Hooc mon và thụ thể

nthanh

Senior Member
Mình có một thắc mắc mà mãi chưa trả lời được là:
khi hoocmon gắn vào thụ thể trên màng, gây ra các đáp ứng sinh học (cái này ai cũng nghe đến rôi). vậy sau đó các phân tử hoocmon (hay các phân tử tín hiệu này) đi đâu?, bằng cách nào mà nó rời khỏi thụ thể?
Mong được mọi người giúp đỡ vấn đề này.
 
Mình có một thắc mắc mà mãi chưa trả lời được là:
khi hoocmon gắn vào thụ thể trên màng, gây ra các đáp ứng sinh học (cái này ai cũng nghe đến rôi). vậy sau đó các phân tử hoocmon (hay các phân tử tín hiệu này) đi đâu?, bằng cách nào mà nó rời khỏi thụ thể?
Mong được mọi người giúp đỡ vấn đề này.
Theo mình:
- việc hormon (H) gắn vào thụ thể (R) thực chất là một phản ứng hóa học thuận nghịch:
H + R <--> H-R
- bất cứ phản ứng thuận nghịch nào cũng có sự cân bằng giữa chiều thuận (hormon gắn vào thụ thể) và chiều nghịch (phân ly của phức hợp H-R), cân bằng này phụ thuộc vào nồng độ của H, R và H-R.
- Khi nồng độ của H (hormon) giảm, thì phức hợp H-R có xu hướng bị phân ly nhiều hơn, hay như bạn gọi là hormon rời khỏi thụ thể.
- Vậy tại sao nồng độ của H (hormon) lại có thể giảm được? Điều này dễ hiểu, vì hormon là những chất được lưu hành trong máu, nó bị chuyển hóa (ví dụ ở gan) và đào thải qua các cơ quan bài tiết (ví dụ qua thận) cũng như nhiều chất khác có trong máu.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,905
Latest member
VenusRubbers
Back
Top