Trong Đông y, vị thuốc này có nhiều tên gọi như hoàng kim phấn, oa tiêu, oa ba, phạn tiêu... Cơm cháy vị ngọt, tính bình, thường được dùng chữa các chứng đau bụng do chậm tiêu, tiêu hóa kém, chán ăn, tiêu chảy kéo dài, tỳ vị hư nhược...
Một số cách dùng cụ thể:
- Tiêu chảy kéo dài do tỳ hư: Cơm cháy 120 g, hạt sen bỏ tâm sao thơm 12 g. Hai thứ tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 3-5 thìa. Trộn với chút đường trắng rồi hòa với nước sôi, uống sau bữa ăn chừng nửa giờ.
- Trẻ em biếng ăn, hay đầy bụng, đi lỏng: Cơm cháy 150 g, thần khúc sao, sơn tra, hạt sen bỏ tâm sao mỗi thứ 12 g, sa nhân sao 6 g, kê nội kim sao 3 g, gạo tẻ 300 g sao thơm. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều với 500 g đường trắng đã đun chảy thành dạng cao đặc, sau đó nặn hoặc ép khuôn thành những chiếc bánh nhỏ để ăn.
- Người cao tuổi đi lỏng kéo dài: Bạch truật sao 6 g, trần bì 4,5 g, hạt sen bỏ tâm 12 g, ý dĩ sao 12 g, gạo nếp sao, đậu xanh sao, cơm cháy mỗi thứ 600 g. Tất cả tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 7-10 g với nước đường trắng.
- Ăn kém, chậm tiêu: Cơm cháy 150 g, sơn tra 10 lát, quất bì 10 g, đường trắng vừa đủ. Cho cơm cháy vào nồi ninh nhừ thành cháo. Khi cháo sắp được thì bỏ sơn tra và quất bì đã thái hạt lựu vào nấu thêm một lúc, chế thêm đường. Chia ăn vài lần trong ngày.
- Rối loạn tiêu hóa, đại tiện lỏng, không muốn ăn do tỳ hư: Cơm cháy 100 g, hạt sen 50 g, đường trắng vừa đủ. Hạt sen rửa sạch, tách bỏ tâm, cho cùng cơm cháy vào nồi ninh kỹ thành cháo, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.
- Trẻ đi lỏng do rối loạn tiêu hóa, thức ăn đình trệ ở dạ dày và ruột: Cơm cháy nướng cháy già 50 g, sơn tra 15 g. Hai thứ sắc kỹ lấy nước, chế thêm chút đường đỏ, uống vài lần trong ngày.
Lưu ý: Cơm cháy loại tốt có màu vàng, khối to dày, giòn. Muốn có được loại này, người ta phải nấu cơm bằng nồi đất hoặc nồi gang có đế dày. Khi cơm cạn, cần điều chỉnh than lửa sao cho cơm cháy không quá già hoặc quá non.
ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khoẻ & Đời Sống- Tiêu chảy kéo dài do tỳ hư: Cơm cháy 120 g, hạt sen bỏ tâm sao thơm 12 g. Hai thứ tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 3-5 thìa. Trộn với chút đường trắng rồi hòa với nước sôi, uống sau bữa ăn chừng nửa giờ.
- Trẻ em biếng ăn, hay đầy bụng, đi lỏng: Cơm cháy 150 g, thần khúc sao, sơn tra, hạt sen bỏ tâm sao mỗi thứ 12 g, sa nhân sao 6 g, kê nội kim sao 3 g, gạo tẻ 300 g sao thơm. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều với 500 g đường trắng đã đun chảy thành dạng cao đặc, sau đó nặn hoặc ép khuôn thành những chiếc bánh nhỏ để ăn.
- Người cao tuổi đi lỏng kéo dài: Bạch truật sao 6 g, trần bì 4,5 g, hạt sen bỏ tâm 12 g, ý dĩ sao 12 g, gạo nếp sao, đậu xanh sao, cơm cháy mỗi thứ 600 g. Tất cả tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 7-10 g với nước đường trắng.
- Ăn kém, chậm tiêu: Cơm cháy 150 g, sơn tra 10 lát, quất bì 10 g, đường trắng vừa đủ. Cho cơm cháy vào nồi ninh nhừ thành cháo. Khi cháo sắp được thì bỏ sơn tra và quất bì đã thái hạt lựu vào nấu thêm một lúc, chế thêm đường. Chia ăn vài lần trong ngày.
- Rối loạn tiêu hóa, đại tiện lỏng, không muốn ăn do tỳ hư: Cơm cháy 100 g, hạt sen 50 g, đường trắng vừa đủ. Hạt sen rửa sạch, tách bỏ tâm, cho cùng cơm cháy vào nồi ninh kỹ thành cháo, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.
- Trẻ đi lỏng do rối loạn tiêu hóa, thức ăn đình trệ ở dạ dày và ruột: Cơm cháy nướng cháy già 50 g, sơn tra 15 g. Hai thứ sắc kỹ lấy nước, chế thêm chút đường đỏ, uống vài lần trong ngày.
Lưu ý: Cơm cháy loại tốt có màu vàng, khối to dày, giòn. Muốn có được loại này, người ta phải nấu cơm bằng nồi đất hoặc nồi gang có đế dày. Khi cơm cạn, cần điều chỉnh than lửa sao cho cơm cháy không quá già hoặc quá non.