Làm cách nào để có thể đi du học nhanh nhất!

Nguyễn Thu Hiền

Senior Member
Bọn mình thử cùng nhau bàn luận về vấn đề này nhé. Các bạn có thể cùng vào đây tham gia bàn bạc và trao đổi cũng như bật mí những kinh nghiệm săn học bổng. Dưới đây mình sưu tầm kinh nghiệm săn học bổng của bạn lab đến từ Diễn đàn Thanh niên Sinh viên Việt Nam-Kyushu 2003 Vysa of Kyushu , hy vọng bạn có thể tìm thấy điều gì đó bạn đang tìm kiếm. Chúc bạn thành công với ước mơ của mình


Để “săn học bổng”, bạn phải: xác định rõ ngôn ngữ ở trường sẽ theo học, chuyên ngành và nước muốn đến, sau đó tìm kiếm trên Internet các tổ chức và trường học phù hợp. Đặc biệt chú trọng đến các chương trình dành riêng cho du học sinh Việt Nam, đăng ký nhận thông tin về các chương trình học bổng này.

Anh Lê Quốc Thắng, từng làm Ph.D toán tại trường đại học Berkeley, bang California - Mỹ, kể về kinh nghiệm xin học bổng làm Ph.D hoặc Master ở Mỹ: Muốn làm nghiên cứu sinh tại Mỹ có thể xin học bổng Teaching Assisstantship thường dành cho các ngành toán, lý, khoa học máy tính. Theo anh, có lẽ do thiếu thông tin và nghĩ rằng việc xin học bổng phải qua rất nhiều cơ quan, phức tạp nên một số người từ Việt Nam xin học bổng loại này còn rất ít. Trong khi đó, loại học bổng này chỉ cần xin trực tiếp trường đại học mà bạn muốn học.

Nó rất khác với các loại học bổng thường được nhiều người ở Việt Nam xin (như học bổng Fulbright) và cũng rất khác với học bổng ở các nước Châu Âu. Mỗi năm, Mỹ cần khoảng 900-1.00 Ph.D mới về toán, nhiều hơn số Ph.D có quốc tịch Mỹ, do đó rất nhiều người ngoại quốc sau khi lấy Ph.D toán tại Mỹ đã xin được việc làm tại Mỹ. Gọi là học bổng nhưng trên thực tế, bạn làm việc cho trường và bù lại trường cho phép bạn được: miễn đóng học phí, hưởng một khoản tiền 9.000 – 14.000 USSD/năm. Số tiền này đủ đế sống, thậm chí nuôi cả vợ con nếu bạn tiết kiệm. Hơn nữa, vào dịp hè, bạn có thể làm một số việc như: dạy thêm, giữ thư viện, … có thể kiếm thêm được khoảng 2.000 USD nữa.

Nghiên cứu sinh sẽ làm Teaching Assisstant (viết tắt là TA), tức là làm phụ tá cho các giáo sư, hướng dẫn sinh viên giải bài tập. Để xin được học bổng này, bạn phải có bằng cử nhân toán, điểm thi TOEFL trên 550 (có trường đòi 580, có trường 600). Trong trường hợp xuất sắc (có nhiều bài báo khoa học và có người trong khoa chứng nhận bạn khá tiếng Anh, người ta có thể nhận bạn không cần TOEFL), học sẽ bắt thi TOEFL sau khi nhập học ở khoa.

Nhìn chung, nếu đã có một vài bài báo khoa học thì khả năng được nhận sẽ rất cao vì nó chứng tỏ bạn có khả năng nghiên cứu. Hãy chuẩn bị thật kỹ: căn bản chuyên môn thật vững và tiếng Anh. Hãy viết thư cho khoa toán, yêu cầu họ gửi cho bạn một bộ đơn (application forms). Điền vào đơn rồi gửi cùng với các giấy tờ họ yêu cầu. Chọn vài ba trường để gửi, một trường giỏi, một trường khá và một trường trung bình. Địa chỉ các trường có thể hỏi qua một số nghiên cứu sinh đi trước, hoặc xem trên cuốn “Assistantships and Graduate Fellowships in the Mathematical Sciences” (Nhà xuất bản American Mathematical Society, xem tại các thư viện).

