Lớp Trùng ba thùy (Trilobita)

00792

Moderator
Staff member
Nhóm động vật này phát triển rất mạnh ở kỷ Cambri – Ocdovic (cách đây khoảng 500 triệu năm, tuyệt chủng cách dây khoảng 275 triệu năm). Kích thước cơ thể thay đổi từ 2 – 75cm, sống bò dưới đáy biển vùng triều hay vùng sâu.
1. Cấu tạo cơ thể
Cơ thể còn giữ tính chất phân đốt đồng hình (hình 9.4). Từ trước về sau chia thành phần đầu, thân và đuôi.
6383ab5cf48c40c94c9747473af91c7a4g.jpg

Đầu do đốt đầu nguyên thuỷ (acron) kết hợp với 4 đốt khác, có giáp đầu (cephalon) phát triển trùm ra phía sau. Phần phụ của đầu có đôi mắt kép và một số mắt đơn. Mắt kép của Trùng ba thùy chỉ có 15 – 15.000 ô mắt. Mặt bụng của đầu có 1 đôi anten nhiều sợi, 4 đôi chân đầu giống nhau xếp quanh lỗ miệng.
Thân có nhiều đốt (có thể có tới 44 đốt), khớp động và có thể cuộn tròn về phía bụng. Theo chiều dọc phần thân chia thành 3 thùy (một thùy giữa - rachis và 2 thùy bên - glabella) Mỗi đốt có 1 đôi chân, có cấu tạo ít sai khác với chân hàm: phần gốc có một mấu lồi nghiền có gai hướng vào trong, phần ngoài có một nhánh hướng ra phía ngoài mang nhiều lông tơ có chức năng hô hấp. Như vậy chân của trùng ba thùy có các chức phận khác nhau như hô hấp, chuyển vận và nghiền mồi.
2. Phát triển
Qua nhiều giai đoạn biến thái khác nhau. Giai đoạn đầu với ấu trùng protaspis với hình dạng gần hình tròn, có kích thước khoảng 0,5 – 1mm, chưa hình thành các đốt. Giai đoạn tiếp theo là meraspis, trên cơ thể đã xuất hiện chia rãnh thành 3 thùy, đã phân biệt phần đầu, phân thân và phần đuôi. Sau đó các đốt được hình thành ở vùng sinh trưởng để tăng số lượng các đốt. Giai đoạn cuối thì ấu trùng có hình dạng và số đốt cố định, chỉ tăng thêm về kích thước để hình thành trưởng thành (hình 9.5).
1bc38bd32a3878b5da4fd79d69d2b3644g.jpg

Trùng ba thùy là nhóm động vật chỉ thị địa tầng tốt (hình 10.6A). Ở Việt Nam đã tìm thấy hoá thạch trùng ba thùy trong các địa tầng từ Cambri tới Cacbon.
Các giống có giá trị chỉ thị địa tầng là Damesella, Chuangia, Encrinurus
Thảo Hiên (theo giáo trình ĐVKXS)
 
Sát thủ trong suốt dưới đại dương

Ngoài khả năng cướp mạng sống của người, sứa hộp (còn gọi là ong bắp cày biển) còn có nhiều đặc điểm khiến giới khoa học ngạc nhiên.
Sứa hộp là loài sinh vật kỳ lạ. Livescience cho biết, nhiều con có tới 24 mắt. Tuy con đực và con cái không chạm vào vào nhau khi giao phối, nhưng chúng lại thả một lượng lớn trứng và tinh trùng vào nước biển. Sau đó quá trình thụ tinh tự diễn ra.

Với con người thì điều đáng chú ý ở loài sứa này là chúng có thể gây tử vong. Nhưng bởi loài sứa hộp không để lại hóa thạch rõ ràng và cũng có rất ít tư liệu trong các bảo tàng nên giới khoa học chưa biết nhiều về lịch sử tiến hóa của chúng và mối liên hệ giữa các chủng loài với nhau.

Hiện nay, các nhà khoa học đã thu thập được những thông tin mới về sự phân loài, mối liên hệ và quá trình tiến hóa của loài sinh vật biển có thể giết chết người này. Đây là những phát hiện có thể giúp các nhà nghiên cứu tạo ra loại chất kháng độc duy trì sự sống.
sua1.jpg
Một con sứa hộp Chironex fleckeri. Ảnh: wordpress.com.
Sứa hộp, hay còn gọi là ong bắp cày biển, ngòi độc, hay sứa lửa, sống chủ yếu ở những vùng nước ấm trên khắp thế giới. Chúng có đường kính tối đa 30 cm, nhưng dù cơ thể khá to con người vẫn khó nhìn thấy chúng. Theo Livescience, chúng tập trung nhiều ở Australia, Philippines và vùng đông nam Á. Nhưng con người cũng có thể tìm thấy chúng ở Hawai, Mỹ và bờ biển phía Đông nước này. Có loài vô hại, song lại có những loài có thể gây chết người chỉ trong vài phút.

Được gọi là sứa hộp vì hình dáng bên ngoài giống chiếc hộp, loài sứa này thuộc họ Cubozoa, lớp Cnidaria. Chúng giống hải quỳ, san hô, và những loài sứa độc khác ở chỗ tất cả đều có những túi chứa ngòi châm độc.

Loài sứa hộp Australia (Chironex fleckeri) là loài sứa hộp lớn nhất và được cho là loài sinh vật biển đáng sợ nhất bởi những cái ngòi độc chết người. Họ hàng gần gũi với chúng - sứaChironex yamaguchii - đã gây ra nhiều trường hợp tử vong tại Nhật Bản và Philipinnes. Carukia barnesi là một loài nhỏ hơn và có khả năng gây ra hội chứng Irukandji (đau lưng dưới dữ dội, đau đầu, buồn nôn và đôi khi cả bị cảm giác chết chóc ám ảnh). Nhưng hội chứng này thường thường không đe dọa đến tính mạng. Những triệu chứng tương tự cũng có thể do một số loại sứa hộp khác gây ra.
sua2.jpg
Loài sứa hộp Chironex yamaguchii từng gây chết người ở Nhật Bản và Philippines. Ảnh: discovery.com.

Qua ADN lấy từ các mẫu mô, các nhà nghiên cứu đã tiến hành những thí nghiệm và kĩ thuật phân tích gene để tìm ra quá trình tiến hóa của các loài sứa, độc tính của chúng và phân loại những loài chưa được biết đến. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sứa hộp có thể chứa những protein đặc biệt giúp tạo ra chất kháng độc.

Theo Allen Collins, một nhà nghiên cứu tại Cơ quan Khí quyển và Hải dương quốc gia Mỹ (NOAA), “Biết rõ những loại sứa hộp nào có họ hàng với nhau sẽ rất hữu ích trong việc dự đoán về những loại còn chưa được biết tới nhiều. Một chất kháng được độc loài này cũng có thể kháng được độc loài khác.”

Sứa có mặt ở khắp nơi trong đại dương, nhưng sứa hộp lại không như những loài khác. Một số loài sứa hộp chỉ sống ở Đại Tây Dương, số khác ở Thái Bình Dương, và một vài loài ở Ấn Độ Dương.

Các nhà nghiên cứu của NOAA cho biết: “Dường như trở ngại về địa lý đã cô lập các loài với nhau và chúng cũng có vẻ không di chuyển ra khỏi môi trường sống quen thuộc. Một số loài được tìm thấy ở cả ba đại dương. Điều đó cho thấy chúng có thể sống được ở những vùng biển nhiệt đới khắp trên khắp thế giới". Theo VnExpress
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top