Nhóm động vật này phát triển rất mạnh ở kỷ Cambri – Ocdovic (cách đây khoảng 500 triệu năm, tuyệt chủng cách dây khoảng 275 triệu năm). Kích thước cơ thể thay đổi từ 2 – 75cm, sống bò dưới đáy biển vùng triều hay vùng sâu.
1. Cấu tạo cơ thể
Cơ thể còn giữ tính chất phân đốt đồng hình (hình 9.4). Từ trước về sau chia thành phần đầu, thân và đuôi.
Đầu do đốt đầu nguyên thuỷ (acron) kết hợp với 4 đốt khác, có giáp đầu (cephalon) phát triển trùm ra phía sau. Phần phụ của đầu có đôi mắt kép và một số mắt đơn. Mắt kép của Trùng ba thùy chỉ có 15 – 15.000 ô mắt. Mặt bụng của đầu có 1 đôi anten nhiều sợi, 4 đôi chân đầu giống nhau xếp quanh lỗ miệng.
Thân có nhiều đốt (có thể có tới 44 đốt), khớp động và có thể cuộn tròn về phía bụng. Theo chiều dọc phần thân chia thành 3 thùy (một thùy giữa - rachis và 2 thùy bên - glabella) Mỗi đốt có 1 đôi chân, có cấu tạo ít sai khác với chân hàm: phần gốc có một mấu lồi nghiền có gai hướng vào trong, phần ngoài có một nhánh hướng ra phía ngoài mang nhiều lông tơ có chức năng hô hấp. Như vậy chân của trùng ba thùy có các chức phận khác nhau như hô hấp, chuyển vận và nghiền mồi.
2. Phát triển
Qua nhiều giai đoạn biến thái khác nhau. Giai đoạn đầu với ấu trùng protaspis với hình dạng gần hình tròn, có kích thước khoảng 0,5 – 1mm, chưa hình thành các đốt. Giai đoạn tiếp theo là meraspis, trên cơ thể đã xuất hiện chia rãnh thành 3 thùy, đã phân biệt phần đầu, phân thân và phần đuôi. Sau đó các đốt được hình thành ở vùng sinh trưởng để tăng số lượng các đốt. Giai đoạn cuối thì ấu trùng có hình dạng và số đốt cố định, chỉ tăng thêm về kích thước để hình thành trưởng thành (hình 9.5).
Trùng ba thùy là nhóm động vật chỉ thị địa tầng tốt (hình 10.6A). Ở Việt Nam đã tìm thấy hoá thạch trùng ba thùy trong các địa tầng từ Cambri tới Cacbon.
Các giống có giá trị chỉ thị địa tầng là Damesella, Chuangia, Encrinurus
Thảo Hiên (theo giáo trình ĐVKXS)
1. Cấu tạo cơ thể
Cơ thể còn giữ tính chất phân đốt đồng hình (hình 9.4). Từ trước về sau chia thành phần đầu, thân và đuôi.
Đầu do đốt đầu nguyên thuỷ (acron) kết hợp với 4 đốt khác, có giáp đầu (cephalon) phát triển trùm ra phía sau. Phần phụ của đầu có đôi mắt kép và một số mắt đơn. Mắt kép của Trùng ba thùy chỉ có 15 – 15.000 ô mắt. Mặt bụng của đầu có 1 đôi anten nhiều sợi, 4 đôi chân đầu giống nhau xếp quanh lỗ miệng.
Thân có nhiều đốt (có thể có tới 44 đốt), khớp động và có thể cuộn tròn về phía bụng. Theo chiều dọc phần thân chia thành 3 thùy (một thùy giữa - rachis và 2 thùy bên - glabella) Mỗi đốt có 1 đôi chân, có cấu tạo ít sai khác với chân hàm: phần gốc có một mấu lồi nghiền có gai hướng vào trong, phần ngoài có một nhánh hướng ra phía ngoài mang nhiều lông tơ có chức năng hô hấp. Như vậy chân của trùng ba thùy có các chức phận khác nhau như hô hấp, chuyển vận và nghiền mồi.
2. Phát triển
Qua nhiều giai đoạn biến thái khác nhau. Giai đoạn đầu với ấu trùng protaspis với hình dạng gần hình tròn, có kích thước khoảng 0,5 – 1mm, chưa hình thành các đốt. Giai đoạn tiếp theo là meraspis, trên cơ thể đã xuất hiện chia rãnh thành 3 thùy, đã phân biệt phần đầu, phân thân và phần đuôi. Sau đó các đốt được hình thành ở vùng sinh trưởng để tăng số lượng các đốt. Giai đoạn cuối thì ấu trùng có hình dạng và số đốt cố định, chỉ tăng thêm về kích thước để hình thành trưởng thành (hình 9.5).
Trùng ba thùy là nhóm động vật chỉ thị địa tầng tốt (hình 10.6A). Ở Việt Nam đã tìm thấy hoá thạch trùng ba thùy trong các địa tầng từ Cambri tới Cacbon.
Các giống có giá trị chỉ thị địa tầng là Damesella, Chuangia, Encrinurus
Thảo Hiên (theo giáo trình ĐVKXS)