ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI cần mọi người giải đáp giúp !

fall_river_9x

Senior Member
1.cho biết mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và sự hút nước của rễ cây và giải thích.
2.Thoát hơi nước qua tầng cutin ở lá cây phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích sự phụ thuộc vào những yếu tố này.
3.Vì sao cây sinh trưởng và phát triển tốt trên đất có nhiều mùn.
4.Vì sao cây sinh trưởng và phát triển tốt trên đất có nhiều mùn.
5.Giai đoạn lên men rượu không nên mở nắp bình ủ rượu ra xem?
6. Vì sao khi nấu canh cua ( giã nhỏ cua lọc lấy nước để nấu canh) thì có hiện tượng đóng lại từng mảng nổi lên mặt nước nồi canh?
7.Trên cùng 1 cây, lá ở ngoài nhiều ánh sáng, lá phía trong bóng râm ít ánh sáng có màu sắc và khả năng quang hợp khác nhau.
Sự khác nhau này là do đâu? Giải thích sự khác nhau này?
8.Vì sao trong quá trình tự nhân đôi của phân tử AND cần phải có đoạn ARN mồi? Cơ chế thay thế đoạn mồi bằng đoạn AND tương ứng.
9.Để nghiên cứu kiểu hô hấp của trực khuản gây bệnh mủ xanh ( Pseudomonas aeruginosa) ngưòi ta cấy sâu trực khuẩn này vào môi trưòng có chứa các thành phần :thạch 5 gam ,thịt bò 30 gam ,glucozo 5 gam , nước tinh khiết 1000ml . Sau khi nuôi cấy ở tủ ấm 35 độ C trong 24 giừo thì thấy trực khuẩn phát triển trên mặt thoáng của ống nghiệm . Thêm vào môi trưòng 1gam KNO3 thì thấy trực khuẩn phát triển trên cả mặt thoáng và trong toàn bộ ống nghiệm .
a) Hãy xác định kiểu hô hấp của trực khuản và cho biết chất nhận e cuối cùng trong chuỗi truyền e khi chưa có KNO3 .
b) Vì sao khi có KNO3 trực khuẩn lại phát triển được cả ở mặt thoáng và trong toàn bộ ống nghiệm ?


 
Còn ở đây nữa mọi người ơi, ráng giúp mình nha !có cài cái mình suy luận đc nhưng ko bik đúng hay ko :)
10.Nuôi cấy vi khuẩn uốn ván trong ống nghiệm chứa 10ml nước thịt với thời gian 15 ngày ở nhiệt độ 30-35 độ C, sau đó đun nóng ở 80 độ C trong 10 phút . Lấy dịch nuôi cấy này trang đều trên đĩa thạch thì vẫn thấy vi khuẩn uốn ván xuất hiện , Giải thích .
11. Cây xanh sẽ sinh trưởng thế nào nếu trồng trong nhà kính màu xanh lục? Giải thích?
12.
a)Trong hai mạch đơn của phân tử ADN chỉ có một mạch mang thông tin di truyền. Vậy mạch đơn còn lại có chức năng gì ?
b) Vì sao trong quá trình nhân đôi của ADN một mạch pôlinucleotit mới được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp từng đoạn ? Vẽ sơ đồ minh họa ?
13.
: a) Thế nào là hiện tượng giả trội ? Cho ví dụ ?
b) Thế nào là hiện tượng giả NST thường ? Tỷ lệ phân li kiểu hình trong trường hợp này có gì giống và khác với TLPLKH đối với gen nằm trên NST (xét 1 gen có 2 alen).
 
Mình trả lời đc mấy câu sau đây thui, mấy câu còn lại quên sạch bén rùi (hè có ôn tí nào đâu) :eek:

5. Lên men rượu là quá trình hô hấp kị khí không bắt buộc (chả biết có dùng đúng thuật ngữ ko), khi có mặt oxi phân tử, vi khuẩn thực hiện hô hấp hiếu khí tạo CO2 và nước, làm cho rượu nhạt dần

6. Protein thịt cua kết tủa do nhiệt độ cao, tạo thành từng mảng nổi trên nước canh

10. Câu này mình ko chắc chắn lắm, nhưng có thể do vi khuẩn uốn ván có khả năng tạo bào tử khi gặp ĐK môi trường bất lợi. Khi điều kiện bất lợi qua đi thì nó có thể phát triển lại bình thường

11. Cây khi trồng trong nhà kính xanh lục sẽ chết vì không quang hợp được. Nguyên nhân là do diệp lục trong lá không hấp thụ đc bước sóng ánh sáng xanh lục

Còn suy luận của mình về mấy cái câu còn lại như sau:

1. Sgk hoặc sách nào đó (nói chung là sách nào cũng viết)

3,4. Mùn là phần còn lại của SV sau khi bị phân hủy (đúng ko ha)
Cây mọc tốt trên mùn bởi:
- Mùn bao quanh các hạt vô cơ với nhau tạo kết cấu viên, điều này khiến cho rễ có thể xuyên vào đất dễ dàng hơn, mặt khác lượng khe hở trong đất lớn nên đất có khả năng giữ nước tốt và tăng lượng nước mao dẫn cung cấp cho cây
- Vì là phần còn lại của SV phân hủy nên nó có hàm lượng đạm cao cung cấp cho cây
mặt khác (cái này be thêm), mùn là môi trường rất lí tưởng của giun đất --> cải tạo thêm đất trồng

