắn vào hồ nuôi có mái che kiểu nhà kính đơn giản, ThS Lăng đã ?xây dựng được các tiêu chuẩn về chất lượng tảo sạch, kiểm soát và tránh hấp thu các chất ?ô nhiễm.
? ?Mô hình nuôi trồng tảo sạch khá đơn giản, bao gồm hồ nuôi bằng xi-măng hoặc bê-tông xi-măng chịu kiềm, mái che kiểu nhà kính, hàng rào bằng cây xanh quanh hồ để chống bụi và các xâm nhiễm khác. Với quy trình này, tảo sau khi thu hoạch sẽ được đưa ngay vào quá trình tách chiết. Các tinh chất dạng tươi sẽ được sử dụng trong bột dinh dưỡng, thức uống, yaourt. Tảo Spirulina ở dạng khô sẽ được đóng gói, bảo quản để làm nguyên liệu thuốc. Thời gian nuôi một mẻ kéo dài liên tục khoảng 90-120 ngày. Thời gian thu hoạch một thế hệ là 8-15 ngày.
Sau khi thử nghiệm, mô hình nhà kính do ThS Lăng đề xuất đạt hiệu quả nuôi, thu hoạch liên tục nhiều thế hệ Spirulina sau một lần nhân giống. Với công nghệ nuôi trồng tảo xoắn này, các sản phẩm sạch của tảo Spirulina được sản xuất ổn định và có hiệu quả kinh tế. Hiện nay, mô hình nuôi trồng này đã được đưa vào ứng dụng với quy mô sản xuất 2-3 tấn/năm. Giá thành của loại tảo xoắn này vào khoảng 10-16 USD/kg. Tảo Spirulina có thể nuôi trồng ở cả những vùng đất nông nghiệp nghèo dinh dưỡng, chua mặn.

Đến nay, tảo Spirulina do ThS Lăng nuôi trồng đã được Công ty thực phẩm Đồng Tâm dùng làm nguyên liệu chính để sản xuất bột dinh dưỡng cho trẻ em. Tảo Spirulina cũng được một số công ty dược mua để bào chế sản xuất các loại thuốc lợi sữa, thuốc chống suy dinh dưỡng,... Ngoài ra, một số công ty dược liệu nước ngoài đã đặt mối quan quan hệ và đặt hàng tảo Spirulina dạng khô.

ThS Lăng cho biết: Sắp đến, ông đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất gấp ba lần hiện nay (khoảng 7500m2), tiến tới mở rộng và xây dựng một trung tâm nghiên cứu sản xuất tảo Spirulina và một số vi tảo khác có giá trị như tảo Chlorella, tảo Dualiella,...

? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?Phan Thu Thảo(http://www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/vnn1_25_4_04.htm)
 
Thônng tin về thành phân của spirulina :
8 essential amino acids
Isoleucine (4.13%)
Leucine    (5.80%)
Lysine     (4.00%)
Methionine (2.17%)
Phenylalanine (3.95%)
Threonine     (4.17%)
Tryptophane (1.13%)
Valine      (6.00%)
10 Non-essential amino acids
Alanine (5.82%)
Arginine (5.98%)
Aspartic Acid (6.34%)
Cystine (0.67%)
Glutamic Acid (8.94%)
Histidine (1.08%)
Proline (2.97%)
Serine (4.00%)
Tyrosine (4.60%)
8 Minerals
Potassium (15,400 mg/Kg)
Calcium (1,315 mg/kg)
Zinc (39 mg/kg)
Magnesium (1,915 mg/kg)
Selemium (0.40 ppm)
Iron (580 mg/kg)
Phosphorus (8,942 mg/kg)
Pyridoxine or B6 (mg/kg)
Biotin (0.4 mg/kg)
Cobalanin or B12 (2mg/kg) B12 is one of the most difficult of all vitamins to obtain from a plant source. Spirulina contains 250% more than beef or liver
Pantonthenice Acid 11 mg/kg)
Folic Acid (o.5 mg/kg)
Intositol (350 mg/kg)
Niacin ( 118 mg/kg)
Riboflacvin or B2 (40 mg/kg)
Thiamine or B1 (55 mg/kg)
Tocopherol or v E (190 mg/kg)
Carotenoids Produces Vitamin A
Alpha-carotene
Beta-carotene Xanthophylis
Cryptoxanthin
Echinenone
Zeaxanthin
Lutein

Các tài liệu cơ bản :
( Em xem trước nhé !)
 
Mình thấy hiện nay tảo spirulina platensis khá phổ biến ở nước ta. Được trồng ở nhiều nơi. Nhưng không hiểu họ tinh sạch tảo thế nào sau khi thu tảo. Mình được biết là phải chế biến tảo ngay trong vòng 24h nếu không sẽ bị các vi khuẩn xâm nhập, làm giảm chất lượng của tảo. Mong mọi người giúp đỡ :cry:
 
mọi người trong này có ai đang nuôi về tảo này không ạ cho em xin ý kiến đi, em nuôi nó cứ bị chết hoài tốn không biết bao nhiêu tiền cũng như công sức nhưng không dc gì mọi người giúp e với.
cách nuôi tảo thế nào? môi trường nuôi là gì? có quan tâm tới vấn đề nhiễm vi sinh vật khác không?
em hiện đang nuôi trong môi trường Zarouk chiếu sáng 24/24 trong phòng thí nghiệm nhưng cứ tới ngày thứ 3 thì môi trường trở nên đục trắng không rõ nguyên nhân,
 
Tảo xoắn spirulina

Tôi thấy rằng việc nuôi trồng tảo không hề đơn giản, vì không biết cách nuôi, cũng như cung cấp nguồn thức ăn cho tảo thì tảo sẽ không thể có đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng vốn có của nó được.
 
Tôi thấy rằng việc nuôi trồng tảo không hề đơn giản, vì không biết cách nuôi, cũng như cung cấp nguồn thức ăn cho tảo thì tảo sẽ không thể có đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng vốn có của nó được.

ĐÚng bạn a. Tuy nhiên nó cũng không quá khó đâu
 
Tảo xoắn (tên khoa học là Spirulina platensis) là một loại vi tảo dạng sợi xoắn màu xanh lục, chỉ có thể quan sát thấy hình xoắn sợi do nhiều tế bào đơn cấu tạo thành dưới kính hiển vi. Những nghiên cứu mới nhất lại cho biết chúng cũng không phải thuộc chi Spirulina mà lại là thuộc chi Arthrospira. Tên khoa học hiện nay của loài này là Arthrospira platensis, thuộc bộ Oscilatoriales, họ Cyanobacteria. Tảo Spirulina đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay. Chúng có những đặc tính ưu việt và giá trị dinh dưỡng cao. Các nhà khoa học trên thế giới đã coi tảo Spirulina là sinh vật có ích cho loài người. Loại tảo này do tiến sĩ Clement người Pháp tình cờ phát hiện vào những năm 1960 khi đến hồ Tchad ở Trung Phi. Nhà khoa học này không khỏi kinh ngạc khi vùng đất cằn cỗi, đói kém quanh năm nhưng những thổ dân ở đây rất cường tráng và khỏe. Khi Clement tìm hiểu về thức ăn của họ, bà phát hiện trong mùa không săn bắn, họ chỉ dùng một loại bánh màu xanh mà nguyên liệu chính là thứ họ vớt lên từ hồ. Qua phân tích, bà phát hiện ra loại bánh có tên Dihe này chính là tảo Spirulina.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top