Xin làm và giải thích giúp 1 bài tập về tính số ORF

pioda_no

Junior Member
Khung đọc mở (ORF) được định nghĩa là đoạn trình tự của hệ gen có khả năng được dùng để mã hóa một chuỗi polypeptit. ORF được xác định là đoạn trình tự nằm giữa một bộ ba mã mở đầu (start codon) và một bộ ba mã kết thúc (stop codon) có cùng khung đọc. Có 3 đoạn ADN mạch đơn được tìm thấy ở virút thể ăn khuẩn (phagơ) như sau:
Đoạn ADN 1:
3’-CAGTTACAAGTTTACAATAATTCCCACCGTAATCAAACTGG - 5
Đoạn ADN 2:
3’-CAGTTACAAGTTTACAATAATTCCCACCCTAATCAAACTGG - 5’
Đoạn ADN 3:
5’-CAGTTACAAGTTTACAATAATTCCCACCCTAATCAAACTGG - 3’
Hãy cho biết số khung đọc mở có trong mỗi đoạn ADN sợi kép tương ứng là bao nhiêu?
A.3, 2, 0.
B.2, 2, 1.
C.2, 2, 0.
D.2, 0, 1.
 
Khung đọc mở (ORF) được định nghĩa là đoạn trình tự của hệ gen có khả năng được dùng để mã hóa một chuỗi polypeptit. ORF được xác định là đoạn trình tự nằm giữa một bộ ba mã mở đầu (start codon) và một bộ ba mã kết thúc (stop codon) có cùng khung đọc. Có 3 đoạn ADN mạch đơn được tìm thấy ở virút thể ăn khuẩn (phagơ) như sau:
Đoạn ADN 1:
3’-CAGTTACAAGTTTACAATAATTCCCACCGTAATCAAACTGG - 5
Đoạn ADN 2:
3’-CAGTTACAAGTTTACAATAATTCCCACCCTAATCAAACTGG - 5’
Đoạn ADN 3:
5’-CAGTTACAAGTTTACAATAATTCCCACCCTAATCAAACTGG - 3’
Hãy cho biết số khung đọc mở có trong mỗi đoạn ADN sợi kép tương ứng là bao nhiêu?
A.3, 2, 0.
B.2, 2, 1.
C.2, 2, 0.
D.2, 0, 1.
Mình chọn đáp án B nhưng chưa biết giải thích.
À, tiện thể cho mình hỏi:
phage: hình như được dịch là thực khuẩn thể thì phải, còn nếu đọc theo tiếng Anh thì là feɪdʒ chứ sao lại phagơ nhỉ?
 
Khung đọc mở (ORF) được định nghĩa là đoạn trình tự của hệ gen có khả năng được dùng để mã hóa một chuỗi polypeptit. ORF được xác định là đoạn trình tự nằm giữa một bộ ba mã mở đầu (start codon) và một bộ ba mã kết thúc (stop codon) có cùng khung đọc. Có 3 đoạn ADN mạch đơn được tìm thấy ở virút thể ăn khuẩn (phagơ) như sau:
Đoạn ADN 1:
3’-CAGTTACAAGTTTACAATAATTCCCACCGTAATCAAACTGG - 5

Đoạn ADN 2:
3’-CAGTTACAAGTTTACAATAATTCCCACCCTAATCAAACTGG - 5’
Đoạn ADN 3:
5’-CAGTTACAAGTTTACAATAATTCCCACCCTAATCAAACTGG - 3’
Hãy cho biết số khung đọc mở có trong mỗi đoạn ADN sợi kép tương ứng là bao nhiêu?
A.3, 2, 0.
B.2, 2, 1.
C.2, 2, 0.
D.2, 0, 1.


đáp án là A
cách giải như sau: bạn đi tìm xem là có các ORF, ORF được xác định là đoạn trình tự nằm giữa một bộ ba mã mở đầu (start codon) và một bộ ba mã kết thúc (stop codon) có cùng khung đọc (tức là có bộ 3 5'-ATG-3' (mở đầu), 5'-TAA-3' hoặc 5'-TAG-3' hoặc 5'-TGA-3' (kết thúc), cùng khung đọc là khoảng các giữa bộ mở đầu và kết thúc là số nu = bội số của 3)

xét trên từng mạch nhé:
xét mạch 3 trước cho dễ:
mạch 3: không có khung đọc mở do không tồn tại bộ 3 ATG trên mạch 5'->3', và không tồn tại bộ ba ATG trên mạch bổ sung với mạch đã cho trong bài (hay tươnng ứng với bộ 3: 5'-CAT-3' trên đầu bài). vậy kết quả là 0.
mạch 1: trên mạch có chiều 3'-5', tìm bộ 3 5'-ATG-3' (hay là ta tìm 3'-GTA-5', sau đó tìm các bộ 3 kết thúc chỉ tìm đc TAA, nhưng chúng lại không cùng khung đọc nên không phải là ORF)
tiếp theo
ta tìm tiếp các khung đọc mở trên mạch bổ sung với mạch đề bài cho thì tìm được các bộ 3 mở đầukết thúc và lại xem chúng có cùng khung đọc không. có 1 điều chú ý là TAC.(12 nu)..ATT.(9 nu)..ATC ta thấy chúng cùng khung đọc, nhưng chỉ là 1 ORF thôi vì khi dịch mã, ribosome gặp bô 3 ATT thì nó đã kết thúc dịch mã rồi, polypeptide chỉ đến đây thôi
....
cuối cùng ta chỉ thấy mạch kép 1 chỉ có 2 ORF thôi,
làm tương tự với mạch 2 nhé
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top