Trương Xuân Đại
Senior Member
Thành tựu khoa học của Ngô Bảo Châu là niềm tự hào to lớn cho Việt quốc, sẽ giúp cho thương hiệu Việt trên trường giáo dục và khoa học quốc tế. Tôi tin rằng, nhờ uy tín khoa học quốc tế của Ngô Bảo Châu, ít nhất nhiều hồ sơ xin học của sinh viên Việt Nam sẽ được coi trọng và đánh giá cao hơn tại các trường đại học lớn trên thế giới so với sinh viên Trung Quốc hay Ấn Độ.
Tôi cho rằng, các nhà khoa học làm nghiên cứu cơ bản là một sự hi sinh vô cùng to lớn cho nhân loại.
Đứng về phương diện kinh tế, có thể nói là trong nhiều trường hợp trí tuệ và phát minh của họ bị “bóc lột” tàn tệ.
Thử hỏi, các phát minh gia của penicillin và DNA được gì cho các ứng dụng từ các phát minh của họ?
Các ứng dụng này tạo ra hàng nghìn, nghìn tỉ đô la. Số tiền này chảy và túi các công ty dược phẩm và các ông chủ của nó.
Nhưng đổi lại, họ rất hạnh phúc về tinh thần khi nhìn thấy các công trình của mình cứu sống và mang lại hạnh phúc cho triệu triệu con người trên thế giới. Họ được vinh danh và ghi vào sử sách của văn minh nhân loại.
Những hướng đi xuất phát từ nền tảng
Đối với cá nhân, việc chọn học và đi theo hướng khoa học cơ bản (KHCB) hay ứng dụng đều rất tốt, đáng được khuyết khích và tôn vinh.
Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào từng cá thể và hoàn cảnh tài chính của họ và gia đình họ.
Tôi gặp khá nhiều trí thức gốc Việt thế hệ đầu tiên tại Mỹ và châu Âu, rất tài giỏi. Nhiều người tâm sự, họ đam mê khoa học cơ bản, nhưng không thể tiếp tục theo vì phải lo cho bố mẹ và các anh em trong nhà. Đi theo khoa học cơ bản thường là “đói” – ý nói lương thấp, khó có thể giúp cho bản thân và gia đình. Còn chuyển qua ứng dụng vào các hãng tư nhân lớn làm sẽ khấm khá hơn.
Trong số các em thi Toán quốc tế thời đó (1988 - 1989), Ngô Bảo Châu có điều kiện thuận lợi hơn; là con duy nhất, sinh ra trong gia đình trí thức lớn, có nhiều thông tin và mối quan hệ. Do vậy, Ngô Bảo Châu được qua Pháp học và sự giúp đỡ của một trí thức Pháp yêu Viêt Nam.
Thuận lợi này đã giúp cho Ngô Bảo Châu đạt được thành tựu khoa học lớn như hôm nay. Số bạn cùng thời với Châu, đa phần gửi qua Liên Xô và Đông Âu học đúng vào thời kì khó khăn tồi tệ nhất - khủng hoảng kinh tế, phá sản và sụp đổ của hệ thống này.
Các em này, như Phan Phương Đạt (em trai tôi), hay Hồ Thanh Tùng, không được may mắn như Châu, ngoài học họ phải lo kiếm sống tự nuôi thân và xuất thân từ gia đình bình thường. Các cụ thân sinh ra tôi và Đạt chỉ là công chức nghèo, di cư ra Hà Nội từ một vùng đất nghèo nhất Việt Nam – Nghệ An.
Bố tôi là cán bộ trung cấp, học hết hàm thụ đại học. Mẹ tôi là công nhân học hết lớp 5. Còn bố Tùng mất sớm, mẹ là công chức bình thường.
Tuy nhiên, số này đều đã vượt qua khó khăn, học hành thành công về phục vụ Tổ quốc. Hồ Thanh Tùng về nước năm 1994, nhiều năm là Giám đốc Oracle Việt Nam.
Phan Phương Đạt về nước năm 1999, hiện là Phó Tổng Giám đốc FPT-Software, tham gia xây dựng FPT-Software ngay từ ngày đầu, tạo việc làm cho hàng ngàn kĩ sư, hàng năm thu về cho đất nước hàng chục triệu đô la xuât khẩu gia công phần mềm.
