Trương Xuân Đại
Senior Member
Gần đây, đã có nhiều tranh cãi trong giới khoa học về vấn đề học hàm, học vị... Khoa học Đất Việt Online xin giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Văn Thuận, chủ tịch Hiệp Hội Công Nghệ Sinh Học Sinh Sản Châu Á về những chuyện khác biệt trong vấn đề này ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Hàn Quốc, Nhật Bản: Có bằng tiến sĩ chưa chắc được xem là tiến sĩ!
Không phải cứ có bằng tiến sĩ (TS) thì sẽ được coi là TS suốt đời... Thông thường, ở Nhật Bản và Hàn Quốc, một ứng viên của học vị TS phải trải qua chương trình một chương trình kéo dài 3 năm. Trước đó, ứng viên này phải có 2 năm để hoàn thành luận văn thạc sĩ trong cùng một chuyên ngành.
Có công bố quốc tế mới là tiến sĩ!
Nếu các nghiên cứu sinh TS (NCS TS) trong thời gian học có 5 công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế thì họ có quyền xin tham gia bảo vệ luận án TS chỉ trong 2 năm. Trường hợp này rất ít, chỉ có những NCS TS được làm luận án TS trong những viện nghiên cứu danh tiếng và trong những nhóm nghiên cứu khoa học danh tiếng mới được “đặc ân” này. Nếu có được 2-3 công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí quốc tế thì họ có thể bảo vệ thành công luận án TS trong 3 năm.
Gần đây, việc công bố các bài báo trên tạp chí quốc tế trở nên khó khăn hơn nên có khuynh hướng giảm số bài báo công bố quốc tế xuống đến mức tối thiểu, tức là chỉ cần có một bài báo được công bố trên tạp chí quốc tế và một công trình nghiên cứu đang chờ công bố. Một đề tài đăng ký TS chỉ có giá trị trong 6 năm, nếu không tốt nghiệp được thì phải xóa bỏ và làm mới. Cũng có những nghiên cứu sinh sau 5-6 năm mà không có công trình mới được công bố quốc tế thì vẫn được giáo sư hướng dẩn cho tốt nghiệp một cách bất đắc dĩ với 0 (không) công trình nghiên cứu. Đừng thấy vậy mà... mừng bởi vì TS tốt nghiệp loại “ngọai hạng” này về sau sẽ rất khó xin việc liên quan đến nghiên cứu.
Còn các trường đại học cũng không bao giờ nhận loại TS này để làm nghiên cứu sau TS (Postdoctoral). Hầu hết, họ phải chấp nhận số phận làm những việc bình thường trong các công ty không liên quan đến nghiên cứu khoa học, và cũng chẳng có ai gọi họ là TS cho dù họ có mảnh bằng TS. Như vậy, bằng TS hoàn toàn không có giá trị khi nghiên cứu sinh tốt nghiệp TS với 0 bài báo quốc tế với tên tác giả đứng đầu tiên (First author). Điều này cũng đồng nghĩa với việc xã hội xem một người là TS khi người đó có các công trình công bố quốc tế với tên tác giả đầu tiên, chứ không phải là những người được cấp bằng TS.
Sau khi tốt nghiệp TS, nếu ứng viên nào có từ 2-4 bài báo quốc tế đều có mong muốn tiếp tục làm nghiên cứu sau tiến sĩ (Postdoctoral) và sẽ được GS của họ hoặc các cơ sở nghiên cứu khác mời nghiên cứu sau TS. Một thí dụ rất rõ mà các NCS TS của Việt Nam khi du học tại Nhật Bản (và các nước khác trên thế giới) sau khi tốt nghiệp TS và có công trình công bố trên các tạp chí quốc tế, họ đều được GS hướng dẫn xin học bổng để làm NCS sau TS (ở Nhật thì hầu hết nhận được học bổng JSPS, của bộ Giáo Dục và Đào Tạo Nhật Bản). Còn các NCS TS tốt nghiệp TS nhưng không có bài báo quốc tế thì cho dù GS hướng dẫn ưu ái mấy cũng sẽ không bao giờ nhận được học bỗng NCS sau TS.
