tại sao lá cây thuốc bỏng buổi sáng chua hơn buổi chiều?

Pé ki

Junior Member
:please:dạ em đang học lớp 11 chuyên Hóa (nhưng cũng thích Sinh) trường THPT Gia Định, câu này là 1 câu trong đề thi Olympic 30.4 lần thứ 16 (năm 2010), với sơ sơ kiến thức em có thể rả lời là do buổi tối hô hấp tạo acid malic, và cả ngày quang hợp sẽ tạo glucoz, nhưng thầy em nhất quyết không chịu.
vì thế em hy vọng mọi người sẽ cho em câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất, em xin cám ơn(y)
 
Thuốc bỏng thuộc loại thực vật CAM, ban ngày chúng đóng khí khổng lại để hạn chế sự mất nước, ban đêm mới mở ra để lấy CO2. Do đêm không có ánh sáng để thực hiện pha sáng của quang hợp, nên CO2 sẽ được dự trữ dưới dạng axit malic, đến sáng mới tham gia vào quang hợp, tạo vị chua nhiều vào sáng sớm. Quang hợp làm giảm nồng độ axit nên đến chiều vị chua giảm.
 
Mình nghĩ buổi sáng nguồn dự trữ CO2 là AM sẽ phân giải ra CO2 để cung cấp nguyên liệu cho chu trình Canvin-Benson
Do lượng CO2 và lượng axit AM tích lũy trong lá nên làm cho pH thấp dẫn đến lá có vị chua và giảm dần đến chiều do quá trình tích lũy tinh bột.
Đoán mò chả biết đúng không?
 
mình cũng đồng tình với ý kiến giải thích của các bạn, vì thấy cũng hợp lý, mình thấy cũng có thể là do cây tăng cường axabixixic để đóng khí khổng giảm thoát hơi nước nên pH giảm ko chừng :mrgreen: đoán mò thui
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top