Đối với một quốc gia, khoa học cơ bản (KHCB) là yếu tố “phải có”. Nó thể hiện đẳng cấp của quốc gia đó, giúp cho phát triển bền vững và trường tồn. Muốn là cường quốc phải có KHCB mạnh.
Chỉ có những cường quốc với KHCB mạnh mới có những phát minh vĩ đại làm thay đổi thế giới, như động cơ hơi nước, năng lượng nguyên tử, thuốc kháng sinh, vac xin, DNA, internet….
Đầu tư cho KHCB là dài hơi, kết quả phải chờ ít nhất 20-30 năm. Còn kết quả ngắn hạn của KHCB đó chính là đào tạo con người và các công trình khoa học đăng giúp cho uy tín và đẳng cấp quốc gia được nâng lên.
Một điều khá rõ là rất nhiều doanh nhân thành đạt của Việt Nam trong thời kì đổi mới trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin… đều là các cựu học sinh chuyên toán, và các môn khoa học tự nhiên.
Tuy con đường của họ đến thành công không phải là ngồi làm toán khó như Ngô Bảo Châu, nhưng tôi tin rằng, kiến thức thu được qua quá trình đào tạo KHCB đã giúp họ thành công trong lĩnh vực mới.
Hướng đi nào cho quốc gia "đi sau"?
Tuy nhiên, đối với quốc gia đi sau có tài lực và nhân lực hạn chế, việc ưu tiên đầu tư cho KHCB hay ứng dụng cần được vận dụng linh hoạt và khôn khéo.
Hãy lấy câu chuyện thành công của Singapore làm ví dụ.
Trong gần 40 năm đầu phát triển, Singapore tập trung nhiều vào khoa học ứng dụng, tận dụng thành quả KHCB của các siêu cường mà họ hay nói là “đứng trên vai người khổng lồ”.
Chỉ gần đây, vào những năm 2000, khi mức thu nhập của dân Singapore vào loại hàng đầu thế giới, có hệ thống hạ tầng, y tế giáo dục rất tốt, không có nợ nước ngoài và hàng trăm tỷ đô la dự trữ ngoại tệ, quốc đảo nhỏ bé với 4 triệu dân này mới chuyển qua đầu tư mạnh cho KHCB.
Họ làm rất quyết liệt và hoành tráng với hàng tỉ đô la bỏ ra trong môt thời hạn ngắn. Họ đi tắt đón đầu bằng cách “nhập khẩu chất xám toàn cầu”. Nhân lúc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra và vụ lừa đảo Madoff, dẫn tới kính phí cho KHCB tại Mỹ và Âu châu cắt giảm, thậm chí nhiều viện KHCB phải đóng cửa, Chính phủ Singapore bơm thêm tiền vào KHCB để thu hút lực lượng này.
Thành quả của vụ đầu tư này đã đơm hoa kết trái trong thời gian không lâu. KHCB và uy tín khoa học của Singapore được nâng cao lên nhanh chóng và chuyển thành hàng chục tỷ đô la thu về hàng năm cho kinh tế Singapore từ nguồn tiền đầu tư nước ngoài, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao như dược phẩm, công nghệ y sinh, năng lượng sạch, công nghệ nước, hàng không….giúp ích rất lớn trong việc nâng cao cạnh tranh của nền kinh tế Singapore, duy trì và tạo việc làm có thu nhập cao.
Một điều khá lí thú là Thủ tướng đương nhiệm Lí Hiển Long cũng là dân học toán. Ông tốt nghiệp loại ưu tại Khoa Toán của Đại học Cambridge, Anh quốc.
Tôi tin “người dân Việt lắm chí cao” (lời bài hát Nam Bộ Kháng Chiến), chăm chỉ và có khả năng rất tốt nắm bắt KHCB và công nghệ cao.
Nếu được quan tâm đúng mực, đầu tư hợp lý và khôn khéo cho KHCB và ứng dụng, khoa học Việt Nam sẽ được vinh danh trên thế giới trong tương lai không xa và sẽ là đầu máy quan trọng trong sự nghiệp công nghiêp hóa và hiên đại hóa.