GS: phải có ít nhất 50 bài báo quốc tế
Trên đây nói về học vị tiến sĩ... Còn về chuyện khoa bảng, trên thế giới nói chung có 2 hệ thống khoa bảng cho học hàm của hệ thống giáo dục.
Với các nước theo hệ thống khoa bảng của Pháp (Nhật Bản theo hệ thống này) thì trong một phòng thí nghiệm có cả giảng viên (lecture), GS dự khuyết (Assitant Professor), Phó GS (Associate Professor) và GS (full-professor). Chỉ khi nào vị GS này về hưu thì PGS mới được phong GS. Có câu chuyện vui rằng, tin vui lớn nhất của một PGS là khi buổi sáng đọc báo thấy có đăng tin cáo phó cho biết vị GS trong chỗ làm đã... qua đời
TS Nguyễn Văn Thuận tại ĐHKHTN-ĐHQGTPHCM Ảnh Trương Xuân Đại
TS Nguyễn Văn Thuận, tốt nghiệp Ph.D tại Đại học Kobe vào năm 2002. Năm 2002-2007, ông làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Công Nghệ Sinh học thuộc Viện RIKEN, Nhật Bản. Từ tháng 3/ 2007 đến nay, TS Nguyễn Văn Thuận giảng dạy tại Khoa Công nghệ sinh học động vật tại Đại học Kiến Quốc (Konkuk), Seoul, Hàn Quốc. TS Nguyễn Văn Thuận hiện là Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ sinh học sinh sản châu Á
Hệ thống khoa bảng này có nhược điểm là không kích thích sự vươn lên và cạnh tranh của các PGS trong khoa học. Nó khiến nảy sinh quan điểm “sống lâu lên lão làng”, đồng thời tạo ra sự lười biếng học hỏi và ỷ lại của vị GS đứng đầu đối với những ngưòi phụ tá. Thật vậy, nếu các PGS và GS chỉ hơn nhau dưới 10 tuổi thì khi vị GS về hưu (63-65), các PGS mới được tấn phong lên GS để thay thế. Lúc đó, các vị tân GS này cũng đã gần đến tuổi hưu rồi! Hiện Nhật Bản cũng đang đổi mới để phá phá bỏ cơ chế như thế.
Với các nước theo hệ thống của Mỹ (trong đó có Hàn Quốc) thì GS dự khuyết, PGS và GS không phụ thuộc vào nhau và nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên khi mới nhận vào sẽ có thử thách thông qua các bước sau. Học hàm được phong đầu tiên là Assistant Professor (tạm dịch là GS dự khuyết) và được thử thách trong 4 năm. Trong 4 năm đó, nếu hội đủ các điều kiện: Giảng dạy tốt (được sinh viên đánh giá từ khá trở lên); nghiên cứu tốt với vài công trình công bố quốc tế được đứng tên tác giả đầu tiên (first author) hoặc tác giả chịu trách nhiệm về khoa học của công trình công bố (Corresponding author); kêu gọi được các dự án khoa học và hoạt động xây dựng trường, khoa tốt thì vị đó sẽ được xét lên Associate Professor (tạm dịch PGS). Giai đoạn thử thách của PGS khoảng 4-6 năm tùy theo mỗi trường đại học.
Trong thời gian đó, nếu vị PGS cũng đạt những thành tích giảng dạy từ khá trở lên và có nhiều công trình công bố quốc tế thì sẽ được xét lên Professor. Tuy nhiên, 2 năm đầu của học hàm Professor cũng phải chịu thử thách với những thành tích khá giỏi trong giảng dạy và nghiên cứu thì mới được tấn phong thành full Professor. Như vậy để trở thành một GS thực thụ thì các nhà khoa học phải phấn đấu liên tục trong khoa học khoảng 15-16 năm sau khi đã tốt nghiệp TS (5 năm nghiên cứu sau TS, 4 năm Assistant Professor, 5 năm Associate Professor và 2 năm thử thách Professor.
Cùng với đó là số công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành phải đạt trên 50 với khoảng trên 20 bài đứng tên tác giả đầu tiên, trên 30 bài đứng tên với dạng cộng tác viên (Co-author) hoặc chịu trách nhiệm khoa học chính trong bài báo (Correspondence author). Qua đó, chúng ta thấy khi dấn thân vào nghiệp khoa học và giáo dục, và để được phong GS từ một GS dự khuyết, nhà khoa học đó phải phấn đấu suốt đời và liên tục cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học để không bị loại thải.
