Thắc mắc khi xây dựng đường chuẩn xylose

ngoc_min

Junior Member
Em chào anh Hưng và cả nhà! Em giới thiệu qua về bản thân hiện đang là sv năm cuối, ĐHBK-Hà Nội. E có thắc mắc này khi làm đường chuẩn DNS cho đường xylose. Số là khi đo các mẫu với nồng độ đường xylose 100 micromol và 200 micromol/l với mẫu kiểm chứng là nước cất, e toàn thấy kết quả đo OD tại 540nm bị âm , âm 1 cách rõ rệt các bác ạ, chứ ko phải là sai số của máy đâu ạ. Kể từ mẫu 300 micromol/l nó mới dương cho,huhu :((
E xin nêu ra thắc mắc của mình, có j ngu ngơ mong các bác giải đáp giúp em với ạ!!! :???:
 
Bạn chụp hình các ống nghiệm trước khi đo màu, post lên đây thử, có cả mẫu nước cất đối chứng lun nhé.
 
Em chào anh Hưng và cả nhà! Em giới thiệu qua về bản thân hiện đang là sv năm cuối, ĐHBK-Hà Nội. E có thắc mắc này khi làm đường chuẩn DNS cho đường xylose. Số là khi đo các mẫu với nồng độ đường xylose 100 micromol và 200 micromol/l với mẫu kiểm chứng là nước cất, e toàn thấy kết quả đo OD tại 540nm bị âm , âm 1 cách rõ rệt các bác ạ, chứ ko phải là sai số của máy đâu ạ. Kể từ mẫu 300 micromol/l nó mới dương cho,huhu :((
E xin nêu ra thắc mắc của mình, có j ngu ngơ mong các bác giải đáp giúp em với ạ!!! :???:
Vấn để là bạn cần dùng chính cái nước cất (hay dung môi) mà bạn đã dùng để pha dung dịch đường để làm đường chuẩn.
 
Kiểm tra lại cuvette. Có lần tôi lấy cuvette thủy tinh đo OD 280 cứ bị âm mãi :mrgreen:
Của bạn bước sóng khả kiến thì thủy tinh chắc là Ok. Nhưng thử hỏi lại trong lab hoặc xài cuvette mới xem.
 
Kiểm tra lại cuvette. Có lần tôi lấy cuvette thủy tinh đo OD 280 cứ bị âm mãi :mrgreen:
Của bạn bước sóng khả kiến thì thủy tinh chắc là Ok. Nhưng thử hỏi lại trong lab hoặc xài cuvette mới xem.

@ Ng.Duy Hung : mình chưa chụp hình được song 2 mẫu đó màu gần với màu mẫu KC, mắt thường ko thể thấy chênh lệch được đâu bạn ạ, các nồng độ tiếp sau màu mới đậm lên rõ.
@ a.Thọ : e cũng làm như thế mà :)
@ a. Lương :a đo ở 280 bằng cuvette thủy tinh mà còn bị âm hả anh :D , e toàn xài cuvette nhựa thôi , chả lẽ chỉ vì thế hả anh, mà cùng cái cuvette ý dựng với glucose ngon lành cành đào mà :(
Em cũng chỉ nghĩ là do sai lệch j j đó, chứ ko nghĩ thao tác làm sai, bởi có 1 tài liệu họ cũng cho ra kết quả tương tự , tuy e ko lý giải được là vì lí do j . Tất nhiên là họ chỉ bắt đầu đo với nồng độ cao hơn ^^ ( 0.2 g/l , tương ứng với 1.3mM cơ :mrgreen:
link tài liệu đây ạ www.prr.hec.gov.pk/Thesis/158S.pdf
 
tý e quên, cái đường chuẩn nó ở trang 51 đấy ạ ^^

Mình hiểu rồi, bạn đo ở nồng độ quá thấp, nếu so với nồng độ thấp nhất người ta dùng để làm đường chuẩn thì của bạn thấp hơn đến xấp xỉ 10 lần. Khi nồng độ quá thấp (gần bằng 0) thì đương nhiên là giá trị đo sẽ dao động quanh 0, và như vậy thì có âm thì cũng là chuyện thường. Kết quả này gợi ý với nồng độ thấp như vậy thì không nằm trong giới hạn của máy đo, bạn cần tìm máy có độ nhạy cao hơn hoặc xây dựng đường chuẩn bắt đầu với nồng độ cao hơn.
 
Mình hiểu rồi, bạn đo ở nồng độ quá thấp, nếu so với nồng độ thấp nhất người ta dùng để làm đường chuẩn thì của bạn thấp hơn đến xấp xỉ 10 lần. Khi nồng độ quá thấp (gần bằng 0) thì đương nhiên là giá trị đo sẽ dao động quanh 0, và như vậy thì có âm thì cũng là chuyện thường. Kết quả này gợi ý với nồng độ thấp như vậy thì không nằm trong giới hạn của máy đo, bạn cần tìm máy có độ nhạy cao hơn hoặc xây dựng đường chuẩn bắt đầu với nồng độ cao hơn.
dạ vâng , thanks ý kiến của anh (y)
thế này thì với chủng có hoạt lực thấp chắc ko thể nào xác định nổi , nhưng 1 vấn đề hiển nhiên là nếu hoạt lực quá thấp sẽ ko được nghiên cứu nữa rùi ^^
 
Với hàm lượng thấp như vậy, dù kết quả có dương đi nữa thì cũng ko chính xác. Mình ví dụ như mẫu của bạn có độ hấp thu vào khoảng 0.005 thì chỉ cần sai lệch 1 con số cũng làm lệch kết quả đi 20%, nếu là 0.05 thì chỉ còn 2% thôi.
Với mẫu này mình thấy bạn nên chạy sắc ký lỏng (LC), nếu có HP nữa thì tốt :mrgreen:
Cheer,
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top