*
PGS. BS Phan Toàn Thắng (Chuyên gia về Tế bào gốc và Y học tái tạo, Bộ Môn ngoại - Đại học Quốc gia Singapore)
Theo Vietnamnet
Tôi cho rằng, các nhà khoa học làm nghiên cứu cơ bản là một sự hi sinh vô cùng to lớn cho nhân loại.
Đứng về phương diện kinh tế, có thể nói là trong nhiều trường hợp trí tuệ và phát minh của họ bị “bóc lột” tàn tệ.
Thử hỏi, các phát minh gia của penicillin và DNA được gì cho các ứng dụng từ các phát minh của họ?
Các ứng dụng này tạo ra hàng nghìn, nghìn tỉ đô la. Số tiền này chảy và túi các công ty dược phẩm và các ông chủ của nó.
Nhưng đổi lại, họ rất hạnh phúc về tinh thần khi nhìn thấy các công trình của mình cứu sống và mang lại hạnh phúc cho triệu triệu con người trên thế giới. Họ được vinh danh và ghi vào sử sách của văn minh nhân loại.
Những hướng đi xuất phát từ nền tảng
Đối với cá nhân, việc chọn học và đi theo hướng khoa học cơ bản (KHCB) hay ứng dụng đều rất tốt, đáng được khuyết khích và tôn vinh.
Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào từng cá thể và hoàn cảnh tài chính của họ và gia đình họ.
Tôi gặp khá nhiều trí thức gốc Việt thế hệ đầu tiên tại Mỹ và châu Âu, rất tài giỏi. Nhiều người tâm sự, họ đam mê khoa học cơ bản, nhưng không thể tiếp tục theo vì phải lo cho bố mẹ và các anh em trong nhà. Đi theo khoa học cơ bản thường là “đói” – ý nói lương thấp, khó có thể giúp cho bản thân và gia đình. Còn chuyển qua ứng dụng vào các hãng tư nhân lớn làm sẽ khấm khá hơn.
Trong số các em thi Toán quốc tế thời đó (1988 - 1989), Ngô Bảo Châu có điều kiện thuận lợi hơn; là con duy nhất, sinh ra trong gia đình trí thức lớn, có nhiều thông tin và mối quan hệ. Do vậy, Ngô Bảo Châu được qua Pháp học và sự giúp đỡ của một trí thức Pháp yêu Viêt Nam.
Thuận lợi này đã giúp cho Ngô Bảo Châu đạt được thành tựu khoa học lớn như hôm nay. Số bạn cùng thời với Châu, đa phần gửi qua Liên Xô và Đông Âu học đúng vào thời kì khó khăn tồi tệ nhất - khủng hoảng kinh tế, phá sản và sụp đổ của hệ thống này.
Các em này, như Phan Phương Đạt (em trai tôi), hay Hồ Thanh Tùng, không được may mắn như Châu, ngoài học họ phải lo kiếm sống tự nuôi thân và xuất thân từ gia đình bình thường. Các cụ thân sinh ra tôi và Đạt chỉ là công chức nghèo, di cư ra Hà Nội từ một vùng đất nghèo nhất Việt Nam – Nghệ An.
Bố tôi là cán bộ trung cấp, học hết hàm thụ đại học. Mẹ tôi là công nhân học hết lớp 5. Còn bố Tùng mất sớm, mẹ là công chức bình thường.
Tuy nhiên, số này đều đã vượt qua khó khăn, học hành thành công về phục vụ Tổ quốc. Hồ Thanh Tùng về nước năm 1994, nhiều năm là Giám đốc Oracle Việt Nam.
Phan Phương Đạt về nước năm 1999, hiện là Phó Tổng Giám đốc FPT-Software, tham gia xây dựng FPT-Software ngay từ ngày đầu, tạo việc làm cho hàng ngàn kĩ sư, hàng năm thu về cho đất nước hàng chục triệu đô la xuât khẩu gia công phần mềm.
Đối với một quốc gia, khoa học cơ bản (KHCB) là yếu tố “phải có”. Nó thể hiện đẳng cấp của quốc gia đó, giúp cho phát triển bền vững và trường tồn. Muốn là cường quốc phải có KHCB mạnh.