TS Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ sinh học sinh sản châu Á
Đã đăng trên báo Đất Việt
Không phải cứ có bằng tiến sĩ (TS) thì sẽ được coi là TS suốt đời... Thông thường, ở Nhật Bản và Hàn Quốc, một ứng viên của học vị TS phải trải qua chương trình một chương trình kéo dài 3 năm. Trước đó, ứng viên này phải có 2 năm để hoàn thành luận văn thạc sĩ trong cùng một chuyên ngành.
Có công bố quốc tế mới là tiến sĩ!
Nếu các nghiên cứu sinh TS (NCS TS) trong thời gian học có 5 công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế thì họ có quyền xin tham gia bảo vệ luận án TS chỉ trong 2 năm. Trường hợp này rất ít, chỉ có những NCS TS được làm luận án TS trong những viện nghiên cứu danh tiếng và trong những nhóm nghiên cứu khoa học danh tiếng mới được “đặc ân” này. Nếu có được 2-3 công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí quốc tế thì họ có thể bảo vệ thành công luận án TS trong 3 năm.
Gần đây, việc công bố các bài báo trên tạp chí quốc tế trở nên khó khăn hơn nên có khuynh hướng giảm số bài báo công bố quốc tế xuống đến mức tối thiểu, tức là chỉ cần có một bài báo được công bố trên tạp chí quốc tế và một công trình nghiên cứu đang chờ công bố. Một đề tài đăng ký TS chỉ có giá trị trong 6 năm, nếu không tốt nghiệp được thì phải xóa bỏ và làm mới. Cũng có những nghiên cứu sinh sau 5-6 năm mà không có công trình mới được công bố quốc tế thì vẫn được giáo sư hướng dẩn cho tốt nghiệp một cách bất đắc dĩ với 0 (không) công trình nghiên cứu. Đừng thấy vậy mà... mừng bởi vì TS tốt nghiệp loại “ngọai hạng” này về sau sẽ rất khó xin việc liên quan đến nghiên cứu.
Còn các trường đại học cũng không bao giờ nhận loại TS này để làm nghiên cứu sau TS (Postdoctoral). Hầu hết, họ phải chấp nhận số phận làm những việc bình thường trong các công ty không liên quan đến nghiên cứu khoa học, và cũng chẳng có ai gọi họ là TS cho dù họ có mảnh bằng TS. Như vậy, bằng TS hoàn toàn không có giá trị khi nghiên cứu sinh tốt nghiệp TS với 0 bài báo quốc tế với tên tác giả đứng đầu tiên (First author). Điều này cũng đồng nghĩa với việc xã hội xem một người là TS khi người đó có các công trình công bố quốc tế với tên tác giả đầu tiên, chứ không phải là những người được cấp bằng TS.
Sau khi tốt nghiệp TS, nếu ứng viên nào có từ 2-4 bài báo quốc tế đều có mong muốn tiếp tục làm nghiên cứu sau tiến sĩ (Postdoctoral) và sẽ được GS của họ hoặc các cơ sở nghiên cứu khác mời nghiên cứu sau TS. Một thí dụ rất rõ mà các NCS TS của Việt Nam khi du học tại Nhật Bản (và các nước khác trên thế giới) sau khi tốt nghiệp TS và có công trình công bố trên các tạp chí quốc tế, họ đều được GS hướng dẫn xin học bổng để làm NCS sau TS (ở Nhật thì hầu hết nhận được học bổng JSPS, của bộ Giáo Dục và Đào Tạo Nhật Bản). Còn các NCS TS tốt nghiệp TS nhưng không có bài báo quốc tế thì cho dù GS hướng dẫn ưu ái mấy cũng sẽ không bao giờ nhận được học bỗng NCS sau TS.
GS: phải có ít nhất 50 bài báo quốc tế
Trên đây nói về học vị tiến sĩ... Còn về chuyện khoa bảng, trên thế giới nói chung có 2 hệ thống khoa bảng cho học hàm của hệ thống giáo dục.
