Cho em xin hỏi về vấn đề cồn trong máu

truonggiang_9x

Junior Member
1/ Tại sao khi uống rượu nhiều trong mua đông thì lại lạnh hơn ?
2/ Khi lượng cồn đi vào máu thì cơ quan nào được tác động đầu tiên và tiếp đến cái gì ?
3/ Khi lượng cồn có tác động trực tiếp vậy thì nó có tác động gián tiếp ko? Nếu có thì tác động vào đâu ?

Hoặc ai có tài liệu nào nói về vấn đề "thức uống có cồn" thì hãy chia sẻ cho em với nhé !!!!

Do em là thành viên mới vào và đang có bài seminar về vấn đề này nên em xin các bậc tiền bối giúp em !!!
Em xin cảm ơn !
 
Bạn hỏi khó quá :botay:. Điều rõ ràng có thể nhận thấy là cồn tác động lên tiểu não, sau đó ảnh hưởng đến gan :)
 
Thức uống có cồn: Lợi hay hại nhiều hơn?

Là những thức uống có cồn (alcohol), bia, rượu được tạo ra nhờ quá trình lên men tinh bột hoặc đường của các loại trái cây, ngũ cốc và quá trình chưng cất thì tạo độ cồn.
Giá trị dinh dưỡng
bia.jpg

Bia chứa khoảng 3,5 – 5,5% alcohol, là loại thức uống khá giàu dinh dưỡng. Ngoài việc cung cấp một lượng calori khá lớn, trong bia còn chứa khoảng 17 loại acid amin (chất đạm) và một hệ men khá phong phú, nhất là men tiêu tinh bột Amylase. Bia chứa nhiều CO2 nên có tính giải khát triệt để khi uống.
Rượu vang sản xuất bằng quá trình lên men trái cây tự nhiên không qua chưng cất, có 12 – 15% alcohol. Một ly vang trắng hoặc đỏ cỡ 6 ounce (khoảng 170 ml) có 120 – 128 kcal.

Rượu mùi là sản phẩm được pha chế từ cồn thực phẩm với nước, bổ sung thêm đường, dịch chiết trái cây, phụ gia thực phẩm, nồng độ cồn dưới 30%.
Rượu nặng, rượu trắng qua chưng cất và tinh chế có độ cồn rất cao đến 45%, cơ thể chỉ có thể tiếp nhận một số lượng có hạn nên giá trị bổ dưỡng kém.
Lợi ích của bia rượu
Việc sử dụng, bia có lợi hay hại là do người dùng chứ bản thân bia rượu là không xấu. Bia, rượu kích thích tiêu hóa, ăn uống ngon miệng, tăng điều kiện bổ dưỡng, đặc biệt có khả năng làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim làm tăng lưu thông máu.
Nếu uống rượu, bia ở mức vừa đủ có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch do làm tăng HDL cholesterol tốt cho thành mạch máu (khác LDL cholesterol làm xơ cứng mạch máu). Ngoài ra, rượu, bia còn giúp tinh thần trở nên phấn chấn, tỉnh táo, làm dịu bớt căng thẳng, làm tinh thần thanh thản, ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống điều độ với số lượng vừa phải (1 lon bia 330 ml hay 1 chai bia 12 ounce/ngày; hoặc 1 ly vang 5 ounce = 110 ml/ngày; hoặc 1 ngụm rượu nặng/ngày) với những người có sức khoẻ bình thường. Nếu uống nhiều hơn “mức độ vừa phải” đối với nữ và hơn 2 lần mức trên đối với nam được cho là uống bia rượu nhiều.
Tác hại của bia, rượu
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, rượu, bia còn gây rất nhiều phiền toái đến an toàn giao thông, tài sản và tính mạng con người. Các con số thống kê: Rượu đóng vai trò trong ¼ tội phạm bạo lực; lạm dụng rượu tốn hơn 180 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm. Đầu tiên, cồn có tác dụng kích thích làm cho cơ thể hưng phấn dần đến kích động, bạo lực, sau đó sẽ ức chế não làm giảm nhịp thở, nhịp tim, giảm khả năng cử động chính xác, giảm tập trung chú ý, suy nghĩ kém nhanh nhạy…
Uống rượu nhiều quá mức sẽ bị gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, sau đó là xơ gan và tử vong. Rượu gây tăng huyết áp, tổn thương cơ tim, loét dạ dày tá tràng, liên quan đến nhiều bệnh ung thư miệng, họng, thực phẩm, ruột già và vú. Phụ nữ mang thai uống rượu có thể gây những phản ứng bất lợi cho bào thai, khiếm khuyết cơ thể hoặc chứng nhiễm độc bào thai, chậm phát triển tâm thần và có vấn đề về hành vi.
Theo tintuconline.vietnamnet.com.vn
 