Các giấy tờ đòi hỏi trong đơn trông có vẻ phức tạp, nhưng thật ra khá đơn giản. Chủ yếu là: Đơn (theo mẫu). Bản dịch văn bằng tốt nghiệp và bảng điểm. Điểm thi TOEFL. Hai thư giới thiệu của các giáo sư. Một khoản lệ phí xem đơn khoảng 30-50 USD. Đơn phải nộp đúng hạn, thường để xét cho niên khoá 200x/200(x+1) thì bạn phải nộp đơn chậm lắm là tháng 2/200x. Chương trình học ở Mỹ khá mềm dẻo và linh động. Bạn có thể vừa làm Ph.D về toán, vừa học thêm về khoa học máy tính hoặc những ngành khác. Các khoa toán thường khuyến khích nghiên cứu thêm về khoa học máy tính hoặc tài chính, và họ có rất nhiều khoá học về các ngành này. Nếu bạn có khả năng, bạn có thể lấy Ph.D về toán, đồng thời làm cử nhân hoặc Master về Computer Sience. Rất nhiều nghiên cứu sinh sau khi làm Ph.D về toán là ra làm cho các hãng của Mỹ về máy tính hoặc tài chính. Các công ty này rất trọng những người có bằng Ph.D về toán, vì bằng này chứng tỏ khả năng phân tích tốt, biết làm việc độc lập và chăm chỉ. Nếu muốn, bạn có thể học thêm được rất nhiều thứ trong lúc làm Ph.D.

Đinh Hương Ly, cựu học sinh chuyên Anh trường Hà Nội Amsterdam, để tìm được một suất học bổng toàn phần của trường Conecticut Collège tại Mỹ và đang là sinh viên năm thứ nhất của trường này. Đối với giới sinh viên, học bổng toàn phần của Mỹ là học bổng hiếm nhất và khó nhất, thường chỉ “dân chuyên Anh” mới nhận được. Từng đạt giải Ba cấp quốc gia về Tiếng Anh nên Hương Ly khá thuận lợi trong việc tìm học bổng giữa một “rừng” thông tin bằng tiếng Anh trên mạng. Hương Ly khuyên: các bạn đang có nhu cầu tìm học bổng cần phải kiên trì, bởi thông tin trên mạng hiện nay rất nhiều. Tốt nhất là nên tìm hiểu thông tin từ những người đang học ở các nước, sau đó tìm thông tin trên mạng và xác định chọn du học ở châu lục nào. Sau khi tìm được trường đăng ký dự thi thì phải “toàn tâm” với trường đó. Ly kể: “Để thi vào trường Connecticut, bạn phải mất nửa tháng đăng ký, chờ đợi thi TOEFL. Ngoài ra, phải nộp học bạ bậc THCS và PTTH, xin giấy giới thiệu - nhận xét của trường, viết bài luận khoảng 500 – 700 từ kể rõ năng lực đặc biệt của bản thân. Viết bài luận là phần quan trọng nhất bên cạnh các điều kiện khác. Hồi đó, Hương Ly nộp hồ sơ dự thi năm trường ở Mỹ và đạt học bổng toàn phần ở ba trường, Hương Ly chọn trường Connecticut vì điều kiện ăn ở, sinh hoạt thuận lợi hơn. Học bổng toàn phần của trường này là 39.000USD/năm và không kèm theo điều kiện nào sau khi tốt nghiệp.