7. Đầu tiên bạn cần so sánh giải phẫu 2 lá khác nhau như thế nào, ko cần suy luận nhiều chắc ai cũng biết là lá trong bóng râm có màu xanh đậm hơn lá ngoài sáng, rùi suy ra nó có nhiều sắc tố nào (bạn tự tìm hiểu nhé, chẳng lẽ mình lại nói hết), rùi khả năng quang hợp của từng loại lá mới từng cường độ chiếu sáng ra sao. Giải thích thùi có thể là do ls trong bóng râm cần nhiều diệp lục để hấp thu tối đa nguồn sáng yếu trong bóng râm đó (còn đào sau thêm nhé)

13
a) cái này mình nhớ mang máng có liên quan gì đó đến đột biến (mất đoạn thì phải), khiến cho alen lặn có thể biểu hiện ra hiểu hình trong trạng thái "bán hợp tử"

Tạm thời trả lời đc mấy câu đó, mấy câu còn lại để ngâm cứu lại sách cái đã :D
Bạn nào góp ý chỗ sai cho mình hen :mrgreen:
 
11. Cây khi trồng trong nhà kính xanh lục sẽ chết vì không quang hợp được. Nguyên nhân là do diệp lục trong lá không hấp thụ đc bước sóng ánh sáng xanh lục
mình có ý kiến về câu chút nha!:) tại vì hình như cây đâu có hấp thụ ánh sáng màu xanh lục đâu, mà 2 màu quang trọng trong quang hợp là đỏ và xanh tím, hai màu này đc diệp lục hấp thụ nên diêp lục có màu xanh.Lá cây có màu xanh do ko hấp thụ hấp thụ ánh sáng xanh lục,nên phản xạ lại ddaajp vào mặt ta màu xanh lục=> ta thấy lá caay màu xanh lục.Nếu trồng trong nhà kính màu xanh thì ánh sáng màu xanh sã ko đc nhà kính hấp thụ=> trong các bước sóng ánh áng chiếu vào cây ko có màu xanh lục=> ta nhìn thấy lá cây ko phải là màu xanh,:mrgreen: mình ko bik đúng ko nữa:twisted: nhưng mà ý kiến của bạn làm mình thấy ko thuyết phục lắm :)
 
11.Trong môi trường nhà kính màu xanh lục cây sẽ sinh trưởng kém dần và nhanh chóng dẫn đến chết chứ làm sao mà chết ngay được...nên nói rõ
 
.
9.Để nghiên cứu kiểu hô hấp của trực khuản gây bệnh mủ xanh ( Pseudomonas aeruginosa) ngưòi ta cấy sâu trực khuẩn này vào môi trưòng có chứa các thành phần :thạch 5 gam ,thịt bò 30 gam ,glucozo 5 gam , nước tinh khiết 1000ml . Sau khi nuôi cấy ở tủ ấm 35 độ C trong 24 giừo thì thấy trực khuẩn phát triển trên mặt thoáng của ống nghiệm . Thêm vào môi trưòng 1gam KNO3 thì thấy trực khuẩn phát triển trên cả mặt thoáng và trong toàn bộ ống nghiệm .
a) Hãy xác định kiểu hô hấp của trực khuản và cho biết chất nhận e cuối cùng trong chuỗi truyền e khi chưa có KNO3 .
b) Vì sao khi có KNO3 trực khuẩn lại phát triển được cả ở mặt thoáng và trong toàn bộ ống nghiệm ?


câu này mình ko hiểu tại sao lại cho thịt bò, glucozo vào làm gì nhỉ ?người ta nói vk phát triển trên mặt thoáng của ống nghiệm, vậy chắn nó là hiếu khí quá :) rồi ng ta có KNO3 vào có hiện tượng gì ko ? :sexy: rất mong người ng giúp mình (y)
 
11.Trong môi trường nhà kính màu xanh lục cây sẽ sinh trưởng kém dần và nhanh chóng dẫn đến chết chứ làm sao mà chết ngay được...nên nói rõ
Anh ơi anh nói rõ hơn đc hok ? e ko hiểu lắm , tại sao màu xanh lục lại ánh hưởng đến quang hợp, tại vì cây ko hấp thụ ánh sáng màu xanh lục mà (y)
 