K uống rượu, nc có cồn trg mùa đông

Không nên uống rượu khi trời quá lạnh, vì rượu sẽ làm mạch máu ngoại biên nở lớn hạ nhiệt độ trong cơ thể và giảm máu tới những bộ phận quan trọng trong cơ thể.
+
những trường hợp cao tuổi hoặc mắc các bệnh về tim mạch, gan không được uống rượu nhất là trời lạnh có thể dẫn đến hôn mê sâu khi uống rượu.Rượu mêtylic chính là nguyên nhân dẫn đến các tai biến nhưng trong nấu rượu thủ công lại có chứa nhiều chất này. Về mùa đông nên hâm nóng rượu lên để uống, khi hâm nóng rượu còn làm bay hơi rượu cồn. Tuyết đối không uống nơi nhiều gió và nên có kèm theo chất bổ dưỡng khi uống rượu
 
Cồn trong cơ thể con người

Hấp thụ và phân hủy trong cơ thể

Cồn được hấp thụ trên toàn tuyến của bộ phận tiêu hóa, bắt đầu ngay từ màng niêm mạc trong miệng. Cồn được hấp thụ ở đấy đi thẳng vào máu và vì thế được phân tán ra trên toàn cơ thể. Cồn được hấp thụ ở ruột đi cùng với máu đến gan và được phân hủy một phần ở đó. Khả năng tiếp nhận cồn tăng lên nhờ vào các yếu tố làm gia tăng việc lưu thông máu thí dụ như nhiệt (Irish coffee), đường (rượu mùi) hay điôxít cacbon (hơi ga trong sâm banh). Ngược lại, mỡ làm cho cơ thể tiếp nhận cồn chậm lại. Việc này không làm giảm việc hấp thụ cồn mà chỉ kéo dài thời gian ra. Trong gan cồn được enzim phân hóa thành êtanal (CH3-CHO), êtanal tiếp tục bị ôxi hóa thành axít axêtic. Axít axêtic được các tế bào trong toàn cơ thể phân hủy thành năng lượng và điôxít cacbon CO2. Sản phẩm trung gian êtanal chính là thủ phạm của các cơn nhức đầu, hậu quả của việc uống nhiều rượu. Đường ngăn cản việc phân hủy cồn trong cơ thể, vì vậy mà tác động nhức đầu ở các loại rượu có đường rất cao, nhất là ở rượu mùi và một số loại sâm banh.
Tốc độ phân hủy cồn không thay đổi trong giới hạn nhất định. Ở phần đông người châu Âu là khoảng 1 g cồn trên 10 kg cân nặng trong một giờ. Tốc độ phân hủy cồn không tăng lên vì hay uống rượu. Hiệu ứng quen với cồn thường được nhìn thấy ở những người nghiện rượu không do phân hủy cồn nhanh mà là do hệ thống thần kinh đã quen với lượng chất độc cao hơn.

Biểu hiện của cơ thể do nồng độ cồn trong máu

Sau khi uống rượu, cơ thể có những phản ứng qua nhiều giai đoạn tương ứng với lượng cồn trong máu (blood alcohol concentration - BAC)

  1. Hưng phấn - BAC: 0,03-0,12%
    • tự tin hơn, liều lĩnh hơn
    • khả năng tập trung giảm, thời gian chú ý rút ngắn
    • mặt có thể đỏ ửng
    • giảm khả năng phán đoán, nhận xét, thường nghĩ gì nói đó, thiếu suy xét
    • gặp khó khăn trong trong các cử động khéo léo như viết, ký tên...
  2. Kích động - BAC: 0,09-0,25%
    • khó nhận thức hay ghi nhớ vấn đề
    • phản ứng chậm
    • dễ mất thăng bằng
    • giảm sút các khả năng cảm giác như: nhìn mọi vật đều mờ ảo, nghe, nếm kém...
  3. Lúng túng - BAC: 0,18-0,30%
    • có thể không biết mình là ai, đang làm gì
    • hoa mắt, chóng mặt, đi đứng lảo đảo
    • có những cảm xúc cực đoan: rất hung hăng hoặc rất nhút nhát, có khi rất trìu mến...
    • cảm thấy buồn ngủ
    • lời nói không mạch lạc, câu chữ líu nhíu, giọng nói lè nhè
    • động tác rời rạc, kết hợp kém, chẳng hạn như chụp một vât được ném tới một cách rất khó khăn
    • khó cảm thấy đau đơn hơn so với người bình thường
  4. Sững sờ - BAC: 0,25-0,4%
    • hầu như không thể di chuyển, đi, đứng hay trả lời kích thích nói chung
    • lúc tỉnh, lúc mê
    • có khi ói mửa
  5. Bất tỉnh - BAC: 0,35-0,50%
    • Không còn ý thức
    • Phản ứng của cơ thể giảm mạnh, đồng tử hầu như không phản ứng với ánh sáng
    • Hơi thở chậm và yếu
    • Nhịp tim chậm dần
    • Có cảm giác lạnh (nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới thân nhiệt bình thường)
  6. Tử vong - BAC: > 0,50%