Với các nước theo hệ thống khoa bảng của Pháp (Nhật Bản theo hệ thống này) thì trong một phòng thí nghiệm có cả giảng viên (lecture), GS dự khuyết (Assitant Professor), Phó GS (Associate Professor) và GS (full-professor). Chỉ khi nào vị GS này về hưu thì PGS mới được phong GS. Có câu chuyện vui rằng, tin vui lớn nhất của một PGS là khi buổi sáng đọc báo thấy có đăng tin cáo phó cho biết vị GS trong chỗ làm đã... qua đời
TS Nguyễn Văn Thuận tại ĐHKHTN-ĐHQGTPHCM Ảnh Trương Xuân Đại
TS Nguyễn Văn Thuận, tốt nghiệp Ph.D tại Đại học Kobe vào năm 2002. Năm 2002-2007, ông làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Công Nghệ Sinh học thuộc Viện RIKEN, Nhật Bản. Từ tháng 3/ 2007 đến nay, TS Nguyễn Văn Thuận giảng dạy tại Khoa Công nghệ sinh học động vật tại Đại học Kiến Quốc (Konkuk), Seoul, Hàn Quốc. TS Nguyễn Văn Thuận hiện là Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ sinh học sinh sản châu Á
Hệ thống khoa bảng này có nhược điểm là không kích thích sự vươn lên và cạnh tranh của các PGS trong khoa học. Nó khiến nảy sinh quan điểm “sống lâu lên lão làng”, đồng thời tạo ra sự lười biếng học hỏi và ỷ lại của vị GS đứng đầu đối với những ngưòi phụ tá. Thật vậy, nếu các PGS và GS chỉ hơn nhau dưới 10 tuổi thì khi vị GS về hưu (63-65), các PGS mới được tấn phong lên GS để thay thế. Lúc đó, các vị tân GS này cũng đã gần đến tuổi hưu rồi! Hiện Nhật Bản cũng đang đổi mới để phá phá bỏ cơ chế như thế.
Với các nước theo hệ thống của Mỹ (trong đó có Hàn Quốc) thì GS dự khuyết, PGS và GS không phụ thuộc vào nhau và nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên khi mới nhận vào sẽ có thử thách thông qua các bước sau. Học hàm được phong đầu tiên là Assistant Professor (tạm dịch là GS dự khuyết) và được thử thách trong 4 năm. Trong 4 năm đó, nếu hội đủ các điều kiện: Giảng dạy tốt (được sinh viên đánh giá từ khá trở lên); nghiên cứu tốt với vài công trình công bố quốc tế được đứng tên tác giả đầu tiên (first author) hoặc tác giả chịu trách nhiệm về khoa học của công trình công bố (Corresponding author); kêu gọi được các dự án khoa học và hoạt động xây dựng trường, khoa tốt thì vị đó sẽ được xét lên Associate Professor (tạm dịch PGS). Giai đoạn thử thách của PGS khoảng 4-6 năm tùy theo mỗi trường đại học.
Trong thời gian đó, nếu vị PGS cũng đạt những thành tích giảng dạy từ khá trở lên và có nhiều công trình công bố quốc tế thì sẽ được xét lên Professor. Tuy nhiên, 2 năm đầu của học hàm Professor cũng phải chịu thử thách với những thành tích khá giỏi trong giảng dạy và nghiên cứu thì mới được tấn phong thành full Professor. Như vậy để trở thành một GS thực thụ thì các nhà khoa học phải phấn đấu liên tục trong khoa học khoảng 15-16 năm sau khi đã tốt nghiệp TS (5 năm nghiên cứu sau TS, 4 năm Assistant Professor, 5 năm Associate Professor và 2 năm thử thách Professor.
Cùng với đó là số công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành phải đạt trên 50 với khoảng trên 20 bài đứng tên tác giả đầu tiên, trên 30 bài đứng tên với dạng cộng tác viên (Co-author) hoặc chịu trách nhiệm khoa học chính trong bài báo (Correspondence author). Qua đó, chúng ta thấy khi dấn thân vào nghiệp khoa học và giáo dục, và để được phong GS từ một GS dự khuyết, nhà khoa học đó phải phấn đấu suốt đời và liên tục cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học để không bị loại thải.
TS Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ sinh học sinh sản châu Á
Đã đăng trên báo Đất Việt