Chỉ có những cường quốc với KHCB mạnh mới có những phát minh vĩ đại làm thay đổi thế giới, như động cơ hơi nước, năng lượng nguyên tử, thuốc kháng sinh, vac xin, DNA, internet….
Đầu tư cho KHCB là dài hơi, kết quả phải chờ ít nhất 20-30 năm. Còn kết quả ngắn hạn của KHCB đó chính là đào tạo con người và các công trình khoa học đăng giúp cho uy tín và đẳng cấp quốc gia được nâng lên.
Một điều khá rõ là rất nhiều doanh nhân thành đạt của Việt Nam trong thời kì đổi mới trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin… đều là các cựu học sinh chuyên toán, và các môn khoa học tự nhiên.
Tuy con đường của họ đến thành công không phải là ngồi làm toán khó như Ngô Bảo Châu, nhưng tôi tin rằng, kiến thức thu được qua quá trình đào tạo KHCB đã giúp họ thành công trong lĩnh vực mới.
Hướng đi nào cho quốc gia "đi sau"?
Tuy nhiên, đối với quốc gia đi sau có tài lực và nhân lực hạn chế, việc ưu tiên đầu tư cho KHCB hay ứng dụng cần được vận dụng linh hoạt và khôn khéo.
Hãy lấy câu chuyện thành công của Singapore làm ví dụ.
Trong gần 40 năm đầu phát triển, Singapore tập trung nhiều vào khoa học ứng dụng, tận dụng thành quả KHCB của các siêu cường mà họ hay nói là “đứng trên vai người khổng lồ”.
Chỉ gần đây, vào những năm 2000, khi mức thu nhập của dân Singapore vào loại hàng đầu thế giới, có hệ thống hạ tầng, y tế giáo dục rất tốt, không có nợ nước ngoài và hàng trăm tỷ đô la dự trữ ngoại tệ, quốc đảo nhỏ bé với 4 triệu dân này mới chuyển qua đầu tư mạnh cho KHCB.
Họ làm rất quyết liệt và hoành tráng với hàng tỉ đô la bỏ ra trong môt thời hạn ngắn. Họ đi tắt đón đầu bằng cách “nhập khẩu chất xám toàn cầu”. Nhân lúc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra và vụ lừa đảo Madoff, dẫn tới kính phí cho KHCB tại Mỹ và Âu châu cắt giảm, thậm chí nhiều viện KHCB phải đóng cửa, Chính phủ Singapore bơm thêm tiền vào KHCB để thu hút lực lượng này.
Thành quả của vụ đầu tư này đã đơm hoa kết trái trong thời gian không lâu. KHCB và uy tín khoa học của Singapore được nâng cao lên nhanh chóng và chuyển thành hàng chục tỷ đô la thu về hàng năm cho kinh tế Singapore từ nguồn tiền đầu tư nước ngoài, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao như dược phẩm, công nghệ y sinh, năng lượng sạch, công nghệ nước, hàng không….giúp ích rất lớn trong việc nâng cao cạnh tranh của nền kinh tế Singapore, duy trì và tạo việc làm có thu nhập cao.
Một điều khá lí thú là Thủ tướng đương nhiệm Lí Hiển Long cũng là dân học toán. Ông tốt nghiệp loại ưu tại Khoa Toán của Đại học Cambridge, Anh quốc.
Tôi tin “người dân Việt lắm chí cao” (lời bài hát Nam Bộ Kháng Chiến), chăm chỉ và có khả năng rất tốt nắm bắt KHCB và công nghệ cao.
Nếu được quan tâm đúng mực, đầu tư hợp lý và khôn khéo cho KHCB và ứng dụng, khoa học Việt Nam sẽ được vinh danh trên thế giới trong tương lai không xa và sẽ là đầu máy quan trọng trong sự nghiệp công nghiêp hóa và hiên đại hóa.
*
PGS. BS Phan Toàn Thắng (Chuyên gia về Tế bào gốc và Y học tái tạo, Bộ Môn ngoại - Đại học Quốc gia Singapore)
Theo Vietnamnet