Tác động tâm lý trực tiếp

Cồn làm giãn các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu bên ngoài. Từ đó mà người ta có cảm giác ấm khi uống các loại thức uống có cồn. Khi đó việc điều chỉnh nhiệt lượng tự nhiên của cơ thể không còn hiệu lực nữa. Đồng thời cồn lại có tác dụng gây mê vì thế mà giá lạnh không còn cảm nhận được. Do đó uống cồn trong mùa đông có thể dẩn đến lạnh cóng cho đến chết.
Cồn kết hợp cùng với các thuốc uống và các loại chất gây nghiện khác cũng gây hại mạnh hơn và nhanh hơn là chỉ uống rượu đơn thuần.

Tác động đến bộ não và các tác hại khác

Ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải (0,2 phần ngàn (0,2 ‰) cồn trong máu, tương đương với 0,3 l bia hoặc 100 ml rượu vang), tùy theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Các nhà nghiên cứu của Đại học Stockholm đã tìm thấy rằng uống 50 g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000.
Cồn cũng ảnh hưởng đến tình dục và khả năng có con. Cồn làm giảm tính tự kiềm chế và vì thế tăng hưng phấn tình dục. Cồn thuộc vào các chất có tác dụng độc hại đến tinh hoàntinh trùng. Theo các nghiên cứu mới đây của giáo sư E. Abel (Mỹ), nam giới uống rượu trước khi sinh hoạt tình dục chẳng những làm tăng khả năng sẩy thai mà còn có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của đứa con sinh ra. Người mẹ uống rượu trong thời gian mang thai dễ sinh ra các đứa trẻ có khuyết tật về trí tuệ.

Các tác dụng tốt có thể có cho sức khỏe

Người ta vẫn còn tranh luận gay gắt về việc các loại thức uống có cồn có tác dụng tốt đến sức khỏe. Nhiều tác dụng tốt trước mắt bị triệt tiêu đi vì các tác hại khác, như nguy cơ bị ung thư tăng lên khi uống rượu đều đặn mặc dầu chỉ ở lượng nhỏ, điều này đã được khẳng định bởi những nghiên cứu khoa học.
Xuất phát từ một số nghiên cứu có thể nói là dùng một lượng rất ít một số thức uống có cồn nhất định, đặc biệt là rượu vang đỏ (vào khoảng 1-2 ly một ngày), qua một thời gian dài có thể bảo vệ chống lại bệnh về động mạch vành của tim. Ngoài ra uống cho đến 20-40g ở phái nam hoặc đến 10-20 g ở phái nữ cũng có thể làm tăng tuổi thọ.
Ở trên mức độ này các tác dụng tốt sẽ bị quay ngược lại. Nguyên nhân của các tác động này không phải chính từ cồn mà là từ những chất hòa tan theo có trong rượu vanghttp://vi.wikipedia.org/wiki/Rượu_vangbia vì cồn là một dung môi tốt (theo lý thuyết dung môi). Vì thế mà rượu mạnh như rượu đế và đa số các rượu mùi không có các tác dụng tương tự.

Nồng độ cồn trong cơ thể

Nồng độ của cồn trong máu được tính bằng miligam cồn có trong một gam máu (mg/g). Nồng độ của cồn trong hơi thở được tính bằng milligam cồn có trong một lít hơi thở. Tính chuyển đổi từ nồng độ cồn trong hơi thở sang nồng độ trong máu không chính xác hoàn toàn vì tỉ số thay đổi theo thời gian.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,652
Messages
71,551
Members
56,891
Latest member
rfyhgsrysy
Back
Top