Bài tập di truyền trong đề thi thử ĐH

naruto-kun

Senior Member
Có bài tập này em không biết phải làm như thế nào và đi từ đâu, mong các anh chị chỉ giúp. Tìm kiểu gen bố mẹ biết các phép lai sau:
P1: Cà tròn lai (*) cà dài--> F1: 100% tròn--> F2: 3 tròn:1 dài
P2: Cà dẹt * cà dài--> F1: 100% dẹt--> F2: 9 dẹt: 6 tròn: 1 dài
P3: Cà dẹt * cà tròn thuần chủng ở P1--> F1: 1 dẹt: 1 tròn
P4: Cà tròn * cà tròn--> F1. Cho F1*F1--> F2: 9 dẹt: 6 tròn: 1 dài
P5: Cà tròn * cà tròn--> F1: 1 dẹt: 2 tròn: 1 dài
 
Có bài tập này em không biết phải làm như thế nào và đi từ đâu, mong các anh chị chỉ giúp. Tìm kiểu gen bố mẹ biết các phép lai sau:
P1: Cà tròn lai (*) cà dài--> F1: 100% tròn--> F2: 3 tròn:1 dài
P2: Cà dẹt * cà dài--> F1: 100% dẹt--> F2: 9 dẹt: 6 tròn: 1 dài
P3: Cà dẹt * cà tròn thuần chủng ở P1--> F1: 1 dẹt: 1 tròn
P4: Cà tròn * cà tròn--> F1. Cho F1*F1--> F2: 9 dẹt: 6 tròn: 1 dài
P5: Cà tròn * cà tròn--> F1: 1 dẹt: 2 tròn: 1 dài
Theo mình bài tập 1 bạn có thể đi từ F1 mà suy ra,F1 100%tròn cho ta đc điều gì?giống nào là trội,giống nào là lặn,rồi suy ra kiểu gen

bài tập 2 thì có một sự khác thường,tạo sao P là hai loại dẹt và dài thôi mà ở F2 lại có cả trồn nữa=>đây là trường hợp trội ko hoàn toàn,rồi bạn suy ra kiểu gen

bài tập 3,là một dạng khác nữa so với bài 1 và 2,đay là kết quả của phép lai phân tích (phép lai phân tích là dùng giống lai lặn lai với giống trội để kiểm tra xem giống trội co thuần chuẩn ko vd đỏ trội so với trắng ,cho đỏ *trắng nếu kết quả 1 đỏ , 1 trắng => đỏ là ko thuần chuẩn ,nếu kết quả là toàn đỏ =>đỏ thuần chủng )

bài 4 có phần giống với bài 2
bài 5 cũng có phần giống với bài 2
theo m để làm toán dạng này tốt b nên xã định dạng bài trước,trội hoàn toàn hay ko?có hiện tượng di truyền liên kết hay k?rồi xác định trội lặn.v.v
chúc b thi tốt :)
 
Cảm ơn bạn, mình đã làm ra rồi. Nhưng các phép lai này liên quan với nhau chứ không phải ở những bài riêng rẽ. Dù sao cũng cảm ơn bạn.
 
Anh ui, cho em hỏi. Cái bài này là tg tác phải ko anh? Em thấy hơi ngờ ngợ lúc đọc qua đề.
 
Cảm ơn bạn, mình đã làm ra rồi. Nhưng các phép lai này liên quan với nhau chứ không phải ở những bài riêng rẽ. Dù sao cũng cảm ơn bạn.
nhưng mà m thấy nếu như vậy thì hơi kì kì,lạ quá :twisted: bạn nào bik chỉ giáo với
 
Đề thi đại học mà khó thế này chắc mình trật mất :dapchet:
Bài này làm thế nào vậy??:mygod:
 
Bài này là tương tác gen kiểu 9:6:1 mình viết kiểu gen thôi nhé hi:mrgreen:
theo quy luật đã xác định ta quy ước :A_B_:dẹt ; A_bb or aaB_: tròn ; aabb: dài

P1:AAbb x aabb => F1: 100% Aabb => F2:(1AAbb + 2Aabb): 1aabb
P2:AABB x aabb => F1: 100% AaBb =>9:6:1
P3:AABb x AAbb => F1: 50% AABb : 50% AAbb
P4:AAbb x aaBB => F1: 100% AaBb =>9:6:1
P5:Aabb x aaBb => F1: 1AaBb : (1Aabb + 1aaBb) : 1aabb
 
Bài này là tương tác gen kiểu 9:6:1 mình viết kiểu gen thôi nhé hi:mrgreen:
theo quy luật đã xác định ta quy ước :A_B_:dẹt ; A_bb or aaB_: tròn ; aabb: dài

P1:AAbb x aabb => F1: 100% Aabb => F2:(1AAbb + 2Aabb): 1aabb
P2:AABB x aabb => F1: 100% AaBb =>9:6:1
P3:AABb x AAbb => F1: 50% AABb : 50% AAbb
P4:AAbb x aaBB => F1: 100% AaBb =>9:6:1
P5:Aabb x aaBb => F1: 1AaBb : (1Aabb + 1aaBb) : 1aabb
nhưng mà bạn ơi, mình thấy đây chỉ là một cặp tính trạng, bạn làm ab như vậy là mình khó hiếu wá ,cứ nghĩ là hai cặp tính trạng :mrgreen:, mình chưa học tới lai tương tác, nhưng mà mình thấy người ta sử dụng A1, A2,...giả sử bây giờ m dùng A1. A2,.. thì áp dụng đói với bài toán này có đc không?(y)
 
Tương tác gene là 2 hiện tượng gene cùng qui định 1 tính trạng bạn ah, ở bt này thì là hiện tượng tg tác bổ sung kiểu 9:6:1, tức là sự có mặt đồng thời của 2 alen trội trong KG thì KH bhiện ra sẽ là dẹt, còn chỉ có 1 alen trội thì KH sẽ bhiện ra là tròn, ko có alen trội nào thì sẽ bhiện ra dài. Bạn đọc qua SGK 12 để biết thêm chi tiết về hiện tượng tương tác gene và các bt liên quan tới nó bạn nhé. Bạn thấy ở đâu ng ta sử dụng A1, A2 nhỉ? Mình chưa thấy ai sử dụng kiểu này cả, chỉ dùng A, B cho dễ nhìn, dễ hiểu thui:mrgreen:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top