Việt Anh, sinh viên năm thứ nhất lớp kỹ sư chất lượng cao của trường đại học Bách khoa Hà Nội, là một người giành được học bổng toàn phần chuyên ngành tin học của đại học Kỹ thuật Nanyang ở Singapore, học phí và ăn ở là 24.000 SGD/năm (1SGD tương đương với 9.000 đồng). Việt Anh lên đường sang đảo quốc này ngày 9/7/2003. Cũng giống như Hương Ly, Việt Anh không tìm thông tin du học qua công ty tư vấn mà tham dự các buổi hội thảo du học. Sau khi dự hội thảo do đại học Nanyang tổ chức tại đại học Bách khoa, Việt Anh đã vào website của trường http://www.ntu.edu.sg để tìm thêm thông tin. Những website cung cấp thông tin du học như trang “Trái tim Việt Nam” (http://www.ttvnol.vn) đã hỗ trợ Việt Anh rất nhiều. Theo Việt Anh, Nanyang là một trong những trường hàng đầu về khoa học ở khu vực Châu Á. Khác với hệ thống các trường trên thế giới nói chung và khu vực Châu Á nói riêng, các môn toán, lý được ưu tiên và không yêu cầu thí sinh phải có bằng TOEFL hoặc IELTS. Mặc dù vậy, vốn tiếng Anh vẫn phải đủ để làm hồ sơ, thi viết và trả lời phỏng vấn hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đây là học bổng của Chính phủ Singapore, sau bốn năm học, bạn phải ở lại làm việc thêm ba năm.

Cả Hương Ly và Việt Anh đều cho rằng yếu tố quyết định bạn có tìm được học bổng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của bạn. Nếu bạn muốn chủ động tìm thông tin và nắm bắt được thông tin du học một cách hệ thống, cách tốt nhất là bạn nên tự tìm hiểu thông tin trên mạng và thông tin từ những người đang du học ở các nước.

Để tìm được học bổng quan trọng nhất là phải tu luyện trình độ ngoại ngữ xuất sắc và đáp ứng toàn diện mọi yêu cầu cần thiết để có được một học bổng toàn phần. Nếu không bạn phải có một nguồn tài chính vững chắc hoặc kiếm cơ hội vừa học vừa làm để sinh sống trong quá trình du học.
ST

nai
 
Có những điều kiện khá lý thú sau:
1:Nếu bạn là người du học tự túc thì gia đình bạn phải very nhiều tiền.
2:Nếu bạn muốn các trường đại học đến tuyển thì bạn phải học thật giỏi thôi bạn à?
 
Tôi chả có kinh nghiệm gì vì chưa bao giờ tự kiếm học bổng, nhưng một số điều sau đấy có lẽ các bạn cũng cần tham khảo nếu có ý định du học:
+ Du học ở Đức "hình như" không mất học phí
+ Một số trường ở Mỹ cũng dễ dàng chấp nhận miễn học phí (xem như là học bổng) - chỉ với điểm Toefl, trường càng lớn càng khó xin học bổng toàn phần (vì cạnh tranh ở đây không phải là điểm nữa mà là CV gồm các hoạt động xã hội, các thành tích nổi trội như giải quốc tế này nọ).
+ Nếu đang học đại học ở trường đó mà không có khả năng xin học bổng học tiếp lên hãy mạnh dạn học tự túc, sau 1 hoặc 2 năm cao học thì 99% là bạn sẽ dành được một học bổng Tiến sĩ (tất nhiên nếu có khả năng làm đến đó)
+ Học đại học có thể cố mà học ở trường "lớn" nhưng cao học và tiến sĩ thì nên nhắm vào đề tài và ông thầy hướng dẫn chứ không nên nhắm vào Big Name, cơ hội có học bổng sẽ cao hơn.

Cuối cùng là: Không nên cứ chăm chăm đến cái đích "đi du học" để rồi bỏ qua các cơ hội việc làm khác: ?All that glitters is not gold
Hãy rèn luyện ngoại ngữ, làm tốt công việc của mình đang làm (dù là làm gì) và cơ hội sẽ tự đến với bạn
 
Chúc chị Hiền, cậu Thịnh, bác Lương năm mới sức khỏe dồi dào.
@chị Hiền :hồi đó chị làm sao xin học bổng vậy ? Có phải chị biên soạn cuốn từ điển sinh học anh việt không ?
 
Kinh nghiệm post ở trên là của dân Toán và Anh, trong khi mình học bên Sinh học mà.
Một điều chắc chắn để được học ở ĐH Mỹ là thi đỗ VEF đi. Em nghe chị đại diện VEF nói là chưa có trường hợp nào được học bổng mà bị từ chối "toàn phần" cả.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top