Bạn cứ nhớ cái câu này "ghét của nào, trời trao của nấy". Lục lạp "ghét" màu xanh, ko hấp thu nên có có màu xanh lá cây, tương tự cái nhà kính màu xanh, nó ko hấp thu ánh sáng xanh lục nên cho ánh sáng xanh đi qua và làm cho tấm kính đó có màu xanh, còn các phổ ánh sáng khác (đỏ, xanh tím) bị tấm kính hấp thụ hết, lúc đó, ánh sáng chiếu vào cây chỉ là ánh sáng đơn sắc xanh lục --> KQ
 
mình hiểu rồi :mrgreen: , àh con cái câu 9 trực khuẩn mũ xanh nữa,ai giúp m với , mình còn buân khuân câu đó quá, mấy câu kia ổn hết rồi (y)
 
cau 12 ne;
a. tren phan tu DNA, mot mach mang thong tin di truyen nhung khong phai la mach khuan de tổng hợp nên mRNA, còn mạch còn lại nó là mạch không mang thông tin di truyền nhưng nó lại là mạch khuôn để tổng hợp nên phân tử RNA để rùi dịch mã thành protein đó( phiên mã chỉ cần một mạch làm khuôn là mạch không mang thông tin di truyền tức là mạch vô nghĩa thui )
b. trong quá trình nhân đôi của DNA, chỉ một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn là do enzym DNA polymerase chỉ có hoạt tính theo một chiều trên mạch gốc là từ 3' đến 5' mà thôi, vậy nên chỉ tổng hợp được 1 mạch liên tục, còn mạch kia tổng hợp gián doạn thành các đoạn okazaki xong nối lại với nhau
:mrgreen:
 
Cái câu khuẩn mủ xanh, mình nghĩ có thể là do nó là VK kị khí không bắt buộc chăng

To huongcnsh: bạn nói khó hiểu thế nào ấy, có thể giải thích rõ hơn đc ko? Còn câu b, nên bổ sung thêm là nếu ko tổng hợp từng đoạn thì phải đợi khi ADN polimeraza tổng hợp hết mạch liên tục sau đó quay lại tổng hợp mạch còn lại, như vậy thì mất rất nhiều thời gian, và khó có thể tồn tại đc
 
Có 1 câu mình đang phân vân, nhở các bạn giải đáp giúp:
"Hãy giải thích vì sao các cây tự thụ phấn không có hiện tượng thoái hóa giống, trong khi hiện tượng này sảy ra khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc ở các cây giao phấn?"
 
9.Để nghiên cứu kiểu hô hấp của trực khuản gây bệnh mủ xanh ( Pseudomonas aeruginosa) ngưòi ta cấy sâu trực khuẩn này vào môi trưòng có chứa các thành phần :thạch 5 gam ,thịt bò 30 gam ,glucozo 5 gam , nước tinh khiết 1000ml . Sau khi nuôi cấy ở tủ ấm 35 độ C trong 24 giừo thì thấy trực khuẩn phát triển trên mặt thoáng của ống nghiệm . Thêm vào môi trưòng 1gam KNO3 thì thấy trực khuẩn phát triển trên cả mặt thoáng và trong toàn bộ ống nghiệm .
a) Hãy xác định kiểu hô hấp của trực khuản và cho biết chất nhận e cuối cùng trong chuỗi truyền e khi chưa có KNO3 .
b) Vì sao khi có KNO3 trực khuẩn lại phát triển được cả ở mặt thoáng và trong toàn bộ ống nghiệm ?
Vk này là vk kị khí ko bắt buộc, trong mt dd ban đầu (chưa có KNO3) thì chúng phải sd O2 là chất nhận e cuối cùng => hô hấp hiếu khí. Khi có KNO3 trực khuẩn pt dc cả trên mặt thoáng và tr ống ng do chug' vừa sd O2,vừa sd KNO3 là chất nhận e cuối cùng
 
1. nhiệt độ môi trường tăng do nhiệt độ không khí tắng --> áp suất hơn ở bề mặt tế bào thịt lá tăng--> thoát hơi nước tăng --> lá thoát hơi nước liên tục dẫn đến TB thường xuyên thiếu nước --> thự hiện hút nước thụ động nhờ tế bào lông hút theo cơ chế khuyết tán từ nơi có nồng độ thấp về nơi có nồng độ cao.:mrgreen:
 
5. Lên rượu là quá trình phân giải cacbohiđrat xúc tác bởi enzim trong điều kiện kị khí nên không nên mở ra trong khi ủ rượu
 
Alen là các trạng thái khác nhau của 1 gen, nó có thể biểu hiện ra các kiểu hình khác nhau. Ví dụ như A và a là 2 alen của 1 gen. Đột biến gen là cho alen này thành alen khác hoặc thành 1 alen hoàn toàn mới, mức độ tác động của nó chỉ ảnh hưởng đến 1 gen. Thế nên nó là sản phẩm của đột biến gen.
 
Alen là các trạng thái khác nhau của 1 gen, nó có thể biểu hiện ra các kiểu hình khác nhau. Ví dụ như A và a là 2 alen của 1 gen. Đột biến gen là cho alen này thành alen khác hoặc thành 1 alen hoàn toàn mới, mức độ tác động của nó chỉ ảnh hưởng đến 1 gen. Thế nên nó là sản phẩm của đột biến gen.
Nhìn vào câu trả lời này mình đoán mãi mà không ra câu hỏi là gì, các bạn giúp mình với.(y)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top